Đánh giá nhận thức người dân về việc phân loại, thực hiện, cách thức xử lý RTSH theo tiêu chí tuổ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề quản lý rác thải sinh hoạt dựa vào cộng đồng tại các xã nông thôn mới huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 62)

RTSH theo tiêu chí tuổi

Kết quả khảo sát phỏng vấn về nhận thức người dân về việc phân loại RTSH, thực hiện phân loại, cách thức thu gom RTSH của người dân theo tiêu chí Tuổi, tại 6 xã cho thấy:

Tầm quan trọng việc phân loại rác thải sinh hoạt theo tiêu chí tuổi:

Hình 3.7 – Tầm quan trọng trong việc phân loại RTSH theo tiêu chí Tuổi

Qua hình 3.8, cho thấy có đến 83/90 (92,22%) số người phỏng vấn (với tỷ lệ Nam/ Nữ là 43/40), cho dù tuổi của người tham gia phỏng vấn là khác nhau, nhưng họ đều cho rằng việc phân loại RTSH là quan trọng và rất quan trọng. Trong khi đó chỉ có 7/90 (7,73%) số người cho rằng là không quan trọng và khó trả lời. Điều này có thể nhận định rằng người dân có kiến thức và đã hiểu được tầm quan trọng của việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Những người trong độ tuổi từ thanh niên đến trung niên đã có những nhận định và sự quan tâm hơn cho việc phân loại rác tại nguồn là quan trọng, vì cách hiểu đơn giản, rác thải sinh hoạt cũng là một phần cho môi trường sống tương lai của họ. Nhóm người cao tuổi cũng có được những nhìn nhận tương tự và rất coi trọng vấn đề phân loại rác thải sinh hoạt, điều đó có những nhận định rằng, trong công tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân ý thức bảo vệ môi trường tại các xã đã phần nào làm thay đổi nhận thức người dân, nâng cao ý thức và trách nhiệm của người dân với môi trường sống quanh họ và nó không phụ thuộc vào tuổi tác.

Trong số tất cả mọi người được hỏi, có đến trên 80% số nam và nữ đều đánh giá cao tầm quan trong của việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn, họ hiểu và thực

hiện rất tốt. Điều đó khẳng định rằng, ngày nay nam giới cũng ngày càng quan tâm hơn tới môi trường nói chung và với vấn đề rác thải sinh hoạt tại nhà nói riêng. Từ những nhận định trên, tác giả có một số nhận xét rằng, tuy có một chút sự khác biệt trong việc đánh giá mức độ quan trọng của việc phân loại rác thải sinh hoạt giữa tỷ lệ nam và nữ, nhưng nhìn chung đều đánh giá là rất quan trọng và quan trọng, chỉ có một số trường hợp tỏ ra chưa quan tâm đến vấn đề phân loại rác.

Biết cách phân loại và thực hiện phân loại RTSH tại nhà trước khi xử lý theo tiêu chí tuổi:

Hình 3.8 – Biết cách và Thực hiện phân loại RTSH theo tiêu chí Tuổi

Trong tổng số 89/90 người được hỏi trả lời, thì trên 80% nói rằng gia đình biết cách phân loại và thực hiện phân loại cũng như hiểu ra tầm quan trọng của việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn. Điều này đưa ra nhận định rằng người dân cũng đã có kiến thức nhất định về phân loại rác tại nguồn, những loại rác hữu cơ sẽ được người dân tái sử dụng làm phân bón, một số rác thải xây dựng được gom lại bán cho hàng đồng nát, còn lại các loại rác khác được thu gom và cho vào thùng đựng rác hộ gia đình.

Để làm rõ hơn vấn đề này, tác giả đã thực hiện phỏng vấn sâu một số hộ gia đình, với câu hỏi ―Anh/ Chị vui lòng cho biết, lượng rác thải hàng ngày của gia đình có được thu gom và phân lợi ngay hay không?‖. Thì nhận được câu trả lời rằng ―Gia đình Tôi có phân loại rác thải tại nhà, vì dụ như: Rau + Thức ăn thừa sẽ dồn lại làm thức ăn chăn nuôi; Vỏ của các loại củ, quả sẽ chôn xuống gốc cây; Túi nilon, vỏ nhựa, đầu mẩu sắt sẽ gom lại bán cho quày sắt vụn; Gạch ngói xây dựng sẽ dồn lại ra ngoài hàng rào để riêng; Còn các loại khác, gia đình sẽ cho vàng thùng chứa rác của gia đình‖.

