Dự báo tai biến môi trƣờng trong qui hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá biến đổi chất lượng môi trường trong sử dụng đất các khu đô thị và công nghiệp thành phố Hải Phòng (Trang 124)

Hải Phòng cũng như một số vùng khác ở nước ta, do vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, cấu tạo nền địa chất và các yếu tố khác, nên thường xuyên chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy các dạng biến đổi khí hậu xảy ra ở Hải Phòng theo nguồn gốc phát sinh, có thể chia ra các nhóm: biến đổi khí hậu liên quan đến động đất, trượt lở đất, hoạt động của biển, hoạt động hỗn hợp sông- biển, biến đổi khí hậu toàn cầu. Do vậy cần phải có những dự báo tai biến môi trong trong các qui hoạch phát triển kinh tế, xã hội, qui hoạch sử dụng đất...trên kết quả nghiên cứu của các đề tài khoa học đã chứng minh.

* Dự báo ô nhiễm tràn dầu đối với phát triển công nghiệp của thành phố

112

* Dự báo nước biển dâng và diện ngập đối trên địa bàn thành phố

%DIEN NGAP 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 % DIEN NGAP 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 D

DỰỰBBÁÁO NƯO NƯỚỚC BIC BIỂỂN DÂNG VN DÂNG VÀÀDIDIỆỆN NGN NGẬẬP TRÊN ĐP TRÊN ĐỊỊA BA BÀÀN THN THÀÀNH PHNH PHỐỐHHẢẢI PHÒNGI PHÒNG

Hình 3.63. Dự báo nước biển dâng và diện ngập thành phố Hải Phòng

* Dự báo ô nhiễm môi trường từ phát triển giao thông đô thị trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2020

DỰBÁO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC THÀNH PHỐHẢI PHÒNG

113

3.5.2. Giải pháp về quy hoạch môi trƣờng

Để quy hoạch môi trường đi vào thực tế, có ý nghĩa trở thành công cụ để quản lý tài nguyên môi trường, trước hết chúng ta cần khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động này đối với các thành phần quản lý khác. Điểm xuất phát phải bắt đầu từ việc bảo vệ môi trường là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế xã hội; nếu chỉ nhấn mạnh đến vấn đề phát triển kinh tế xã hội trước mắt thì việc áp dụng các chỉ số môi trường vào các dự án quy hoạch lúc này chỉ mang tính chất hình thức.

Với quan điểm phát triển bền vững, quy hoạch môi trường được thực hiện để: Giúp các nhà quản lý có cái nhìn tổng thể về môi trường sinh thái (tự nhiên và nhân văn) trên lãnh thổ của mình dưới quan điểm của các nhà môi trường học, từ đó đưa ra các định hướng phát triển trên cơ sở tích hợp nhiều chính sách phát triển chuyên ngành khác. Trong trường hợp các quy hoạch chuyên ngành đã được xây dựng trước thì quy hoạch môi trường giúp cảnh báo, điều chỉnh và đưa ra phương án đề phòng;

Các quy hoạch chuyên ngành dùng sản phẩm quy hoạch môi trường để tìm kiếm phương án hài hòa về phát triển kinh tế cũng như bảo vệ môi trường;

Giúp các quy hoạch chuyên ngành khác tham khảo để loại trừ các rủi ro về sự cố môi trường và đề ra các giải pháp xử lý;

Quy hoạch môi trường có thể coi là một mô hình lý tưởng mà khi có những thành phần khác tham gia vào, chúng ta có thể biết được điều gì sẽ xảy ra;

Những giải pháp trong quy hoạch môi trường nhắm tới mục tiêu cải thiện chất lượng môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và giữ được tốc độ phát triển kinh tế.

Quy hoạch môi trường hoàn toàn không xung đột với các quy hoạch khác về chức năng nhiệm vụ. Nó là sản phẩm khách quan về hoạch định các chính sách trên quan điểm của môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; đưa ra các giải pháp giám sát môi trường để bảo vệ các giá trị môi trường có tính quan trọng và quyết định chức năng toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên – nhân văn (tính trội của hệ thống) của lãnh thổ và vùng lân cận.

