Các nghiên cứu của dịch tễ học chỉ ra rằng có mối liên quan 56% giữa việc tăng tiêu dùng súp lơ xanh và bảo vệ chống lại ung thư. Tác dụng bảo vệ này phần lớn là do sự bổ sung các hợp chất sinh học, trong súp lơ xanh trong
đó bao gồm các vitamin C và E, các flavonol quercetin và kaempferol, các carotenoid b-carotene và lutein, và các glucosinolates [19],[34]. Có 2 hợp chất polyphenol trong thời gian nghiên cứu gần đây có tác dụng dược lý đối với sức khỏe con người đó là sulforaphane và I3c. Sulforaphane là một phân tử trong nhóm isothiocyanate của các hợp chất organosulfur. Là một hoạt chất có khả năng hoạt hoá các gen chống oxy hoá và các enzym trong tế bào miễn
dịch, giúp ngăn ngừa các gốc tự do gây hại tế bào. Nó được tạo ra
khi enzyme myrosinase chuyển hóa glucoraphanin, một glucosinolate, thành sulforaphane trên tác động thương tổn đến thực vật (như bị nhai), cho phép hai hợp chất kết hợp và phản ứng [81].
Sulforaphane Indole-carbinol
Kaempferol Quercetin
Trong y dược, nó còn có khả năng phòng chống một số bệnh ung thư, giúp bảo về da thông qua việc chống tia cực tím.
Trong thực phẩm, polyphenol từ lá súp lơ có thể bổ sung vào các loại
đồ uống tăng cường sức khỏe cũng như chống lão hóa và các bệnh liên quan. Polyphenol trong súp lơ có hoạt tính chống oxi hóa, kháng khuẩn vì vậy có thể dùng trong bảo quản một số loại rau quả dễ bị oxi hóa cũng như các loại rau dễ hư hỏng trong quá trình bảo quản để kéo dài thời gian bảo quản hơn.
Bên cạnh đó, việc sử dụng nhiệt độ cao trong quá trình chế biến súp lơ xanh sẽ làm giảm đi hoạt tính sinh học của một số chất [38].
Nhìn chung, tác dụng kháng oxy hóa của polypenol trong lá có vai trò rất lớn và đặc biệt quan trọng trong các lĩnh vực y học – sức khỏe và thực phẩm.