0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Hiện trạng sử dụng đất và định hƣớng phát triển các KĐT, KCN

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỔI CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TRONG SỬ DỤNG ĐẤT CÁC KHU ĐÔ THỊ VÀ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (Trang 48 -48 )

2.5.1. Hiện trạng sử dụng đất và định hƣớng phát triển các khu đô thị

36

Thành phố Hải Phòng là đô thị loại I, có 7 quận là: Ngô Quyền, Hồng Bàng, Lê Chân, Hải An, Dương Kinh, Đồ Sơn, Kiến An và 8 huyện ngoại thành là: Kiến Thụy, An Dương, Thủy Nguyên, An Lão, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Cát Hải và huyện đảo Bạch Long Vỹ; Theo số liệu thống kê năm 2010, toàn thành phố có 33.958,31ha đất đô thị, chiếm 22,29% diện tích tự nhiên, phân bố ở 7 quận và 11 thị trấn của các huyện gồm thị trấn: Minh Đức, Núi Đèo, An Dương, An Lão, Trường Sơn, Núi Đối, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Cát Hải, Cát Bà, Bạch Long Vĩ.

Quỹ đất dành cho chỉnh trang và xây dựng mới các khu dân cư cả đô thị và nông thôn vẫn tiếp tục mở rộng. Khu nội thành cũ cần quy hoạch tầng cao trung bình 3-5 tầng, mật độ xây dựng khoảng 50%, hệ số sử dụng đất 1,5- 2,5 lần. Việc bố trí đất ở trong các khu dân cư, trung tâm xã được gắn liền đồng bộ với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch, các công trình dịch vụ và vui chơi giải trí,… đã làm cho diện mạo các khu dân cư ngày càng khang trang hiện đại hơn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người dân địa phương.

2.5.1.2. Định hướng phát triển các khu đô thị

Theo Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2050: dân số toàn thành phố khoảng 2.400.000 người; Trong đó đô thị trung tâm là 2.100.000 người và dân số các đô thị vệ tinh là 300.000 người

Quy mô đất xây dựng đô thị đến năm 2015 khoảng: 23.000-24.000 ha, với chỉ tiêu là 145m2

/người; Quy mô đất xây dựng đô thị đến năm 2025 khoảng: 47.500 - 48.900ha, với chỉ tiêu là 160m2/người tại đô thị trung tâm; Trong đó đất dân dụng sẽ đạt 17.100ha, với chỉ tiêu là 70-84m2/người.

 Hình thành 7 đô thị vệ tinh: Minh Đức, Núi Đèo, An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Núi Đối, Cát Bà và 6 thị trấn: Quảng Thanh, Lưu Kiếm, Hòa Bình, Hùng Thắng, Tam Cường, Bạch Long Vĩ. Trong thời kỳ quy hoạch sẽ giải toả thị trấn Cát Hải để xây dựng cảng Lạch Huyện;

 Đối với Khu đô thị mới Bắc Sông Cấm sẽ phát triển thành Trung tâm Hành chính - Chính trị mới của thành phố; Hình thành Khu Trung tâm Tài chính - Thương mại - Dịch vụ mới hiện đại. Dự kiến năm 2025: 251.000 người với diện tích 728 ha.

 Mở rộng về phía Đông: khai thác hết quỹ đất xây dựng các khu nhà ở mới tại quận Hải An. Diện tích khoảng 1.008 ha.

 Mở rộng về phía Đông Nam dọc đường Phạm Văn Đồng: hình thành Khu đô thị mới đường 353, sân gôn Đồ Sơn và khu giáo dục đào tạo, nghỉ dưỡng ven vành đai xanh sông Đa Độ. Diện tích khoảng 1.899 ha.