Như vậy có thể nhận định rằng, việc phân loại rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình đã được quan tâm, coi trọng và nghiêm túc thực hiện. Như vậy nó sẽ tạo điều kiện tốt cho việc nhân rộng mô hình Hợp tác xã dịch vụ VSMT tại các xã Tân Thái, Bản Ngoại và Văn Yên. Đồng thời, nó cũng tạo điều kiện cho việc thu gom của Tổ dịch vụ VSMT, góp phần giảm về thời gian, công sức cũng như kinh phí để xử lý rác thải sau này.

Người dân cũng đã hiểu sâu sắc về tái chế một phần rác thải sinh hoạt làm thức ăn chăn nuôi và phân bón hữu cơ, giảm thiểu một lượng đáng kể rác thải ra môi trường, giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và góp phần đem lại hiệu quả kinh tế.

Cách thức thực hiện phân loại RTSH của người dân theo tiêu chí tuổi

Hình 3.9 – Cách thức thực hiện phân loại RTSH theo tiêu chí Tuổi

Có đến 14/90 người được hỏi trả lời, gia đình thực hiện chôn lấp một phần rác thải sinh hoạt hữu cơ; và 63/90 người được hỏi trả lời, rác được để vào thùng chứa rác gia đình; và 8/90 người được hỏi trả lời, rác được để trước nhà; còn lại là một số hành vi chưa thực sự quan tâm đến môi trường, như vứt rác gần nhà. Điều này chứng tỏ người dân đã nghiêm túc, và quan tâm hơn đến vấn đề rác thải sinh hoạt và VSMT, rác gần như đã được để đúng nơi quy định, nhằm hạn chế gây ra những tác động xấu ảnh hưởng đến môi trường sống. Một số ít hộ gia đình, chôn lấp rác thải sinh hoạt tại nhà với lý do, gia đình quá xa khu dân cư, không thuận tiện đi lại … Một số hộ gia đình thực hiện đốt rác tại nhà, qua tìm hiểu thấy rằng đó chủ yếu là các hộ có diện tích rộng. Tuy nhiên, trong quá trình đốt, một số hộ này thường hay nhận được những lời phàn nàn từ các hộ xung quanh, vì đốt rác sẽ gây mùi khó chịu và có thể ảnh hưởng nặng

lến lứa tuổi trẻ em. Qua đó, hiện tượng đốt rác chỉ còn lại với số lượng rất nhỏ và phạm vi hẹp.

3.4.2 Đánh giá về mức độ hài lòng của người dân về vấn đề RTSH và VSMT qua

tiêu chí Nghề nghiệp

Hình 3.10 – Mức độ hài lòng của ngƣời dân về vấn đề RTSH và VSMT qua tiêu chí Nghề nghiệp

Có đến 83/90 người được hỏi (trong đó Nam 42 người, Nữ 41 người) với đặc thù công việc là khác nhau, cho dù là cán bộ viên chức nhà nước, công nhân, buôn bán dịch vụ, người già hay những người không nghề nghiệp đều đánh giá công tác phân loại, thu gom và xử lý RTSH được người dân cũng như thành viên Tổ thu gom RTSH thực hiện tốt và rất tốt. Điều đó khẳng định công tác tuyên truyền tới người dân về vấn đề VSMT nói chung và RTSH nói riêng đã được lãnh đạo các cấp quan tâm triển khai thực hiện, và nó đã làm thay đổi nhận thức cũng như hành vi của người dân.

