Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Đồ án phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần địa tin học việt nam (Trang 51)

II. Các khoản đầu tư tà

2.6.2.Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tài sản là yếu tố sống còn và không thể thiếu ở bất kỳ doanh nghiệp nào để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, nó được hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau. Trước hết là vốn bản thân chủ sở hữu gồm vốn góp ban đầu và vốn bổ sung trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, sau đó là từ các khoản đi vay và nợ hợp pháp, cuối cùng là từ các khoản vay nợ bất hợp pháp (chiếm dụng vốn). Vì vậy, muốn quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành một cách liên tục và có hiệu quả thì việc đảm bảo đầy

đủ nhu cầu về tài sản là vấn đề cần thiết, do vậy cần phải có các biện pháp tài chính thiết thực để huy động, hình thành các nguồn tài trợ tài sản.

Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh là việc xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp (tài sản ngắn hạn và nguồn tài trợ tạm thời, tài sản dài hạn với nguồn tài trợ thường xuyên).

2.6.2.1. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo tính ổn định của nguồn tài trợ.

Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn theo tính ổn định của nguồn tài trợ được thực hiện dựa trên cơ sở phân chia nguồn hình thành nên tài sản sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thành 2 loại tương ứng với thời gian luân chuyển tài sản là: nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn.

Xét trên góc độ ổn định, thì nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp được chia thành 2 loại : Nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ tạm thời.

- Nguồn tài trợ thường xuyên hay nguồn vốn thường xuyên (NVTX) là nguồn tài trợ doanh nghiệp sử dụng thường xuyên và lâu dài vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn tài trợ thường xuyên của doanh nghiệp bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay, vốn thanh toán trung hạn và dài hạn (trừ vay và nợ quá hạn)

- Nguồn tài trợ tạm thời hay nguồn vốn tạm thời (NVTT) là nguồn tài trợ mà doanh nghiệp sử dụng tạm thời vào hoạt động kinh doanh trong thời gian ngắn. Nguồn tài trợ tạm thời gồm các khoản vay ngắn hạn, nợ ngắn hạn, các khoản vay quá hạn và nợ quá hạn, các khoản chiếm dụng bất hợp pháp của người bán, người mua, người lao động… Dưới góc độ này, cân bằng tài chính được thể hiện qua đẳng thức :

TS ngắn hạn + TS dài hạn = Nguồn tài trợ TX + Nguồn tài trợ TT

Hay: TS ngắn hạn - Nguồn tài trợ TT = Nguồn tài trợ TX - TS dài hạn (nguồn tài trợ tạm thời chính là nợ ngắn hạn)

Ta có bảng sau:

Bảng 2.20 (đơn vị: đồng) Nguồn tài

trợ

Gía trị Tài sản Gía trị

Cuối năm Đầu năm Cuối năm Đầu năm

xuyên 2 7 hạn 1.Vốn chủ sở hữu 4.939.944.428 2.965.086.587 1.TSCĐ 398.683.588 528.080.248 2.Nợ dài hạn 48.783.874 146.250.000 2.TSDH khác 1.489.330 10.091.996 II.Tạm thời 2.647.721.993 3.493.323.580 II.TS ngắnhạn 7.187.493.503 5.920.237.923 1.Nợ ngắn hạn 2.647.721.993 3.493.323.580 1.Tiền vàcác KTĐT 1.727.799.148 1.875.587.876 2.Các khoản phải thu khác 1.580.000.00 0 280.000.000 3.Hàng tồn kho 3.879.694.355 3.764.650.047 4.TSDH khác Nhận xét: Qua bảng 2.20, Ta thấy:

Chênh lệch nguồn tài trợ thường xuyên trên tài sản dài hạn theo số tuyệt đối: + Đầu năm: 3.111.336.587 – 538.172.244 = 2.573.164.343 ( đồng)

+ Cuối năm: 4.988.728.302 – 400.172.918 = 4.588.555.384 ( đồng)

Chênh lệch nguồn tài trọ tạm thời trên tài sản ngắn hianj theo số tuyệt đối: + Đầu năm: 3.493.323.580 – 5.920.237.923 = - 2.426.914.343 ( đồng) + Cuối năm: 2.647.721.993 – 7.187.493.502 = - 4.539.771.510 (đồng)

Ta thấy, nguồn tài trợ thường xuyên luôn lớn hơn tài sản dài hạn, cho thấy công ty Cổ phần Địa tin học Việt Nam đã sử dụng nguồn tài trợ thường xuyên rất tốt, nguồn vốn này được dùng cho đầu tư tài sản dài hạn và một phần tài sản ngắn hạn ; hạn chế việc sử dụng nguồn vốn tạm thời. Chứng tỏ khả năng tài chính của công ty rất an toàn.

