3.2.1. Biến động sử dụng đất các khu đô thị
Những năm qua, đô thị Hải Phòng phát triển cả về quy mô và diện mạo theo tiêu chí là đô thị loại I, trung tâm cấp Quốc gia, mang bản sắc đô thị cảng biển, văn minh, hiện đại. Nhiều đồ án quy hoạch đô thị lớn, quan trọng có sự tham gia của tư vấn nước ngoài, thông qua các cuộc thi tuyển chọn ý tưởng cũng như thiết kế đô thị nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị, đồng thời từng bước tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới, tiêu biểu như quy hoạch: Khu đô thị Bắc sông Cấm của tư vấn Hàn Quốc; Khu du lịch Đồ Sơn của tư vấn Singapo; Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải tư vấn Nhật Bản; Khu đô thị sinh thái theo tuyến đường 353 qua quận Dương Kinh và Đồ Sơn, do tư vấn Hàn Quốc lập...
Bảng 3.3. Diện tích đất đô thị, khu dân cư nông thôn năm 2010
Đơn vị tính: ha
TT Mục đích sử dụng đất Mã
Diện tích theo mục đích sử dụng đất
Tổng số
Trong đó Đất khu dân cư
nông thôn Đất đô thị
Tổng số 77.274,25 45.540,31 32968,81
1 Đất trồng lúa LUA 46.057,36 14.530,98 4.977,99
2 Đất trồng cây lâu năm CLN 3.126,47 2.205,90 101,30
3 Đất lâm nghiệp LNP 21.142,26 2.050.04 3.527,30
4 Đất ở OTC 13.390,89 9.303,74 4.087,15
5 Đất quốc phòng CQP 2.035,55 508,02 1.441,42
6 Đất an ninh CAN 124,39 94,71 27,06
7 Đất thuỷ lợi DTL 6.595,57 1.643,71 913,68
8 Đất công trình năng lượng DNL 211,56 173,23 27,66 9 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 24.389,10 4.607,29 6.332,22
53
Diện tích đất ở đô thị tăng lên tương đối nhiều, đến năm 2010 diện tích đất ở đô thị của thành phố là 4.087,15 ha; tăng 332,96 ha so với năm 2005 và tăng 1.328,24 ha so với năm 2000. Diện tích đất ở tại đô thị tăng lên được chuyển từ các loại đất cụ thể sau: đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp, đất quốc phòng, đất an ninh, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất có mục đích công cộng, đất tôn giáo tín ngưỡng, đất bằng chưa sử dụng và đất đồi núi chưa sử dụng.
3.2.2. Biến động sử dụng đất các khu công nghiệp
Hiện trạng sử dụng đất các khu công nghiệp thành phố Hải Phòng giai đoạn 2005- 2010 đã có sự biến động; Tổng diện tích các khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo qui hoạch năm 2005 là: 5.605ha, năm 2010 là: 23.400 ha; Dự báo đến 2020 là 23.907 ha. Như vậy biến động sử dụng đất đô thị, khu công nghiệp năm 2010 so với 2005 là 17.795 ha tăng 76% (Bảng 3.4).
Bảng 3.4. Tổng hợp biến động sử dụng đất các KCN, CCN thành phố Hải Phòng giai đoạn 2005-2010
TT Tên KCN, CCN
Quy mô diện tích đất (ha) Tỷ lệ lấp
đầy bình quân đến năm 2010
Năm 2005 Năm 2010 Năm 2020
I Các Khu công nghiệp 3.148 10.650 10.917 40%
II Các cụm công nghiệp 2.457 12.750 12.990 30%
Tổng KCN, CCN 5.605 23.400 23.907
Biến động năm 2005-2010 17.795
54
Hình 3.5. Phân bố các khu công nghiệp Hải Phòng (tính đến 2012)
55
Căn cứ hiện trạng sử dụng đất các khu đô thị, công nghiệp thành phố Hải Phòng trong năm 2010, lập bản đồ biến động sử dụng đất các khu công nghiệp năm 2010 (Hình 3.7).
56
Nguyên nhân:
Đô thị hoá đúng quy luật là do động lực phát triển kinh tế đô thị làm chuyển đổi kinh tế nông nghiệp của làng/xã chuyển dần sang kinh tế phi nông nghiệp. Nhưng thực tế hiện nay, quá trình đô thị hoá chủ yếu là chuyển đổi làng/xã nông thôn thành phường trong đô thị. Khi quyết định đô thị hoá từ làng/xã thành phường, thường không dựa trên sự xem xét động lực phát triển kinh tế phi nông nghiệp của làng/xã đó đã phù hợp hay chưa; đồng thời cần xem xét đầy đủ các yếu tố có tác động đến điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường trong quy hoạch sử dụng đất, trong tổ chức không gian đô thị và trong xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị v.v...
