I.TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRUNG QUỐC

Một phần của tài liệu Các chứng từ tài chính có nguồn gốc chứng khoán (chứng từ phái sinh) (Trang 31)

I. TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRUNG QUỐC CHỨNG KHOÁN TRUNG QUỐC

1.Sự ra đời của thị trường chứng khoán Trung Quốc

1.1.Hoàn cảnh ra đời

Giống như ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa khác, nền kinh tế Trung Quốc đã từng trải qua cơ chế kế hoạch hoá tập trung cao độ. Năm 1978, Nhà nước Trung Quốc bắt đầu một chương trình cải tổ toàn diện nền kinh tế, nhằm vào ba mục tiêu chính: Xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, tăng cường vai trò của các yếu tố thị trường cũng như các khuyến khích vật chất trong việc tạo động lực cho hoạt động kinh tế và phân bổ nguồn lực, mở cửa nền kinh tế, chấp nhận cạnh tranh với bên ngoài thông qua hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong những nội dung trên, cải cách doanh nghiệp nhà nước và hệ thống tài chính chiếm vị trí quan trọng. Cho đến đầu những năm 80, các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào sự phân bổ nguồn ngân sách nhà nước và các khoản vay từ ngân hàng nhà nước trong việc huy động vốn đầu tư. Năm 1979, nhằm tăng cường tính độc lập, tự chủ của các doanh nghiệp này, chính phủ Trung Quốc giới thiệu hệ thống tài chính doanh nghiệp mới, trong đó cho phép các doanh nghiệp giữ lại một phần lợi nhuận để trang trải các chi phí đầu tư, tái sản xuất mở rộng và tiền thưởng cho người lao động.

Năm 1984, hệ thống ngân hàng hai cấp được thiết lập tại Trung Quốc. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc trở thành Ngân hàng Trung ương. Ngoài bốn ngân hàng chuyên biệt là Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, Ngân hàng Trung Quốc, Ngân 31

hàng Công thương Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, nhiều tổ chức tài chính khác dưới hình thức ngân hàng và phi ngân hàng cũng được thành lập, chẳng hạn như Ngân hàng phát triển Thẩm Quyến, các hợp tác xã tín dụng đô thị, các công ty đầu tư và tín thác....

Tuy nhiên, chủ chương trao quyền kinh doanh cho 4 ngân hàng lớn của chính phủ Trung Quốc đã không được thực hiện. Trên 75% các khoản cho vay của các ngân hàng này là cho các doanh nghiệp nhà nước, dưới hình thức các “khoản cho vay chính sách” (policy loans). Do các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả, các khoản cho vay trên trở thành các khoản nợ khó đòi. Kết quả là, các ngân hàng ngày càng cảm thấy miễn cưỡng trong việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước, còn các doanh nghiệp cũng nản lòng do gặp phải những hạn chế từ phía ngân hàng. Việc phát triển hệ thống ngân hàng thương mại gặp khó khăn, thị trường tài chính không phát triển được.

Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp mới thành lập tăng mạnh, nhu cầu vốn đầu tư ngày càng lớn.

Hoàn cảnh trên là tiền đề và động lực cho một thị trường chứng khoán ra đời tại Trung Quốc. Thị trường chứng khoán Trung Quốc ra đời như một đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế đang được cải tổ mạnh mẽ theo hướng thị trường.

1.2.Sự ra đời

Từ năm 1981, Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu phát hành trái phiếu kho bạc để bù đắp thâm hụt ngân sách. Kể từ đó, chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức tài chính và các doanh nghiệp cũng bắt đầu phát hành trái phiếu. Năm 1986, chi nhánh ở Thượng Hải của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thành lập thị trường giao dịch qua quầy OTC đầu tiên của Trung Quốc tại Thượng Hải. Năm 1987, giao dịch chứng khoán đầu tiên tại Thẩm Quyến cũng được Ngân hàng Phát triển Thẩm 32

Quyến thực hiện. Đến cuối năm 1989, hàng ngàn công ty cổ phần được thành lập trên khắp đất nước, phát hành số cổ phiếu trị giá 3,8 tỷ nhân dân tệ (700 triệu đô la Mỹ). Tuy nhiên, đến 70-80% số cổ phiếu đó là được chuyển đổi từ tài sản cố định có sẵn tại các doanh nghiệp nhà nước, chỉ một tỷ lệ nhỏ là nguồn vốn mới được huy động từ phát hành cổ phiếu. Hầu hết các cổ phiếu phát hành được dành cho những doanh nghiệp có liên quan hoặc người lao động của công ty, chưa đến 2% là dành cho công chúng đầu tư.

Tháng 12 năm 1990 và tháng 7 năm 1991, hai Sở giao dịch chứng khoán là Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải (SHSE) và Sở giao dịch chứng khoán Thẩm Quyến (SZSE) lần lượt được thành lập. Cuối năm 1991, có 14 công ty niêm yết chứng khoán trên hai Sở giao dịch này. Sự kiện này đánh dấu sự ra đời và hội nhập chính thức của thị trường chứng khoán Trung Quốc vào nền kinh tế quốc dân và sự hoàn chỉnh của thị trường vốn Trung Quốc.