37

 Mở rộng về phía Tây, Tây Bắc: phát triển đô thị công nghiệp công nghệ cao (An Hồng, Lê Thiện, Đại Bản...), phát triển khu quận Hồng Bàng mở rộng sang huyện An Dương, hình thành một khu dân dụng lớn và khu đào tạo, nghỉ dưỡng ở cửa ngõ Thành phố. Diện tích khoảng 1.570 ha;

 Mở rộng về phía Nam: phát triển khu quận Kiến An thành khu đô thị mới, khu du lịch mới, trên cơ sở khai thác khu cảnh quan sông Lạch Tray, núi Thiên Văn. Diện tích khoảng 770 ha.

2.5.2. Hiện trạng sử dụng đất và định hƣớng phát triển các KCN

2.5.2.1. Hiện trạng sử dụng đất

Hải Phòng là một trong 5 địa phương có quy mô công nghiệp lớn nhất cả nước. Giá trị sản xuất công nghiệp Hải Phòng (tính theo giá so sánh năm 1994) năm 2010 đạt 43.289,3 tỷ đồng, chiếm 5,2% tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước. GDP công nghiệp năm 2010 đạt 9.676 tỷ đồng, chiếm 4% tổng GDP công nghiệp cả nước. Năm 2009, thành phố Hải Phòng có 13.063 cơ sở sản xuất, phần lớn trong số chúng tập trung ở khu vực thành phố và huyện Thuỷ Nguyên. Trên địa bàn Hải Phòng có ba khu công nghiệp lớn được thành lập theo quyết định của Thủ tướng chính phủ. Đó là khu công nghiệp Nomura (153ha), Đình Vũ (164ha) và khu công nghiệp Đồ Sơn (150ha). Thêm vào đó là các khu công nghiệp nhỏ khác được thành lập theo quyết định của UBND thành phố Hải Phòng. Công nghiệp Hải Phòng phát triển chủ yếu ở khu vực phía bắc của thành phố. Nhiều khu công nghiệp địa phương với cơ sở hạ tầng tốt đang thu hút nhiều nhà máy như: Hồng Bàng với công nghiệp cơ khí, đóng tàu và sản xuất thép, Lê Chân với các nhà máy sản xuất hàng hoá vừa và nhỏ, Ngô Quyền với chế biến thuỷ sản, Kiến An tập trung các nhà máy cơ khí nhỏ, xe máy, da giầy, may mặc.., huyện An Dương tập trung hoá chất, cơ khí và khu công nghiệp Nomura, Thuỷ Nguyên tập trung sản xuất ximăng, kim loại màu, đóng và sửa chữa tàu... Cát Hải và Đồ Sơn tập trung vào chế biến nước mắm, du lịch, các huyện còn lại tập trung vào các nhà máy công nghiệp nhỏ khác. Bảng 2.7 trình bày số cơ sở sản xuất công nghiệp nhà nước trên địa bàn Hải Phòng phân chia theo các thành phần kinh tế.

Bảng 2.6. Một số đặc điểm công nghiệp của Hải Phòng

38

Số cơ sở công nghiệp

- Khu vực kinh tế Nhà nước - Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước - Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 10.094 81 9.963 50 11.944 47 11.793 104 12.638 41 12.466 131 13.063 43 12.869 151

Số lao động của các cơ sở (ngƣời)

- Khu vực kinh tế Nhà nước - Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước - Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 108.627 39.761 59.823 9.043 154.963 34.275 94.326 26.362 204.912 38.005 109.232 57.676 204.096 35.858 103.758 64.480

Nguồn: Cục Thống kê Hải Phòng năm 2010

Bảng 2.6 cho thấy số cơ sở công nghiệp khu vực ngoài Nhà nước chiếm tỷ lệ chủ yếu trong ngành công nghiệp của thành phố, khoảng 98.5% số cơ sở. Tuy nhiên, số lượng lao động hoạt động trong các cơ sở công nghiệp ngoài Nhà nước chiếm tỷ lệ khoảng 51%. Điều này cho thấy có rất nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ thuộc thành phần kinh tế ngoài nhà nước đang hoạt động và việc tuân thủ luật bảo vệ môi trường đối với các sơ sở sản xuất này là rất khó quản lý.

