Định hƣớng thu hút FDI của Việt Nam nói chung

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020 (Trang 62)

Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và định hướng trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 cần ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành kinh tế trọng điểm. Trên cơ sở đó thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ nguồn; gia tăng xuất khẩu, tạo việc làm, phát triển công nghiệp phụ trợ, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển mạng lưới giao thông. Một số định hướng thu hút FDI vào ngành kinh tế cụ thể như sau:

Ngành Công nghiệp – Xây dựng:

- Khuyến khích thu hút FDI vào các ngành công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông, vi điện tử và công nghệ sinh học; chú trọng thu hút công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc;tạo điều kiện ưu đãi để được nhận chuyển giao công nghệ hiện đại từ các nước chủ đầu tư; đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D).

- Khuyến khích thu hút FDI vào ngành công nghiệp phụ trợ nhằm làm giảm các chi phí đầu vào,cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành công nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước. Để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, cần tạo điều kiện để các dự án sản xuất lắp ráp các sản phẩm công nghiệp nhanh chóng mở rộng quy mô và thị trường tiêu thụ.

Ngành dịch vụ:

- Ngành dịch vụ có nhiều tiềm năng thu hút FDIvào Việt Nam, góp phần quan trọng nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, Việt Nam từng bước mở cửa các lĩnh vực dịch vụ theo các cam kết quốc tế như lĩnh vực dịch vụ phân phối, du lịch, nhà hàng, … tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.Thu hút FDI vào các lĩnh vực dịch vụ trên cũng tạo điều kiện cho các lĩnh vực dịch vụ khác phát triển như dịch vụ tài chính ngân hàng, dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, y tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, …

- Khuyến khích vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành du lịch, y tế, giáo dục và đào tạo. Mở cửa theo lộ trình các lĩnh vực dịch vụ nhạy cảm như tài chính ngân hàng, vận tải, viễn thông, bán buôn và bán lẻ và văn hóa.

- Khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật bằng các phương thức thích hợp bao gồm: BTO, BOT, BT. Tập trung phát triển cảng biển, cảng hàng không, đường cao tốc, đường sắt, viễn thông, xử lý cấp nước, thoát nước… nhằm góp phần nâng cao hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng nhanh của nền kinh tế.

Để đạt được các mục tiêu định hướng trên, Việt Nam cần thực hiện theo đúng các cam kết WTO, mở cửa đối với một số lĩnh vực dịch vụ, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào phát triển hạ tầng.

Ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp:

- Khuyến khích FDI vào phát triển công nghiệp sinh học để tạo ra các giống cây, con vật có năng suất cao, chất lượng cao đưa vào sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Khuyến khích FDI vào phát triển công nghệ chế biến thực phẩm, công nghệ bảo quản thực phẩm để nâng cao giá trị sản phẩm, tạo ra thị trường tiêu thụ nông sản ổn định, đặc biệt là thị trường xuất khẩu.

- Khuyến khích doanh nghiệp FDI tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật trong ngành nông, lâm nghiệp như: các công trình thủy lợi, sản xuất phân bón, thuốc vảo vệ thực vật, hệ thống giao thông nội đồng…

3.1.2.2. Định hướng thu hút FDI theo vùng

Trong những năm tới, vốn FDI vẫn sẽ tập trung vào những địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi, nhất là những vùng kinh tế trọng điểm. Để tăng cường thu hút FDI vào những vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, tạo sự phát triển cân đối vùng miền, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng; thì nhà nước cần có những chính sách bên ưu đãi đầu tư tại các địa phương đó, đồng thời phải tăng cường đầu tư xây dựng nhanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật,

đường giao thông, điện, nước ở các vùng kinh tế khó khăn bằng nguồn vốn nhà nước, hoặc huy đông vốn ODA và vốn tư nhân.

Thực hiện thu hút FDI đầu tư vào các khu kinh tế, khu công nghiệp đã được Chính phủ phê duyệt ở các tỉnh trên cả nước sẽ góp phần đẩy nhanh việc thu hẹp khoảng các phát triển giữa các vùng.

3.1.2.3. Định hướng thu hút FDI theo đối tác

Nguồn vốn FDI của các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia vào Việt Nam chủ yếu đến từ các quốc gia Châu Á bao gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore… Do đó, để nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI, bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh thu hút FDI từ các nước Châu Á, cũng cần đẩy mạnh thu hút FDI từ Mỹ và liên minh Châu Âu EU.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020 (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)