Đặc tính lỗi của đường truyền không dây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp đánh giá và cải thiện hiệu năng giao thức TCP cho mạng máy tính (Trang 92)

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây lỗi cho việc truyền thông tin bằng đường truyền không dây (sóng điện từ), chẳng hạn: hiện tượng fa-đin (fading),

ảnh hưởng của địa hình, các yếu tố môi trường, can nhiễu v.v. Lỗi cũng có thể xảy ra do sự chuyển cuộc gọi trong các hệ thống truyền thông được tổ chức kiểu tế bào, khi các thiết bị truyền thông di chuyển từ tế bào này sang tế bào khác, làm cho kết nối bị gián đoạn. Bản thân sự di động cũng có thể làm mất các gói số liệu khi người dùng di động ra khỏi vùng thu/phát tin cậy của các trạm cơ sở, nhất là trong các mạng di động mà các tế bào ít hoặc không gối lên nhau.

Nhìn chung, đặc trưng lỗi của đường truyền không dây là tính chất bùng nổ và hay bị gián đoạn thất thường. Trong trạng thái đường truyền tốt, tỉ suất lỗi bit (BER) thường cao hơn so với đường truyền có dây một vài bậc. Trong trạng thái đường truyền xấu, BER có thể cao đến mức làm cho hầu hết gói tin TCP gửi đi bị lỗi. Sự

gián đoạn của kết nối đi qua đường truyền không dây cũng có thể thay đổi trong một miền rất rộng, từ vài chục tới vài trăm mili giây, thậm chí tới hàng phút.

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về lỗi đường truyền nói chung và lỗi đường truyền không dây nói riêng; dưới đây, chúng tôi xin dẫn ra một số giá trị của tỉ suất lỗi bit BER và thời gian chuyển cuộc gọi thường được sử dụng trong các nghiên cứu

đánh giá hiệu năng mạng bằng mô phỏng hoặc mô hình hàng đợi.

• Trong đường truyền dùng cáp đồng, BER = 10-5 .. 10-7 [31].

• Trong đường truyền cáp quang, BER = 10-8 .. 10-12 [9], [18], [48].

• Trong đường truyền không dây, BER nằm trong khoảng 10-2 .. 10-6 [9], [34].

• Thời gian chuyển cuộc gọi trong hầu hết các hệ thống truyền thông di động hiện nay, thường từ vài chục tới vài trăm mili giây [25].

Xác định đặc tính lỗi của đường truyền không dây là một vấn đề quan trọng, bởi

đó là một trong vài tham số chủ yếu ảnh hưởng đến hầu hết các giao thức ở tất cả

các tầng mạng [15]. Trong nghiên cứu bằng phương pháp thực nghiệm (đo), lập mô hình giải tích, hoặc mô phỏng, đặc tính lỗi của đường truyền thường gắn với giao thức ở một tầng mạng nhất định. Chính vì vậy, người ta thường sử dụng một sốđơn vịđo mức độ lỗi khác nhau, thí dụ:

− Bit Error Rate (BER): tỉ suất lỗi bit, là đơn vị lỗi thường được sử dụng.

− Frame Error Rate (FER): tỉ suất lỗi gói tin ở tầng Liên kết dữ liệu.

− Packet Error Rate (PER): tỉ suất lỗi gói tin ở tầng Liên mạng, hoặc tầng Giao vận (tuỳ theo ngữ cảnh).

Tại mục 5.2, Chương 5, chúng tôi trình bày về một số mô hình lỗi thường được sử dụng trong nghiên cứu đánh giá hiệu năng mạng bằng mô phỏng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp đánh giá và cải thiện hiệu năng giao thức TCP cho mạng máy tính (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)