2.5.2.2. Định hướng phát triển các khu công nghiệp

Theo Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt qui hoạch phát triển các khu công nghiệp Việt Nam đến 2015 và định hướng đến năm 2020, trong đó thành phố Hải Phòng có 04 KCN với tổng diện tích là 430ha, đồng thời mở rộng 02 KCN đã có với diện tích là 400ha. Ngày 01/02/2008, Thủ tướng Chính phủ đã có điều chỉnh, bổ sung 16 KCN thành phố Hải Phòng trong qui hoạch các KCN Việt Nam đến 2015 và định hướng đến 2020 (công văn số 180/TTg-CN); Ngày 27/7/2011 tại công văn số 1255/TTg-KTN của Thủ tưởng Chính phủ đã đồng ý bổ sụng KCN Cầu Cựu trong danh sách các KCN trong qui hoạch các KCN Việt Nam (tổng số có 17 KCC được ưu tiên thành lập mới đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, với tổng diện tích gần 10.000ha). Tuy nhiên khi thành lập Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải theo Quyết định số 69/2011/QĐ- TTg ngày 13/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ thì Khu kinh tế (KKT) Đình Vũ - Cát Hải bao gồm cả 4 khu đô thị - công nghiệp là: KCN Đình Vũ, Khu đô thị và dịch vụ VSIP, KCN Nam Đình Vũ (bao gồm cả Nam Đình Vũ 1, Nam Đình Vũ 2); Khu đô thị và công nghiệp Tràng Cát). Như vậy đến năm 2011, thành phố Hải Phòng còn 13 KCN và 01 KKT. Hiện nay có 09 KCN đã được thành lập và đang đi vào hoạt động, trong đó có 06 KCN đang hoạt động với tổng diện tích 1.267ha và đã cho thuê đất được gần 500 ha (chiếm 39,5% so với diện tích KCN đang hoạt

39

động và 6,13% so với tổng diện tích quy hoạch của 16 KCN được Thủ tướng chính phủ phê duyệt trước 2011); có 03 KCN được thành lập mới gồm: Khu phi thuế quan và KCN Nam Đình Vũ (khu 1), KCN Nam Đình Vũ (khu 2) với diện tích 2.000ha (toàn bộ là đất lấn biển) và KCN An Dương diện tích 800ha (GĐ1 là 209ha); Trong 9 KCN đã đi vào hoạt động, có KCN Nomura với 153ha đã được xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật, hệ thống xử lý nước thải, thu hút đầu tư lấp đầy 100%; KCN Đình Vũ giai đoạn I diện tích 164 ha đã lấp đầy 86%. KCN Đồ Sơn đã hoàn chỉnh nhà máy xử lý nước thải tập trung, tỷ lệ lấp đầy khoảng 60%.

Theo qui hoạch địa điểm xây dựng các khu, cụm công nghiệp Hải Phòng do Sở Xây dựng thành phố Hải Phòng lập; Hải Phòng có 38 CCN được quy hoạch từ 20 ha đến trên 500 ha, trong đó: 13 CCN được thành lập trên cơ sở hiện trạng do lịch sử để lại (được hình thành và hoạt động đã từ lâu, nay được khoanh vùng lại để quản lý) với tổng diện tích là 2.296 ha (CCN nhỏ nhất có diện tích là 46ha, lớn nhất là 405ha). Hiện tại có một số CCN đã thực hiện đầu tư hạ tầng kỹ thuật với kinh phí 1.200.000 USD và 99 tỷ đồng (Vĩnh Niệm; An Lão; Tân Liên, Quán Trữ); có 05 cụm đã thu hút đầu tư lấp đầy 90-100% diện tích (Vĩnh Niệm, An Lão, Quán Trữ, Tân Liên A và Tàu thủy An Hồng); 21 cụm công nghiệp đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết hoặc đã được dự kiến địa điểm.