Phát triển các khu đô thị và phát triển các khu công nghiệp luôn song hành, gắn bó với nhau như hình với bóng. Đô thị hoá và mở rộng đô thị đã làm cho nhiều nhà máy, các KCN, CCN trước đây nằm ở ngoại ô thành phố nay đã lọt vào giữa các khu dân cư, khu đô thị. Người dân bám sát hàng rào các nhà máy, hàng rào KCN, CCN và các nguồn thải ô nhiễm công nghiệp đã và đang tác động trực tiếp đến sức khoẻ cộng đồng dân cư (như khu công nghiệp Minh Đức, huyện Thủy Nguyên; Khu công nghiệp Quán Toan quận Hồng Bàng; Cụm công nghiệp Vĩnh Niệm, quận Lê Chân; Cụm công nghiệp Quán Trữ, quận Kiến An...);
Công tác lập quy hoạch phát triển đô thị chưa được chú trọng thích đáng, còn nhiều bất cập. Qui hoạch phát triển đô thị thường có tầm nhìn ngắn hạn trog khi quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, mạnh;
Dự báo về qui mô đô thị chưa được cân đối hài hòa: có khu vực tập trung quá lớn, có khu vực đô thị lại quá nhỏ; không phù hợp với điều kiện tài nguyên thiên nhiên của từng khu vực, do vậy tài nguyên và môi trường đều phải chịu sức ép rất lớn.
3.3. Đánh giá biến động chất lƣợng môi trƣờng trong sử dụng đất các khu đô thị, công nghiệp thành phố Hải Phòng giai đoạn 2005-2010
3.3.1. Đánh giá chung
Quá trình phát triển đô thị trong thời gian qua cũng đang bộc lộ những hạn chế và bất cập:
57
Tốc độ phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đô thị chậm hơn rất nhiều so với tốc độ đô thị hoá. Diện tích đất giao thông đô thị không đủ, mạng lưới đường giao thông phân bố không đồng đều, không bảo đảm chất lượng; chỉ tiêu về hạ tầng giao thông cũng rất thấp, chỉ đáp ứng được khoảng 35-40% so với nhu cầu cần thiết trong khi phương tiện giao thông của người dân tăng rất nhanh
Hình 3.8. Bản đồ ngập lụt thành phố Hải Phòng
58
Hệ thống cấp nước, thoát nước đều là hệ thống chắp vá giữa khu đô thị cũ và khu đô thị mới, giữa lạc hậu và hiện đại, chất lượng nước cấp chưa đảm bảo tiêu chuẩn nước sạch, tỷ lệ người dân đô thị được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn trong khoảng 80%-90% tuỳ theo từng khu vực. Khu đô thị chưa có hệ thống thoát nước thải và nước mưa riêng. 100% nước thải đô thị chỉ xử lý sơ bộ rồi đổ thải thẳng vào sông, hồ, gây ô nhiễm môi trường nước mặt, môi trường đất và ảnh hưởng đến điều kiện sống của người dân đô thị. Hải Phòng có đặc điểm là địa hình thấp, hệ thống thoát nước đô thị được xây dựng từ rất lâu đời, tuy đã được cải tạo, nâng cấp nhưng khi mưa xuống, gặp triều cường vẫn xảy ra tình trạng úng ngập thường xuyên, nhất là những đường phố thuộc khu đô thị cũ như Minh Khai, Cầu Đất, Mê Linh...
Dân nghèo đô thị thiếu nhà ở dù với chất lượng nhà ở rất thấp; khoảng cách chênh lệch mức sống giữa đô thị và nông thôn ngày càng lớn…
Tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, không có quy hoạch hoặc không theo kế hoạch, sử dụng đất phân tán, manh mún còn phổ biến là thực tế rất khó có thể đạt được hiệu quả cao trong việc khai thác tiềm năng đất đai.
