- Tốc độ giải ngân vốn còn chậm
Lượng vốn đầu tư của các doanh nghiệp Hàn Quốc hầu như có tăng trưởng qua các năm nhưng tốc độ tăng không đồng đều. Những năm lượng vốn đầu tư giảm đi đột biến hoặc tăng chậm là do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế khu vực và thế giới. Nhìn chung từ năm 1988 đến nay, lượng vốn FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam bị giảm sút mạnh vào hai giai đoạn là năm 1998 (do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế cuối năm 2007) và giai đoạn 2008-2009 ( do khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu). Trong số các dự án đầu tư có khoảng 20% doanh nghiệp Hàn Quốc có số vốn từ 10 triệu USD đến hàng tỷ USD và 80% còn lại có vốn vài triệu USD. Tốc độ giải ngân nguồn vốn của các doanh nghiệp Hàn Quốc còn chậm, đạt 26,7%, thấp hơn nhiều các quốc gia khác khi đầu tư vào Việt Nam nhưNhật Bản là
59,75%. Một số khó khăn mà các doanh nghiệp Hàn Quốc gặp phải trong đầu tư vào Việt Nam như dự án đang hoạt động phải ngừng lại do không đủ vốn đầu tư, dự án bị thu hồi giấy phép do không thể triển khai,…
- Cơ cấu FDIkhông đều giữa các ngành, các địa phương
Về cơ cấu ngành, số dự án trong các ngành nông, lâm ngư nghiệp giảm đáng kể và chiếm tỷ trọng rất nhỏ; số dự án trong lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là dịch vụ đang gia tăng gây mất cân đối nghiêm trọng. Một số dự án chỉ quan tâm nhiều tới lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, bất động sản, kinh doanh khách sạn mà chưa quan tâm nhiều cải thiện cơ sở hạ tầng, giải quyết các vấn đề môi trường và phát triển nguồn nhân lực.
Về cơ cấu vùng, hiện nay các dự án đầu tư đã có mặt ở 48 tỉnh trong cả nước. Tuy nhiên, đa số các dự án tập trung ở những vùng có cơ sở hạ tầng tốt, giao thông thuận tiện như miền Nam và vùng Đồng Bằng sông Hồng. Các tỉnh có nhiều dự án và vốn đầu tư lớn của Hàn Quốc là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai. Các cùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn như: Tây Nguyên, Tây Bắc, Đồng Bằng Sông Cửu Long, Duyên Hải Miền Trung, Đông Bắc thì số lượng dự án tương đối ít, chỉ có một số dự án quy mô nhỏ. Đây cũng là hạn chế lớn khi vốn FDI chỉ tập trung vào những vùng có điều kiện kinh tế thuận lợi sẽ càng làm mất cân đối phát triển giữa các địa phương và cả nước.
- Cạnh tranh trong thu hút FDI ngày càng gay gắt
FDI là một nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế, do đó cạnh tranh trong thu hút FDI đến từ các nước trong khu vực như Singapore, Trung Quốc, Thái Lan,… ngày càng gay gắt. Thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam được xếp vào loại cao trong khu vực, chiếm tới 50% lợi nhuận của các công ty. Hệ thống pháp luật nước ta đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn nhiều khâu thủ tục hành chính rườm rà, không thống nhất. Bên cạnh đó, nền công nghiệp phụ trợ chưa phát triển cũng gây khó khăn cho các nhà đầu tư khi phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài hoặc đưa từ nước chủ đầu tư sang. Trong khi đó, một số nước có
lợi thế hơn Việt Nam về công nghệ, nguồn vốn lớn, trình độ lao động cao hơn. Đây chính là những khó khăn khi thu hút FDI của Hàn Quốc và các nước khác vào Việt Nam.
- Xung đột giữa nhà đầu tư Hàn Quốc và lao động Việt Nam
Xung đột do vi phạm lao động là tình trạng thường diễn ra giữa các nhà đầu tư nước ngoài và lao động trong nước. Các vi phạm về lao động như không xây dựng thang bảng lương, quy chế trả lương, thưởng hoặc chậm trả lương, nợ lương, hay không đóng bảo hiểm xã hội, chế độ lao động không an toàn,… Hàn Quốc đang trở thành quốc gia đầu tư hàng đầu tại Việt Nam. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm lao động xảy ra ngày một nhiều. Các cuộc đình công chủ yếu xảy ra trên địa bàn các tỉnh phía Nam, nơi có khá đông doanh nghiệp Hàn Quốc hoạt động. Nhiều doanh nghiệp trả lương không tương xứng với công sức lao động bỏ ra, không chấp hành đúng thỏa ước lao động. Ngoài ra, không đảm bảo các điều kiện an toàn, vệ sinh lao động, tăng ca quá mức, sa thải hoặc chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật đối với người lao động…cũng là một trong những nguyên nhân khiến lao động bức xúc và dẫn đến đình công.