Các khu, cụm công nghiệp thuộc khu vực ngoại thành chủ yếu tập trung ở các huyện: Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Lão, An Dương, Kiến Thụy, Thủy Nguyên

Theo quy hoạch, định hướng phát triển công nghiệp Hải Phòng sẽ được phát triển với tốc độ nhanh, theo hướng hiện đại, năng động, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao góp phần đưa Hải Phòng trở thành thành phố công nghiệp văn minh, hiện đại trước năm 2020; là một trong những trung tâm công nghiệp lớn của cả nước. Cụ thể là tỷ trọng công nghiệp xây dựng trong GDP của thành phố đến năm 2020 chiếm 36-38% (trong đó công nghiệp chiếm 21-32%), tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị công nghiệp giai đoạn 2011- 2020 đạt trên 19% năm. Tốc độ phát triển của ngành công nghiệp chủ lực, có lợi thế, tiềm năng lớn đạt mức cao hơn tốc độ của toàn ngành công nghiệp và trên 1,5 lần bình quân cả nước. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của công nghiệp đạt từ 20-22% năm, kim ngạch xuất khẩu chiếm trên 80% kim ngạch xuất khẩu của thành phố và đạt 4,5-5 tỷ USD vào năm 2020.

Ngoài phát triển các KCN, còn hình thành các cụm, điểm công nghiệp vừa và nhỏ gắn với dịch vụ có quy mô từ 10 - 15ha ở các các huyện, đầu mối giao thông

40

với mục đích giải quyết nhu cầu phát triển công nghiệp của địa phương. Đồng thời thúc đẩy phát triển mở rộng và bảo tồn các làng nghề truyền thống, hình thành các khu tiểu thủ công nghiệp tập trung ở từng xã, ưu tiên giải quyết mặt bằng xây dựng cơ sở hạ tầng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Đối với các KCN, CCN nằm trong nội thị: hạn chế mở rộng diện tích, chủ yếu cải tạo đổi mới thiết bị, công nghệ; Có kế hoạch di chuyển nhanh những cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường hoặc điều kiện sản xuất không thích hợp ra khỏi nội thành.

41

Chƣơng 3 - ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT

VÀ MÔI TRƢỜNG CÁC KHU ĐÔ THỊ, KHU CÔNG NGHIỆP

THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2005-2010

3.1. Biến động sử dụng đất thành phố Hải Phòng giai đoạn 2005-2010 3.1.1. Hiện trạng sử dụng đất thành phố Hải Phòng năm 2005 3.1.1. Hiện trạng sử dụng đất thành phố Hải Phòng năm 2005

Theo kết quả tổng kiểm kê quỹ đất tính tới 01/01/2005, tổng diện tích tự nhiên thành phố Hải Phòng là 152.189 ha, trong đó, thành phố mới sử dụng 79,55% diện tích đất đai, diện tích đất chưa sử dụng chủ yếu là: đất đồi núi 907,8 ha; đất mặt nước 1078,44ha, đất ven sông 9.916 ha, đất chuyên dùng về dân cư, thuỷ lợi, giao thông, khai thác nguyên liệu chiếm khoảng 14%. Hiện trạng sử dụng đất của thành phố được phân bố theo mục đích sử dụng đất như sau:

+ Nhóm đất Nông nghiệp có diện tích 86.682 ha, gồm: - Đất nông nghiệp: 53.398 ha

- Đất lâm nghiệp: 21.609 ha

- Đất nuôi trồng thuỷ sản: 11.316 ha - Đất làm muối: 219 ha

- Đất nông nghiệp khác: 139 ha

+ Nhóm đất phi nông nghiệp: 60.429 ha, gồm: - Đất ở: 12.229 ha

- Đất chuyên dùng: 21.200 ha - Đất tôn giáo tín ngưỡng: 254 ha - Đất nghĩa trang: 953 ha