2.6.2.2.Phân tích các chỉ tiêu khác.

Ngoài các chỉ tiêu trên, để đánh giá mức độ đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, ta còn tính một số chỉ tiêu sau:

Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng vốn kinh doanh, nợ phải trả chiếm mấy phần.

Tỷ suất nợ = Nợ phải trả (ANV) x100,% (2-10) Tổng nguồn vốn Thay số, ta có: + Số Đầu năm: Tỷ suất nợ = * 100% = 54,09% + Số cuối năm: Tỷ suất nợ = * 100% = 34,9%

Qua việc tính toán tỷ suất nợ của công ty, ta thấy tỷ suất nợ của công ty cuối năm giảm so với đầu năm là 19,19%, chứng tỏ cuối năm công ty sức ép tài chính giảm hơn nhiều so với đầu năm, do các khoản nợ phải trả giảm.

• Tỷ suất tự tài trợ:

Tỷ suất tự tài trợ: phản ánh trong một đồng vốn kinh doanh mà doanh nghiệp đang sử dụng có bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu.

Tỷ suất tự tài trợ = * 100% (2-11) -Số đầu năm:

Tỷ suất tự tài trợ = *100% = 45,91% -Số cuối năm:

Tỷ suất tự tài trợ = *100% = 65,1%

Qua việc tính toán tỷ suất tự tài trợ của công ty ở đầu năm và cuối năm, cho ta thấy ở thời điểm cuối năm công ty giảm được sự phụ thuộc về tài chính hơn đầu năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Hệ số tài trợ thường xuyên:

Hệ số tài trợ thường xuyên = *100% ;(%) (2-12) -Sồ đầu năm :

Hệ số tài trợ thường xuyên = *100% = 48,17% -Số cuối năm:

Hệ số tài trợ thường xuyên = * 100% = 65,75% • Hệ số tài trợ tạm thời: Hệ số tài trợ tạm thời = *100% ; (% ) (2-13) -Số đầu năm: Hệ số tài trợ tạm thời = * 100% = 54,09% -Số cuối năm: Hệ số tài trợ tạm thời = * 100% = 34,9% • Tỷ suất đầu tư:

Tỷ suất đầu tư = *100% ; (%) (2-14) -Số đầu năm:

Tỷ suất đầu tư = * 100% = 8,18% -Số cuối năm:

Tỷ suất đầu tư = * 100% = 5,25%

Từ việc tính toán tỷ suất đầu tư của cả đầu năm và cuối năm, ta thấy tỷ suất đầu tư cuối năm nhỏ hơn so với tỷ suất đầu tư đầu năm là 2,93% ; cho thấy công ty không trang bị thêm tài sản cố định trong năm 2013.

2.6.3.Phân tích khả năng thanh toán của công ty Cổ phần Địa tin học Việt Nam năm 2013

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tình trạng sẵn sang của doanh nghiệp trong việc trả các khoản nợ. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá tiềm lực tài chính của doanh nghiệp trong thời điểm nhất định. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp không chỉ là mối quan tâm của bản than doanh nghiệp, mà còn là mối quan tâm của các nhà đầu tư, các chủ nợ và cơ quan quản lý.

Tình hình thanh toán của Công ty phản ánh rõ nét chất lượng hoạt động tài chính của Công ty. Nếu hoạt động tài chính tốt, công ty sẽ ít công nợ,ít bị chiếm dụng vốn cũng như ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại, nếu hoạt động tài chính kém sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản công nợ phải thu, phải trả sẽ kéo dài.

Bằng việc phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của doanh nghiệp các nhà phân tích có thể đánh giá được chất lượng hoạt động tài chính, nắm được việc chấp hành kỷ luật thanh toán, đánh giá được sức mạnh tài chính hiện tại, tương lai cũng như dự đoán được tiềm lực trong thanh toán và an ninh tài chính của doanh nghiệp.

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đánh giá thông qua việc phân tích một số chỉ tiêu sau:

Một phần của tài liệu Đồ án phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần địa tin học việt nam (Trang 51)