KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề quản lý rác thải sinh hoạt dựa vào cộng đồng tại các xã nông thôn mới huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 72)

Kết luận

Các xã trong phạm vi nghiên cứu trên địa bàn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên, là những xã điểm đang thực hiện chương trình Nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Một số tiêu chí xây dựng Nông thôn mới đã đạt được, còn lại một số tiêu chí trong đó có tiêu chí Môi trường đang trong lộ trình phấn đấu đạt trong năm 2014 và 2015.

Dựa vào diễn biến hiện trạng RTSH và hoạt động phân loại, thu gom, xử lý RTSH tại 6 xã nghiên cứu, và những kết quả thu được trong đợt thực hiện luận văn tốt nghiệp, Tác giả có một số kết luận sau:

1. Hiện trạng RTSH trên địa bàn 6 xã: Hiệu quả thu gom còn thấp, có 3 xã đạt trên 80%: Cù Vân, Hà Thượng, La Bằng; còn lại 3 xã đạt gần 50%: Tân Thái, Bản Ngoại, Văn Yên, Ngoài lượng RTSH được thu gom, xử lý còn một phần không nhỏ RTSH chưa được thu gom, các hộ gia đình tự phân loại, tái sử dụng và thực hiện chôn đốt. Quá trình thu gom còn nhiều khó khăn do địa bàn rộng, không tập trung, chia cắt địa hình, thiếu trang thiết bị. Hiện trạng phân loại RTSH tại hộ gia đình được thực hiện nghiêm túc, có tới 83/90 người trả lời coi việc phân loại RTSH là quan trong và rất quan trọng; Có tới 89/90 người trả lời là biết cách phân loại.

2. Hiện trạng quản lý: Công tác quản lý thu gom RTSH được thực hiện tốt, tại 3 xã Cù Vân, Hà Thượng, La Bằng đã thành lập HTX dịch vụ VSMT và giao về cho Hội phụ nữ và Đoàn thanh niên quản lý. Trang thiết bị phục vụ cho công việc thu gom RTSH tại các HTX dịch vụ VSMT này được đầu tư, trang bị (xe oto vận tải, thùng chứa rác thải tập trung …). Còn lại 3 xã Tân Thái, Bản Ngoại, Văn Yên mới hình thành Tổ thu gom RTSH trên cơ sở nhóm sở thích. Trên cơ sở Tổ thu gom RTSH này, cần thành lập HTX dịch vụ VSMT để đảm bảo công tác BVMT tại địa phương.

3. Nhận thức người dân về vấn đề phân loại, thu gom, xử lý RTSH được đánh giá rất cao, có tới 83/90 người trả lời tốt và rất tốt. Có tới 87/90 người nhận xét về các chương trình VSMT địa phương đang triển khai thực hiện là hiệu quả và rất hiệu quả. Qua đó, đưa ra nhận định rằng, công tác truyền thông về VSMT tại 6 xã nghiên cứu được thực hiện rất tốt và triệt để. Trong thời gian tới cần duy trì và phát huy.

4. Mô hình HTX dịch vụ VSMT đang triển khai thực hiện trên địa bàn xã Hà Thượng là mô hình được đánh giá rất hiệu quả, cần được nhân rộng tới các xã lân cận. Ngoài công tác thu gom RTSH, các thành viên Tổ thu gom thực hiện thu gom rác thải nguy hại đồng ruộng. Luôn đảm bảo về phương tiện, lao động, tần xuất, lộ trình thu gom, góp phần tạo việc làm và thu nhập ổn định cho các thành viên HTX dịch vụ VSMT Hà Thượng.

Khuyến nghị

Công tác giáo dục tuyên truyền vận động cộng đồng trong việc phân loại, thu gom, xử lý RTSH phải đặt lên hàng đầu, nhằm tạo ý thức và thói quen cho người dân. Các nội dung tuyên truyền vận động cộng đồng cần đưa vào hương ước thôn bản, và có sự giám sát thực hiện thường xuyên bởi Chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội. Ngoài các hình thức truyền thông hiện tại, cần đưa nội dung Giáo dục môi trường vào trong các trường phổ thông.

Trong quy hoạch tổng thể về công tác VSMT cần ưu tiên các điểm tập kết rác thải sinh hoạt và các điểm tập kết rác thải đồng ruộng. Để thuận tiện cho công tác thu gom RTSH.

Bãi chôn lấp, xử lý rác của nhiều xã hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu, rác được tập kết nhưng chưa được xử lý triệt để theo đúng quy trình, nên còn ảnh hưởng về mùi và nguồn nước đến đời sống người dân. Trong thời gian tới, UBND các xã cần đặc biệt quan tâm lưu ý tới vấn đề này, và đây được coi là vấn đề ưu tiên trong giai đoạn tới.

Duy trì hoạt động của tổ tự quản về môi trường, đề xuất những giải pháp hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi như về nhân lực, kinh phí, đào tạo nâng cao chuyên môn, điều kiện làm việc,… để duy trì bền vững đội ngũ này. Tổ tự quản là lực lượng nòng cốt, đảm bảo tốt hơn cho công tác quản lý môi trường dựa vào cộng đồng trên diện rộng và là nền tảng vững chắc để hình thành Hợp tác xã dịch vụ VSMT tại địa phương. Kiến nghị các cấp nên lồng ghép các kinh phí (kinh phí sự nghiệp môi trường, kinh phí xây dựng NTM) để duy trì phát huy hiệu quả công tác VSMT tại địa phương.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề quản lý rác thải sinh hoạt dựa vào cộng đồng tại các xã nông thôn mới huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)