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 25.542 ha - Đất phi nông nghiệp khác: 251 ha

+ Nhóm đất chưa sử dụng: 5.064 ha + Nhóm đất có mặt nước biển: 473 ha

Trong đó, đất sử dụng cho đô thị gồm 5 quận và vùng lân cận trong phạm vi bán kính 15-20 km như sau: tổng diện tích đất là 26.000 ha, trong đó, đất xây dựng đô thị là 4.506,57 ha chiếm 74% so với tổng diện tích tự nhiên nội thành 5.856 ha, bình quân 92,27 m2/người

42

43

44

3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất thành phố Hải Phòng năm 2010

Theo kết quả thống kê đất đai đến ngày 31/12/2010, thành phố Hải Phòng có diện tích tự nhiên là 152.337,95 ha phân theo mục đích sử dụng như sau:

+ Đất nông nghiệp: 83.754,05 ha chiếm 54,98 %, gồm: - Đất trồng lúa: 46.057,05 ha.

- Đất lâm nghiệp: 21.142,26 ha.

- Đất nuôi trồng thủy sản: 11.904,08 ha. - Đất làm muối: 182,70 ha.

- Đất nông nghiệp khác: 283,28 ha.

+ Đất phi nông nghiệp: 64.863,54 ha chiếm 42,58 % - Đất ở: 13.390,89 ha, chiếm 20,64% đất phi nông nghiệp.

- Đất tôn giáo tín ngưỡng: 293,87 ha, chiếm 0,45% đất phi nông nghiệp. - Đất nghĩa trang nghĩa địa: 1.124,41 ha, chiếm 1,73% đất phi nông nghiệp. - Đất sông, suối và mặt nước chuyên dùng: 24.389,10 ha, chiếm 37,60% đất phi nông nghiệp.

- Đất phi nông nghiệp khác: 38,43 ha, chiếm 0,06% đất phi nông nghiệp. + Đất chưa sử dụng: 3.720,36 ha chiếm 2,44 %, bao gồm:

- Đất bằng chưa sử dụng: có diện tích là 2.433,06 ha, chiếm 65,41% diện tích đất chưa sử dụng, phân bố nhiều ở huyện Cát Hải (521,24 ha), Tiên Lãng (465,63 ha), Đồ Sơn (345,64 ha). Diện tích đất bằng chưa sử dụng phân bố manh mún vì vậy khó có thể khai thác đưa vào sử dụng cho các mục đích một cách hiệu quả.

- Đất đồi núi chưa sử dụng: có diện tích là 422,16 ha, chiếm 11,34 % diện tích đất chưa sử dụng của thành phố. Loại đất này phân bố nhiều nhất ở huyện Thủy Nguyên (151,06 ha), Cát Hải (157,99 ha). Núi đá không có rừng cây: có diện tích là 865,14 ha, chiếm 23,24 % diện tích đất chưa sử dụng của thành phố. Loại đất này phân bố nhiều ở các huyện Thủy Nguyên (469,28 ha), Cát Hải (394,34 ha).

Ngoài ra, Hải Phòng có đất ngoài địa giới hành chính nằm ở khu vực

bãi triều, với diện tích 567,99 ha chiếm 0,37% tổng diện tích tự nhiên của

thành phố tập trung ở các xã ven biển như: Kiến Thụy 241,79 ha, Cát Hải

26,00 ha, Bạch Long Vĩ 300,20 ha. Diện tích này chủ yếu là đất mặt nước ven

biển có rừng chiếm 42,57 % diện tích đất mặt nước ven biển. Như vậy

97,56% diện tích tự nhiên của thành phố đã được đưa vào sử dụng cho mục

đích nông nghiệp và phi nông nghiệp.

45

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỔI CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TRONG SỬ DỤNG ĐẤT CÁC KHU ĐÔ THỊ VÀ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (Trang 48 -48 )

×