Xuất một số giải pháp

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề quản lý rác thải sinh hoạt dựa vào cộng đồng tại các xã nông thôn mới huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 70)

Giải pháp cho công tác quản lý RTSH dựa vào cộng đồng tại 6 xã nghiên cứu Qua những phân tích, đánh giá và điều tra ở trên, cho thấy rằng công tác phân loại, thu gom, xử lý RTSH tại 6 xã nghiên cứu là khác nhau, còn có mặt hạn chế do nhiều vấn đề gây ra. Để nâng cao tình hình phân loại, thu gom và xử lý RTSH tại 6 xã nghiên cứu, Tôi đề xuất một số giải pháp:

- Hạn chế 1: Tỷ lệ thu gom RTSH chưa đạt hiệu quả tốt nhất.

+ Giải pháp với 3 xã Tân Thái, Bản Ngoại và Văn Yên: Phát triển các Tổ thu gom RTSH đã có sẵn, trên nền tảng đó hình thành và phát triển thành Hợp tác xã dịch vụ VSMT điều hành, giao cho Hội phụ nữ xã quản lý hoạt động. Hình thành sơ đồ tuyến thu gom rác sinh hoạt và hình thành các điểm tập kết rác thải sinh hoạt cũng như rác thải nông nghiệp tập trung. Thực hiện thu gom rác thải sinh hoạt theo đúng lộ trình, tuyến, và thời gian đã thống nhất.

+ Giải pháp với các xã để tăng tỷ lệ thu gom RTSH: Tăng cường công tác thu gom tại các ngõ ngách xa khu dân cư. Tăng về số lượng các thành viên Tổ thu gom RTSH của HTX dịch vụ VSMT, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho các thành viên.

- Hạn chế 2: Trang thiết bị bảo hộ lao động và trang thiết bị phục vụ công việc chưa đáp ứng.

+ Giải pháp: Bổ sung thêm các xe cải tiến chuyên dụng hỗ trợ cho các Tổ thu gom RTSH, đồng thời hỗ trợ các trang thiết bị bảo hộ lao động cho các thành viên Tổ thu gom RTSH.

- Hạn chế 3: Ý thức, nhận thức người dân trong việc BVMT chưa cao.

+ Giải pháp nâng cao ý thức: Thường xuyên tổ chức các đợt truyền thông và truyền thông lại cho người dân về công tác BVMT nói chung và công tác phân loại, thu gom và xử lý RTSH nói riêng. Đặc biệt là việc nâng cao ý thức người dân trong việc phân loại rác thải tại nguồn và xả rác đúng nơi quy định.

+ Giải pháp giáo dục nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân với công tác VSMT: Lựa chọn một số hình thức tuyên truyền đã và đang mang lại hiệu quả cao như: (1) Dán pano, áp phích, băng rôn trên các trục đường chính, các điểm tập trung dân cư tuyên truyền thực hiện qui định về quản lý rác thải, tác hại của việc thải bừa bãi rác thải ra đường làng, ngõ xóm; Phổ biến các qui định về quản lý rác thải thường xuyên trên đài phát thanh đến từng thôn. Công tác truyền thông phải được thực hiện thường xuyên, liên tục; (2) Tập huấn, hướng dẫn dân cư và trưởng thôn về kỹ

thuật phân loại rác thải tại nguồn, thu gom, xử lý rác hữu cơ dễ phân hủy thành phân compost tại hộ gia đình. Tập huấn, hướng dẫn các nhân viên thu gom về kỹ thuật phân loại rác thải, thu gom, vận chuyển.

Giải pháp về chính sách

Để thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về VSMT, UBND các xã cần tuân thủ thực hiện các văn bản chính sách mà Chính phủ đã đề ra.

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về VSMT, kịp thời xử lý các vi phạm phát sinh theo quy định.

Cần có chính sách hỗ trợ và phối hợp với HTX dịch vụ VSMT và Tổ thu gom RTSH tại các xã.

Hàng năm, bố trí một khoản ngân sách sự nghiệp môi trường cho công tác BVMT.

Giải pháp về quy hoạch

Xây dựng kế hoạch, quy hoạch BVMT trung hạn và dài hạn (từ 5-10 năm). Nâng cao chất lượng thực hiện xã hội hóa thu gom RTSH trên địa bàn xã.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề quản lý rác thải sinh hoạt dựa vào cộng đồng tại các xã nông thôn mới huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)