Giảm các chi phí kinh doanh để thu hút các nhà đầu tư Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020 (Trang 72)

Hiện nay, các chi phí kinh doanh của Việt Nam còn khá cao so với một số nước đang cạnh tranh như giá điện, nước, chi phí vận chuyển, chi phí thuê mặt bằng… Đây cũng là một nguyên nhân khiến đầu tư vào Việt Nam có nhiều trở ngại. Chính vì vây, Chính phủ cần có một số biện pháp nhằm giảm thiểu các chi phí này như ban hành giá điện nước hợp lý, kiên quyết giảm cước viễn thông so với các nước trên thế giới. Chính phủ cần phải có cơ chế để tách các lĩnh vực điện, viễn thông thành những lĩnh vực độc quyền. Như trong ngành viễn thông thì hệ thống đường trục, thu phí kết nối thì Nhà nước vẫn phải nắm giữ, ngành điện thì vẫn phải

giữ hệ thống truyền tải điện. Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp khác tham gia vào các lĩnh vực này, điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp độc quyền, không để cho giá bán, giá thành ảnh hưởng tiêu cực đến mặt bằng giá.

3.3.7. Giải pháp xúc tiến đầu tư và triển khai các dự án đầu tư

Việt Nam cần xây dựng và công bố sớm danh mục các dự án đầu tư khả thi trong thời kỳ mới theo hướng khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút FDI vào các ngành mà nước ta có thế mạnh về tài nguyên nguyên liệu, lao động và phát triển kết cấo hạ tầng, cụ thể là theo thứ tự ưu tiên các ngành:

+ Công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu.

+ Công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng thay thế hàng nhập khẩu. + Công nghệ cao, công nghệ thông tin, viễn thông.

+ Công nghiệp dầu khí, điện lực. + Công nghiệp cơ khí.

+ Công nghiệp hàng điện tử.

+ Xây dựng, dịch vụ XNK, dịch vụ phân phối, giải trí…

Định kỳ 6 tháng, chính phủ các bộ ngành, UBND tỉnh thành liên quan cần tổ chức cuộc họp với các nhà đầu tư đang có dự án hoạt động tại Việt Nam để lắng nghe ý kiến, trao đổi, tháo gỡ vướng mắc, hỗ trợ và giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh. Đây cũng là biện pháp có ý nghĩa rất quan trọng để vận động đầu tư có hiệu quả và có sức thuyết phục đối với các nhà đầu tư mới. Việt Nam và Hàn Quốc cũng có thể tiến hành thực hiện chương trình Sáng kiến chung tương tự như chương trình “Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản” nhằm tăng cường xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Việt Nam cũng cần tăng cường khuyến khích đầu tư của các công ty đa quốc gia, công ty xuyên quốc gia, công ty toàn cầu. Việc tiếp nhận đầu tư có nhiều cơ hội nhận sự chuyển giao công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm tổ chức quản lý kinh doanh, đào tạo đội ngũ lao động, tăng khả năng cạnh tranh và có nhiều cơ hội tiếp cận, hội nhập với kinh tế thế giới.

Về triển khai thực hiện dự án đầu tư, cần nhanh chóng giải phóng mặt bằng, chuẩn bị đất đai như quy định rõ ràng thời gian giải phóng mặt bằng, chi phí từng bên, vấn đề cưỡng chế di rời… để giảm chi phí chuẩn bị dự án là một trong những biện pháp hữu hiệu huy động FDI vào Việt Nam .

3.3.8. Giải pháp về phía đối tác Việt Nam

Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nâng cao trình độ chuyên môn, hiểu biết về phong tục tập quán, lối sống của bên đối tác, đồng thời phải rèn luyện tác phong làm việc công nghiệp, khoa học có hiệu quả.Trong các doanh nghiệp liên doanh với Hàn Quốc, phía đối tác Việt Nam đã bộc lộ rõ những hạn chế về khả năng quản lý, điều hành. Những hạn chế đó từ đó dẫn đến việc không hoàn thành nhiệm vụ, trách nhiệm được giao. Mặt khác, do trình độ chuyên môn, trình độ quản lý khác nhau nên giữa Việt Nam và đối tác Hàn Quốc có sự bất đồng trong việc ra quyết định, nhiều quyết định mang tính thời cơ bị bỏ lỡ do thiếu dứt khoát và quyết đoán. Chính những điều này là một trong những nguyên nhân chính làm cho hiệu quả sử dụng vốn không cao, có nhiều dự án đã bị giải thể mà nguyên nhân từ mâu thuẫn trong công việc giữa hai bên đối tác.