Chính vì vai trò quan trọng của nó đối với chức năng chung của một vùng, nên quy hoạch môi trường cần phải được làm trước hoặc làm càng sớm càng tốt,

114

song song với các quy hoạch chuyên ngành khác. Sự tham gia của các nhà môi trường xuyên suốt các dự án quy hoạch chuyên ngành là rất cần thiết.

3.5.3. Giải pháp qui hoạch sử dụng đất bền vững

Trong thiên niên kỷ mới, hệ thống quản lý đất đai sẽ phải đối mặt với những thách thức mới như biến đổi khí hậu, thiếu lương thực, khan hiếm năng lượng, thảm họa thiên tai, khủng hoảng toàn cầu…Tất cả những thách thức này đều liên quan đến vấn đề quản lý đất đai, trong đó những chuyên gia đất đai đóng vai trò chủ chốt. Việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam đã được pháp lý hoá trong Luật Đất đai và các văn bản dưới Luật. Nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất là phân bổ quỹ đất phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường; đồng thời bảo đảm việc sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả. Khung pháp lý về quản lý đất đai hiện nay yêu cầu phải cân nhắc các phương án quy hoạch khác nhau trong mối quan hệ với các vấn đề kinh tế - xã hội và môi trường, cũng như phải thu hút sự tham gia và góp ý của mọi đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp ở cấp cơ sở cho từng phương án quy hoạch này.

Quy hoạch sử dụng đất lồng ghép với các yếu tố bảo vệ môi trường là quy hoạch sử dụng đất trong đó các yếu tố môi trường được quan tâm và đề cập từ khi triển khai quy hoạch sử dụng đất để đảm bảo sự gắn bó chặt chẽ giữa sử dụng hiệu quả tài nguyên đất có tính đến các yếu tố bảo vệ môi trường. Mục tiêu của cách tiếp cận này là lồng ghép các yếu tố môi trường và biến đổi khí hậu vào quá trình lập quy hoạch, tăng cường sự tham gia của cộng đồng, nghĩa là sử dụng một cách tiếp cận linh hoạt hơn để bảo đảm quy hoạch sử dụng đất phù hợp với các điều kiện và xu thế của từng địa phương.

* Vai trò của quy hoạch sử dụng đất lồng ghép:

Góp phần đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững trong mọi quyết định liên quan đến việc sử dụng đất đai (tức là đảm bảo đất đai được sử dụng theo hướng phát triển bền vững);

Góp phần tiết kiệm chi phí bảo vệ môi trường: ngăn ngừa các tác hại ngoài dự kiến đối với môi trường (do không tính toán đầy đủ từ giai đoạn hình thành quyết định sử dụng đất đai v.v.), có các biện pháp chủ động phòng ngừa các tác hại gây ra cho môi trường;

115

Góp phần nâng cao nhận thức của các chủ thể có liên quan (bao gồm cán bộ quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, người dân) trong việc bảo vệ môi trường: nâng nhận thức của họ lên tầm cao hơn (có chiều sâu trong tư duy)…đưa vấn đề bảo vệ môi trường trở thành vấn đề gần gũi, gắn kết mật thiết với hành vi của từng chủ thể trong quá trình sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ, sinh hoạt của mình;

Thực hiện tốt chủ trương lồng ghép đất đai và môi trường là giải pháp quan trọng đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững trong mọi ngành, mọi lĩnh vực của nền kinh tế cũng như của toàn xã hội;

Nội dung lồng ghép các yếu tố môi trường, biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất

* Về cách tiếp cận:

+ Về quản lý: Cần thành lập một tổ công tác bao gồm các chuyên gia về môi trường, về quy hoạch sử dụng đất và phải xây dựng một kế hoạch hành động chung.

+ Về kỹ thuật: Đây là mảng chính trong nội dung lồng ghép, tức là cách thức thực hiện lồng ghép. Đây bao gồm các nội dung như: cần áp dụng tiêu chuẩn môi trường nào, xác định dữ liệu hiện trạng, xác định các yêu cầu bảo vệ môi trường, đánh giá tác động như thế nàov.v…

* Nguyên lý lồng ghép các yếu tố bảo vệ môi trƣờng

Xác định các mục tiêu phát triển trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và các quy hoạch/kế hoạch ngành có tác động tới môi trường;

