Mô hình cửa sổ trượt với sự biên nhận từng gói số liệ u

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp đánh giá và cải thiện hiệu năng giao thức TCP cho mạng máy tính (Trang 76)

Tại đây, chúng ta ký hiệu N là số gói số liệu được phép đi vào mạng. Theo cơ

chế điều khiển lưu lượng bằng cửa sổ trượt, một gói số liệu chỉ được phép đi vào mạng nếu khi đó trong mạng có ít hơn N gói số liệu. Giả sử rằng các biên nhận truyền trở về bên nguồn có quyền ưu tiên cao nhất và thời gian trễ là không đáng kể. Nhờ giả thiết này, chúng ta có thểđưa ra một mô hình tương đối đơn giản cho việc

điều khiển lưu lượng theo cơ chế cửa sổ, với việc biên nhận riêng rẽ cho từng gói số

liệu, được trình bày trên hình 3.8.

Hình 3.8 Mô hình điều khiển lưu lượng bằng cửa sổ trượt; Biên nhận riêng rẽ cho từng gói số liệu

Trên hình 3.8, nguồn S và đích D được nối với nhau qua dãy hàng đợi 1, 2, ..., M.

Đường đi cho các biên nhận từđích về nguồn là một hàng đợi nhân tạo có ghi nhãn M+1, hàng đợi này cũng có tốc độ phục vụλ, chính bằng tốc độđến mạch ảo. Như

vậy, chúng ta có một hệ thống hàng đợi đóng, trong đó có một số cốđịnh N gói số

liệu lưu chuyển theo vòng tròn. Nếu có N gói số liệu đang đi dọc theo M hàng đợi ở

phía trên, thì hàng đợi M+1 bên dưới sẽ rỗng, không có gói số liệu để phục vụ. Điều này mô phỏng cho trạng thái nút nguồn S bị chặn, các gói số liệu đến S khi hàng đợi của nó không còn chỗ trống nào. Khi một trong N gói số liệu đang được vận chuyển dọc theo các hàng đợi bên trên đến đích D, ngay lập tức nó sẽ xuất hiện tại hàng đợi M+1 (đây chính là giả thiết đã nêu ở trên về thời gian trễ của biên nhận từ đích về

S với tốc độ là λ, có phân bố Poisson. Vì thế nguồn S lại có thể phân phát các gói số

liệu vào mạng cũng với tốc độλ, có phân bố Poisson. Điều này luôn luôn xảy ra nếu tổng số gói số liệu trên đường đi từ S tới D nhỏ hơn N, các gói số liệu còn lại được chứa trong hàng đợi nhân tạo M+1.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp đánh giá và cải thiện hiệu năng giao thức TCP cho mạng máy tính (Trang 76)