Các dự án triển khai hiện nay phần góp vốn bằng hiện vật hoặc bằng tiền của Việt Nam là rất ít, trong đó giá trị vốn góp chủ yếu là quyền sử dụng đất chiếm đến 90%, 8 – 9% là giá trị nhà xưởng, tài sản hiện có và chỉ 1 – 2% bằng tiền, mà giá đất ở thị trường Việt Nam hiện nay lại quá cao là nguyên nhân khiến đối tác Hàn Quốc và các đối tác nước ngoài rất ngần ngại. Vì vậy cần có những giải pháp như sau:

- Mở rộng nguồn vốn đối ứng đầu tư trực tiếp nước ngoài, từ phía doanh nghiệp là đối tác Việt Nam như: Huy động vốn nhàn rỗi trong dân, đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước. Cổ phần hoá sẽ cho phép các doanh nghiệp Nhà nước mở nguồn tài chính để góp vốn liên doanh với các công ty nước ngoài thay vì chủ yếu dựa vào giá trị quyền sử dụng đất như hiện nay. Cổ phần hoá cũng tạo điều kiện nâng cao trình độ của đội ngũ quản lý Việt Nam giúp

họ sẵn sàng tham gia vào bộ máy quản lý của xí nghiệp liên doanh và nâng cao vai trò của đối tác Việt Nam trong các doanh nghiệp liên doanh với Hàn Quốc.

KẾT LUẬN

Hàn Quốc mới chỉ đầu tư vào Việt Nam từ năm 1992 trở lại đây nhưng đã trở thành một trong những nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam.Vốn đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam đã góp phần không nhỏ vào phát triển cơ sở hạ tầng, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động Việt Nam, đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội.

Hiện nay, Việt Nam và Hàn Quốc đã nâng tầm quan hệ lên tầm Chiến lược. Chính phủ Hàn Quốc cũng kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam. Các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng rất quan tâm tới Việt Nam thông qua số lượng dự án và số lượng vốn đầu tư thêm cho các dự án. Xu hướng đầu tư trong thời gian tới của các doanh nghiệp Hàn Quốc đang chuyển hướng vào Việt Nam theo chiều sâu theo một số lĩnh vực như: dịch vụ, công nghệ cao, xây dựng và bất động sản.

Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc đang trở thành một nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước trong thời gian tới. Việt Nam cần nghiên cứu những vướng mắc và khó khăn của các doanh nghiệp Hàn Quốc để giải quyết, tạo cơ hội cho các nhà đầu tư Hàn Quốc. Hơn nữa cần có những chính sách để duy trì và phát triển mối quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc trên cở sở mối quan hệ hợp tác chiến lược.

Bài khóa luận đã nghiên cứu tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc tại Việt Nam, tìm hiểu và đánh giá thực trạng FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam, đánh giá những thành công và hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế để đưa ra những biện pháp nhằm thúc đẩy thu hút FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam. Để tận dụng hiệu quả nguồn vốn, công nghệ và trình độ kỹ thuật cao từ Hàn Quốc nói riêng và từ các quốc gia phát triển khác trên thế giới nói chung, Việt Nam cần xây dựng một môi trường đầu tư lành mạnh, cạnh tranh công bằng và xây dựng nền cơ sở hạ tầng hiện đại, cải cách hành chính, môi trường thông tin chính sách kinh tế vĩ mô, tránh những điều chỉnh bất ngờ khó lường trước để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI cùng đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Kỷ yếu 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại

Việt Nam.

2. Phùng Xuân Nhạ (2013), Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Lý luận và

Thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Thanh (2000), Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự

phát triển kinh tế bền vững của các nước Đông Á và bài học đối với Việt Nam,

Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường đại học Thương mại, Hà Nội.

4. Võ Thanh Thu (2008), Kỹ thuật đầu tư trực tiếp nước ngoài, NXB Thống Kê. 5. Tổng cục thống kê (2010), Niêm giám thống kê Việt Nam năm 2010, NXB

Thống kê, Hà Nội.

6. Tổng cục thống kê (2011), Niêm giám thống kê Việt Nam năm 2011, NXB Thống kê, Hà Nội.

7. Tổng cục thống kê (2012), Niêm giám thống kê Việt Nam năm 2012, NXB Thống kê, Hà Nội.

8. Tổng cục thống kê (2013), Niêm giám thống kê Việt Nam năm 2013, NXB Thống kê, Hà Nội.

9. Vân Bùi Thúy Vân (2012), Tập bài giảng Kinh tế quốc tế phần 1, Học viện

Chính sách và Phát triển.

10.Nguyễn Tiến Dỵ (Chủ biên) (2012), Kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020:

Chiến lược – Kế hoạch – Dự báo, NXB Thống Kê

Các website: 1. http://www.wto.org/ 2. http://www.vcci.com.vn/ 3. http://fia.mpi.gov.vn/ 4. http://koreaexim.go.kr/ 5. http://www.dautunuocngoai.com.vn/

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020 (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)