3.4.3 Đánh giá về trình độ học vấn và thu nhập người dân đến việc phân loại, xử

lý rác thải sinh hoạt

Kết quả khảo sát phỏng vấn về Trình độ học vấn và Thu nhập của người dân đến việc phân loại, xử lý RTSH, tại 6 xã cho thấy

Ảnh hưởng tiêu chí Trình độ học vấn đến việc thực hiện phân loại, thu gom, xử lý RTSH

Hình 3.11 – Ảnh hƣởng tiêu chí Trình độ học vấn đến việc phân loại, thu gom, xử lý RTSH

Qua hình 3.11 trên, thấy rằng vấn đề trình độ học vấn không phải là yếu tố tác động và ảnh hưởng lớn đên việc phân loại, thu gom và xử lý RTSH của người dân. Việc thực hiện tốt hay không tốt từ khâu phân loại, thu gom và xử lý RTSH của người dân phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức, ý thức và hành vi của mỗi cá nhân, và một phần ảnh hưởng bởi yếu tố kinh tế (sợ tốn tiền) và yếu tố vật chất (thiếu thùng rác: 25/90 người) cùng với một số nguyên nhân khách quan khác, như giờ lấy rác chưa phù hợp, làm theo người khác ….

Ảnh hưởng tiêu chí Thu nhập đến việc thực hiện phân loại, thu gom, xử lý RTSH

Hình 3.12 – Ảnh hƣởng tiêu chí thu nhập đến việc phân loại, thu gom, xử lý RTSH

Qua hình 3.12 trên, cho ta thấy rằng vấn đề thu nhập không phải là yếu tố liên quan chính ảnh hưởng đến việc phân loại xử lý rác thải sinh hoạt. Việc phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt liên quan đến nhận thức và hành vi hàng ngày của người dân quyết định. Chỉ có một bộ phận người dân rất nhỏ, cho rằng việc phân loại, xử lý rác sẽ gây tốn kém. Tuy nhiên, rất nhiều người dân có ý kiến về giờ thu gom rác chưa hợp lý (thường là thu gom khoảng 8h30-9h30), thời gian đó, thường các chủ hộ không có nhà, đi làm. Trong khi đó, các thùng chứa rác hộ gia đình thường là để phía trong hàng rào của các hộ (vì tránh trường hợp để ra ngoài đường, có thể bị Chó hoặc Gà đào bới, bôi bẩn ra đường), nên rất nhiều ngày Tổ thu gom rác đi qua, nhưng rác vẫn chưa được thu dọn. Vì vậy, người dân khuyến nghị có thể điều chỉnh giờ từ 16h30- 17h30 cho phù hợp. Để làm rõ hơn vấn đề này, tác giả thực hiện phỏng vấn sâu một số hộ gia đình, với câu hỏi đặt ra là ―Anh/ Chị vui lòng cho biết, cần phải làm gì để cải thiện tình hình thu gom rác thải sinh hoạt hiện nay?‖. Thì nhận được câu trả lời như sau ―Theo gia đình, UBND xã nên quan tâm đầu tư thêm một số thùng chứa rác tập trung tại một số điểm, để người dân tập kết ra đó; Cần thay đổi giờ thu gom rác từ 16h30-17h30 cho phù hợp với điều kiện lao động của người dân; Cần có chế tài xử phạt với các hành vi vứt rác bừa bãi‖. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặt khác, trong quá trình điều tra, phỏng vấn và quan sát, tác giả thấy rằng người Chồng trong gia đình đã thực sự quan tâm tới công việc hàng ngày của người Vợ, đặc biệt giúp người Vợ trong việc phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt. Để làm rõ hơn vấn đề này, tác giả thực hiện phỏng vấn sâu một số hộ gia đình, với câu hỏi đặt ra ―Trong gia đình Anh/ Chị, ai là người thường xuyên phân loại rác thải sinh hoạt và đưa rác đến nơi quy đình? Thì câu trả lời của một số hộ như sau ―Trong gia đình, thường ngày, khi hết giờ làm việc ngoài đồng hoặc cơ quan, khi về nhà người Vợ thường vào bếp nấu ăn, nên người Chồng cũng hay giúp Vợ kể cả từ việc phân loại rác, cũng như cho rác vào thùng chứa hộ gia đình; Đa số người Chồng cũng rất muốn làm giúp Vợ, để người Vợ có thêm chút thời gian nghỉ ngơi hàng ngày‖.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề quản lý rác thải sinh hoạt dựa vào cộng đồng tại các xã nông thôn mới huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 62)