Các thiết bị chưng cất nước bằng năng lượng mặt trời được nghiên cứu và triển khai ứng dụng nhằm cung cấp nước ăn, uống cho nhân dân vùng hải đảo và vùng nước chua phèn, đặc biệt là cung cấp nước ngọt cho chiến sĩ ở quần đảo Trường Sa. Ngoài ra nước chưng cất còn phục vụ cho công nghiệp tráng gương và sản xuất ắc qui.
- Loại thứ nhất: Hệ thống xây tại chỗ, diện tích vào khoảng 10 – 40m2. Đối với miền Bắc, năng suất vào khoảng 3 -4 lít/m2/ngày vào mùa đông và 4-5 lít/m2/ngày vào mùa hè.
Hình 2.10 Thiết bị chưng cất nước của Viện Thủy điện và năng lượng tái tạo Việt Nam
Hình 2.11 Hệ thống lắp đại tại Bình Đại gồm 3 modul, mỗi modul có diệnt ích đón nắng 4m2.
- Loại thứ hai: Là thiết bị dạng khay, có thể di chuyển được, diện tích bộ thu của thiết bị này thường là 1m2. Rất thuận tiện cho việc cung cấp nước cho bộ đội trên đảo.
Có khoảng 8 hệ thống chưng cất nước loại cố định và khoảng 50 thiết bị chưng cất nước dạng khay đã được lắp đặt ứng dụng. Hệ thống này bao gồm 1 mặt hứng ánh nắng chiếu vào khay chứa nước mặn hay nước nhiễm bẫn. Nước được làm nóng bốc hơi đọng trên màng kính và được dẫn đến bình chứa nước.Nếu nước nhiễm bẩn quá mức còn có thêm hộp than hoạt tính nhằm lọc nước sạch hơn
Tuy nhiên, nhược điểm của thiết bị chưng cất nước bằng NLMT so với thiết bị chưng cất nước bằng điện, than hoặc dầu là thiết bị cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích lắp đặt và tuổi thọ thấp. Nên cho đến nay, các thiết bị đã lắp đặt hầu hết không còn hoạt động