3.3.2. Mô hình hóa hiện trạng môi trƣờng các khu đô thị, công nghiệp thành phố Hải Phòng và đánh giá
Trên kết quả số liệu quan trắc môi trường và phân tích diễn biến môi trường từ quá trình phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp thành phố Hải Phòng (Bản đồ các điểm đo lấy mẫu theo hình 3.10) ảnh hưởng môi trường không khí, nguồn nước mặt, nguồn nước ngầm, môi trường đất thành phố Hải Phòng giai đoạn 2005-2010. Bằng phương pháp nội suy GIS ta có bản đồ hàm lượng các chất gây ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất tại khu đô thị, công nghiệp thành phố Hải Phòng.
59
60
3.3.2.1. Chất lƣợng môi trƣờng không khí.
61
62
63
64
Từ kết quả quan trắc chất lượng không khí Hải Phòng giai đoạn 2006-2010 (lấy 04 thông số đánh giá cơ bản là Bụi TSP, CO, NO2, và SO2 ,) và kết quả trên bản đồ Hình 3.10, 3.11, 3.12, 3.13 cho thấy kết quả đánh giá và thể hiện trên bản đồ là chính xác. Tại thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên chính là điểm nóng về ô nhiễm không khí. Tại đây tập trung 02 Nhà máy Xi măng Chinfon và nhà máy Xi măng Hải Phòng, Nhà máy đất đèn và Hóa chất Tràng Kênh, Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng...Khói, bụi và hàm lượng các chất gây ô nhiễm môi trường không khí từ các nhà máy này thải ra với lượng lớn. Ngoài ra tại các điểm tại khu đô thị, công nghiệp thuộc địa bàn quận Hải An, huyện An Dương và khu vực tập trung các nhà máy thép tại CCN Quán Toan cũng là các điểm báo động về chất lượng ô nhiễm môi trường không khí.
Hình 3.15: Bụi từ Nhà máy sản xuất đất đèn và hoá chất Tràng Kênh (Tại khu công nghiệp thị trấn Minh Đức – Huyện Thủy Nguyên) - Ảnh tự chụp
a. Các nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng không khí
Nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí tại thành phố Hải Phòng phát sinh từ các hoạt động: giao thông vận tải, nâng cấp hạ tầng đô thị, xây dựng và tôn tạo cơ sở hạ tầng, sinh hoạt của người dân đô thị và các hoạt động khai thác, vận chuyển khoáng sản, các hoạt động ở KCN, CCN.
Chất lượng môi trường không khí tại các KCN, CCN đặc biệt các KCN, CCN cũ đang bị suy giảm. Do công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa đầu tư hệ thống xử lý khí thải. Ô nhiễm không khí tại KCN, CCN chủ yếu bởi bụi, các loại khí thải như CO, SO2 và tiếng ồn. Tại các KCN phía Tây và Tây Bắc thành phố
65
(Vật Cách - Quán Toan) tập trung các doanh nghiệp sản xuất cơ khí đang đối mặt với ô nhiễm về khói, bụi, tiếng ồn và nước thải công nghiệp. Một số loại hình sản xuất như đóng và sửa chữa tàu thuyền, nhiệt điện… cũng gây ô nhiễm không khí tại chính các cơ sở sản xuất và vùng lân cận gây tác động không nhỏ đến sức khỏe của người lao động bên trong và dân cư xung quanh.
Trong thời gian qua, số lượng các phương tiện giao thông vận tải tăng nhanh. Lượng phương tiện tính đến 31/2/2011 là 63.252 xe ô tô (tăng 14,28 % so với năm 2010), trong đó có 6.233 xe container và 756.489 xe mô tô (tăng 12,17% so với năm 2010). Khí thải, bụi từ phương tiện giao thông vận tải là nguồn gây ô nhiễm không khí đáng kể, nhất là ở các nút giao thông lớn trong thành phố. Theo đánh giá của các chuyên gia môi trường, ô nhiễm không khí ở đô thị do giao thông vận tải gây ra chiếm tỷ lệ khoảng 70%.
Hình 3.16: Bụi phát sinh từ hoạt động giao thông tại khu vực ven đô - Ảnh tự chụp
Quá trình đô thị hoá đang diễn ra rất nhanh ở hầu hết các huyện, thị xã, với các hoạt động xây dựng nhà cửa, đường xá, cầu cống. Các hoạt động xây dựng: công tác đào đất, san lấp mặt bằng, vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng sẽ làm phát sinh bụi đất đá, gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh. Việc xây dựng đô thị, hạ tầng còn phát sinh khí thải, đặc biệt là bụi, CO, NOx... do hoạt động của các máy móc thiết bị thi công trên công trường cũng phát sinh bụi và các khí CO, NOx làm suy giảm chất lượng không khí khu vực xung quanh.