Xác định các vấn đề về môi trường, xu thế môi trường, điểm nóng môi trường của khu vực quy hoạch. Đây là các yếu tố sẽ được dùng để xác định hiện trạng môi trường của khu vực và được đưa vào phần dữ liệu hiện trạng của quá trình lập quy hoạch;

Xác định biện pháp lập quy hoạch giúp cải thiện/giải quyết một số vấn đề về môi trường, ví dụ: thiết lập cơ sở hạ tầng môi trường, di dời, phục hồi khu vực bị ô nhiễm, thiết lập vùng đệm v.v…

Lựa chọn tiêu chuẩn môi trường sẽ được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng môi trường của các phương án quy hoạch;

Mô tả chi tiết các tác động về mặt môi trường của phương án quy hoạch chính; Xây dựng kế hoạch cụ thể về bảo vệ môi trường cho kỳ quy hoạch.

116

* Nguyên lý lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu

Tập hợp dữ liệu liên quan đến khí hậu như một phần của khảo sát dữ liệu nền từ đầu quy trình;

Đánh giá cơ bản về khả năng bị thương tổn do biến đổi khí hậu của vùng; Đánh giá tiềm năng đất đai liên quan đến nguy cơ bị tổn thương do biến đổi khí hậu;

Đánh giá môi trường trong các phương án quy hoạch sử dụng đất để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và ngược lại;

Giám sát triển khai Quy hoạch sử dụng đất gồm cả việc giám sát với ứng phó với biến đổi khí hậu.

3.5.4. Xây dựng “Bộ tiêu chí lồng ghép các yếu tố bảo vệ môi trƣờng”; “Bộ tiêu chí phát triển đô thị bền vững”; “Bộ tiêu chí đánh giá khu công nghiệp, cụm công nghiệp phát triển bền vững”

Việc qui hoạch sử dụng đất phải phù hợp với chức năng môi trường của từng khu đất, tránh tình trạng vượt quá sức chịu tải ô nhiễm môi trường; khai thác sử dụng tài nguyên đất không vượt quá khả năng đáp ứng. Cần xem xét lợi ích về kinh tế - xã hội trước khi chuyển đổi qui hoạch sử dụng đất. Đồng thời, phải dành quỹ đất xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và ứng phó, thích nghi với thiên tai và biến đổi khí hậu.

Ðô thị hóa, công nghiệp hóa bền vững phải xuất phát từ quan điểm tổng hòa phát triển bền vững giữa kinh tế, xã hội, ổn định môi trường sinh thái và bảo đảm cho một tổ chức liên kết không gian chặt chẽ giữa đô thị - nông thôn. Do vậy việc xây dựng hệ thống các “Bộ tiêu chí về lồng ghép các yếu tố bảo vệ môi trường”, “Bộ tiêu chí phát triển đô thị bền vững”, “Bộ tiêu chí đánh giá khu công nghiệp, cụm công nghiệp phát triển bền vững” cần được nghiên cứu và thực hiện.

Trong chuyên đề nghiên cứu về "Phân tích chính sách đô thị hóa trong quá trình đô thị hóa tác động đến phát triển bền vững ở Việt Nam" thuộc Chương trình Thiên niên kỷ 21 do UNDP tài trợ, đã đề xuất mười nhóm tiêu chí bền vững trong quá trình đô thị hóa gồm: (1) Phân bố và quy hoạch đô thị phù hợp với các vùng địa lý và điều kiện sinh thái tự nhiên, bảo vệ môi trường; (2) Nền kinh tế đô thị phát triển ổn định và bền vững nhằm tạo nhiều việc làm đô thị ổn định, bền vững cho

117

mọi thành phần kinh tế và mọi người dân đô thị; (3) Trình độ dân trí đô thị và nguồn lực phát triển đủ mạnh; (4) Trình độ quản lý phát triển đô thị đủ mạnh và bền vững; (5) Dịch vụ đô thị đáp ứng yêu cầu cuộc sống đô thị ngày càng cao; (6) Cơ sở hạ tầng xã hội đô thị đầy đủ, ổn định và phát triển bền vững; (7) Cơ sở hạ tâng kỹ thuật đô thị đầy đủ, ổn định và phát triển bền vững; (8) Lồng ghép quy hoạch môi trường trong quy hoạch đô thị; (9) Huy động sự tham gia của cộng đồng người dân đô thị trong công tác quy hoạch, phát triển và quản lý đô thị; (10) Hợp tác, phối hợp điều hành vùng hợp lý, hiệu quả, cùng có lợi và cùng phát triển.

Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững khu công nghiệp, cụm công nghiệp không nằm ngoài ba mục tiêu của phát triển bền vững cần được xem xét ở một số tiêu chí sau:

- Vị trí địa lý của khu công nghiệp: Lợi thế về bố trí địa lý của KCN, CCN là tiền đề giúp cho các doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh tế theo vị trí. Các điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, gần các trục đường giao thông, bến cảng, nhà ga, sân bay, sự hấp dẫn về thị trường các yếu tố đầu vào (nguyên vật liệu, nguồn nhân lực) và thị trường tiêu thụ sản phẩm,... có ảnh hưởng quan trọng đến sự lựa chọn đầu tư của các doanh nghiệp.

- Chất lượng qui hoạch khu công nghiệp: Tiêu chí này nhằm đảm bảo tính chất bền vững ngay từ giai đoạn đầu của quá trình qui hoạch, sử dụng và phát triển KCN, CCN. Nó thể hiện ở tính hợp lý, đồng bộ, khoa học, thực tiễn và hiệu quả trong qui hoạch các yếu tố chủ đạo của KCN, CCN như xác định các lĩnh vực và ngành thu hút đầu tư, đất đai, các khu chức năng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, điện, nước, thông tin, viễn thông, dịch vụ,... nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế, bảo vệ và cải thiện môi trường, và thu hút lao động.

- Diện tích đất và tỉ lệ lấp đầy KCN, CCN: Tiêu chí này được xem xét căn cứ vào mục tiêu qui hoạch và điều kiện hoạt động của KCN, CCN (vị trí địa lý, yêu cầu của các ngành công nghiệp, khả năng phát triển và các điều kiện về giao thông vận tải, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ (nội địa, xuất khẩu). Mức độ sử dụng đất KCN, CCN đo bằng tỉ lệ diện tích KCN, CCN đã cho các doanh nghiệp thuê so với tổng diện tích KCN, CCN.

118

- Tổng số vốn đăng ký, vốn đầu tư thực hiện: Tổng số vốn đăng ký và tỉ lệ vốn đầu tư thực hiện trong tổng số vốn đăng ký của các doanh nghiệp FDI và trong nước vào KCN, CCN; vốn đầu tư bình quân của một dự án và vốn đầu tư bình quân trên một ha đất.

- Kết quả và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN, CCN:

Các chỉ tiêu cụ thể: tổng doanh thu; tổng giá trị gia tăng; tỷ lệ giá trị gia tăng so với tổng doanh thu; kim ngạch xuất khẩu và tỉ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước; thu nhập bình quân tính trên 1 đơn vị lao động, trên 1 ha.

3.5.5. Xây dựng hệ thống phần mềm và dữ liệu trong ngành tài nguyên và môi trƣờng

Hiện nay, số liệu quan trắc môi trường, cơ sở dữ liệu về đất đai đã có của Hải Phòng hầu như chưa được quản lý một cách thống nhất. Số liệu phần lớn được lưu giữ trong phần mềm M. Access, M. Exel mà chưa có một phần mềm riêng biệt để quản lý và cập nhật. Điều này gây ra những khó khăn nhất định trong việc quản lý và lưu giữ thông tin cũng như sử dụng thông tin cho các mục đích khác nhau.

Bên cạnh đó, các phần mềm GIS như Map Info, Arcview, Arc GIS cũng được các cơ quan nghiên cứu sử dụng trong quản lý dữ liệu. Ưu điểm của các phần mềm này là quản lý được cả dữ liệu không gian cũng như dữ liệu thuộc tính. Đây là các phần mềm chuyên dụng phù hợp với mục đích của các nhà quản lý tài nguyên và môi trường. Sử dụng phần mềm vừa đáp ứng được nhu cầu quản lý, cập nhật các loại dữ liệu rất đa dạng từ hệ thống trạm quan trắc môi trường, các cơ sở dữ liệu về đất đai, từ đó tích hợp số liệu sẽ hỗ trợ các nhà quản lý trong việc đánh giá hiện

Một phần của tài liệu Đánh giá biến đổi chất lượng môi trường trong sử dụng đất các khu đô thị và công nghiệp thành phố Hải Phòng (Trang 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)