Giám sát chặt chẽ khoản vay khách hàng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại Sở Giao dịch - Ngân hàng TMCP QĐ (Trang 38)

- Môi trường pháp lý chưa thuận lợi: ở nước ta hiện nay chưa thật tốt, điều

TRONG THỜI GIAN TỚ

3.2.6.1 Giám sát chặt chẽ khoản vay khách hàng doanh nghiệp

Sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đánh giá tiến độ thực hiện của phương án vay vốn. Việc này hết sức quan trọng vì nó giúp ngân hàng phát hiện sớm những vấn đề phát sinh để kịp thời đề ra các biện pháp xử lý thích hợp. Tuy nhiên hiện nay, ngân hàng không được cung cấp đầy đủ và thường xuyên các thông tin từ phía khách hàng, nhất là thông tin về tình hìn tài chính. Do đó để khắc phục tình trạng này, cán bộ quan hệ khách hàng có thể tiến hành thanh tra định kỳ hoặc đột xuất cơ sơ sản xuất hoặc thu thập thông tin từ các hóa đơn bán hàng của doanh nghiệp. Điều này giúp cán bộ tín dụng biết được:

- Mức độ khác biệt giữa phương án xin vay với thực tế, hoạt động sản xuất theo chiều hướng tốt hay xấu, doanh thu và chi phí tăng giảm ra sao để từ đó có biện pháp phối hợp cùng với chủ doanh nghiệp điều chỉnh lại phương án sản xuất kinh doanh.

- Khả năng thanh toán của doanh nghiệp có trả được nợ khi đến hạn không, khoản phải thu nhiều hay ít, xem xét biến động giá trị tài sản dùng vào sản xuất kinh doanh có bị giảm xuống không.

- Đánh giá lại giá trị của tài sản đảm bảo xem có đủ để thu hồi nợ trong trường hợp khách hàng mất khả năng thanh toán hay không.Từ đó để ngân hàng có những điều chỉnh kịp thời trong việc cung ứng vốn vay cho tương ứng với giá trị thực tế của tài sản bảo đảm.

- Ngoài ra qua các lần đến doanh nghiệp, cán bộ tín dụng có thể đánh giá được tinh thần trách nhiệm của chủ doanh nghiệp đối với khoản vay qua việc họ có lảng tránh gặp gỡ,có nhiệt tình trao đổi với cán bộ tín dụng về những vấn đề có liên quan đến khoản vay, có sao nhãng việc trả nợ hay không.

Các thông tin trên đây phải được cán bộ thường xuyên cập nhật dưới dạng báo cáo và biên bản làm việc kèm trong hồ sơ vay vốn. Nắm bắt tình hình một cách chắc chắn và kịp thời sẽ giúp cán bộ tín dụng quản lý chặt chẽ món vay cũng như phát hiện sớm những món vay có vấn đề, hạn chế được rủi ro từ phía khách hàng,góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại Sở Giao dịch - Ngân hàng TMCP QĐ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w