66
Việc đun nấu bằng than, dầu, củi ở các hộ gia đình cũng góp phần gây ô nhiễm không khí bởi muội than, CO mặc dù không lớn so với các nguồn khác. Ngoài ra, ở khu vực nông thôn các hoạt động sản xuất nông nghiệp như: phun xịt thuốc bảo vệ thực vật, đốt rơm rạ…cũng có thể đưa vào không khí một lượng khí thải đáng kể.
b. Diễn biến ô nhiễm môi trƣờng không khí các khu đô thị tại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2006 - 2010
Trong giai đoạn 2006-2009, các điểm lấy mẫu quan trắc chủ yếu nằm ở trung tâm thành phố và một số điểm nóng về ô nhiễm không khí trên địa bàn thành phố
Hình 3.17. Biểu đồ hàm lượng Bụi, CO, SO2, NO2 có trong không khí tại Hải Phòng từ 2006-2009
Vị trí lấy mẫu
1. Tại phường Đằng Hải, quận Hải An 7. Tại Quán Toan, quận Hồng Bàng 2. Tại Sở KH & CN, quận Ngô Quyền 8. Tại Minh Đức, H. Thủy Nguyên
3. Tại phường Máy Chai, quận Ngô Quyền 9. Tại cống Cái Tắt, huyện An Dương
4. Tại Đồng Hòa, quận Kiến An 10. Tại Thắng Lợi, H Thủy Nguyên
5. Tại Quyết Hùng, H. Thủy Nguyên 11. Tại Sở Dầu, quận Hồng Bàng
67
Hình 3.17. cho thấy trong giai đoạn 2006-2009 cho thấy hàm lượng bụi trong không khí tại các khu vực đô thị Hải Phòng nhìn chung chưa vượt quá QCVN cho phép (năm 2007 đạt cao nhất tại điểm lấy mẫu ở thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên là 0.285 mg/m3 gần vượt quá QCVN cho phép là 0.3 mg/m3); hàm lượng bụi có xu hướng giảm dần tại các khu vực thuộc trung tâm thành phố như tại Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường (năm 2006 hàm lượng bụi đạt cao nhất là 0.2 mg/m3 và giảm dần tới năm 2009 là 0.113 mg/m3). Tại khu vực Sở Dầu và Quán Toan, hàm lượng bụi cũng nằm trong xu thế giảm dần nhưng không đáng kể, dao động trong khoảng từ 0.09 mg/m3
tới 0.13 mg/m3 .
Tương tự, hàm lượng SO2 và NO2 tại các điểm lấy mẫu không khí đều chưa vượt QCVN cho phép. Đối với SO2, năm 2007 là năm mà hàm lượng SO2 đo được cao nhất, đặc biệt tại thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên (0.094 mg/m3); hàm lượng SO2 dao động trong khoảng giá trị rất nhỏ từ 0.02 mg/m3 tới 0.04 mg/m3. Đối với NO2, đây là chất khí không chỉ gây nên những ảnh hưởng xấu đến khả năng nhận thức mà còn gây nên hiện tượng dị ứng mắt đặc biệt là đối với trẻ em. Hàm lượng NO2 tăng trong các năm 2006 - 2007; năm 2008 thì có giảm xuống nhưng năm 2009 lại tăng do ảnh hưởng của quá trình phát triển công nghiệp hóa tại Hải Phòng giai đoạn này; đặc biệt là tại các điểm lấy mẫu trong trung tâm thành phố Hải Phòng (năm 2006 - 2007 hàm lượng NO2 tương đối cao tại phường Máy Chai, quận Ngô Quyền đạt 0.092 mg/m3, tại thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên đạt 0.101 mg/m3
).
Đối với hàm lượng CO kết quả đo cho thấy luôn vượt quá QCVN cho phép và có xu hướng tăng lên. Năm 2006 - 2007, nhìn chung có một số điểm lấy mẫu đều đã vượt quá QCVN cho phép. Năm 2008 - 2009, hàm lượng CO tại tất cả các điểm lấy mẫu đều đã tăng cao gấp đôi so với QCVN (tại xã Quyết Hùng, huyện Thủy Nguyên là 5.413 mg/m3
gấp hơn 1.5 lần so với QCVN cho phép). Năm 2009 tuy hàm lượng CO có chiếu hướng giảm nhưng vẫn vượt ngưỡng QCVN.
Năm 2010, các điểm lấy mẫu quan trắc chủ yếu nằm ở trung tâm thành phố