2.Các giai đoạn phát triển của thị trường chứng khoán Trung Quốc

Từ khi ra đời chính thức năm 1991 đến nay, với mười ba năm tồn tại, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã trải qua nhiều biến động phức tạp. Có thể chia sự phát triển của thị trường này thành 4 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Từ năm 1990-1993: Thị trường có nhiều sinh khí. Thị trường chứng khoán bắt đầu đi vào hoạt động. Do tâm lý háo hức của nhà đầu tư và do lượng chứng khoán không nhiều, giá cả chứng khoán tăng đột biến, đạt mức đỉnh vào tháng 8 năm 1993. Thị trường trong giai đoạn này tương đối sôi nổi.

Giai đoạn 2: Từ năm 1993 đến năm 1996: Hai năm đình trệ. Sau khi đạt mức đỉnh vào giữa năm 1993, giá chứng khoán liên tục giảm mạnh. Thị trường chứng khoán Trung Quốc trải qua hai năm đình trệ cho đến giữa năm 1996, khi chỉ số DJ China đột ngột tăng đến 125%.

33

Giai đoạn 3: Từ năm 1996 đến năm 1999: Thị trường chứng khoán có những biến động phức tạp nhưng chỉ số DJ China luôn nằm ở mức trên 100 điểm. Chính phủ Trung Quốc thậm chí đã phải thực hiện “giảm nóng” cho thị trường hai lần, vào tháng 12 năm 1996 và tháng 4 năm 1997. Năm 1997, Chính phủ Trung Quốc đã phải đặt hạn ngạch cho lượng chứng khoán phát hành. Song song với các mức tăng trưởng cao, thị trường trong giai đoạn này cũng trải qua những cuộc đình trệ ngắn hạn. ở cuối giai đoạn này, thị trường chứng khoán Trung Quốc trải qua một cuộc khủng hoảng và không hồi phục cho đến tháng 5 năm 1999 Giai đoạn 4: Từ năm 1999 đến nay: Thị trường chứng khoán Trung Quốc chưa tìm được sinh khí mới. Hàng loạt những cải cách mạnh mẽ từ phía chính phủ và các nhà quản lý được áp dụng khiến các chủ thể tham gia thị trường thận trọng hơn và mang tâm lý chờ đợi. Tuy nhiên, giai đoạn này là bước đệm cho những bước phát triển mạnh mẽ của thị trường này trong thời gian tới.

3.Giới thiệu cấu trúc, thành phần và luật điều chỉnh thị trường chứng khoán Trung Quốc

3.

1.Cấu trúc thị trường chứng khoán Trung Quốc

Giống như các thị trường chứng khoán khác trên thế giới, thị trường chứng khoán Trung Quốc bao gồm thị trường sơ cấp là nơi phát hành chứng khoán lần đầu và thị trường thứ cấp là nơi chứng khoán đã phát hành được mua đi bán lại.

3.1.1.Thị trường sơ cấp (thị trường IPO)

Ở Trung Quốc, phát hành chứng khoán trên thị trường sơ cấp bao gồm phát hành rộng rãi ra công chúng và phát hành hạn chế. Phát hành rộng rãi ra công chúng là 34

cho phép tất cả các nhà đầu tư hợp pháp được phép mua. Phát hành hạn chế là giới hạn các nhà đầu tư ở người lao động của doanh nghiệp, các tổ chức tài chính hoặc các doanh nghiệp có mối quan hệ gần gũi.

Việc phát hành chứng khoán rộng rãi ra công chúng ở Trung Quốc cũng tương tự như ở các nước phương Tây. Trước năm 2000, Uỷ ban chứng khoán Trung Quốc (CSRC), Uỷ ban kế hoạch nhà nước, Uỷ ban cải cách hệ thống kinh tế Nhà nước và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cùng phối hợp để ấn định một mức phát hành chứng khoán hàng năm, tức là đặt hạn ngạch cho phát hành chứng khoán mới, dựa trên phân tích tình tình tài chính vĩ mô, tốc độ cải cách doanh nghiệp nhà nước và hoạt động của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, từ tháng 3 năm 2000, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc ban hành Các Quy định về việc phê chuẩn Phát hành chứng khoán, theo đó, hệ thống đặt hạn ngạch như trên bị loại bỏ, và được thay thế bởi các quy định của Luật chứng khoán (Securities Law 1999) hoàn toàn mới.

Theo những quy định mới, các công ty chứng khoán sẽ lựa chọn các doanh nghiệp ứng cử viên, xin phê chuẩn của chính quyền địa phương và đề xuất lên Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. Trên cơ sở Điều 14 Luật chứng khoán Trung Quốc năm 1999, Uỷ ban chứng khoán thành lập Uỷ ban xem xét vấn đề Phát hành và niêm yết chứng khoán (Public Offering and Listing Review Committee) với chức năng kiểm tra, thẩm định các hồ sơ dựa trên các tiêu chuẩn quy định trong Luật, kết hợp với tham khảo ý kiến của các chuyên gia hàng đầu trong ngành nhằm lựa chọn và phê chuẩn những doanh nghiệp được phép phát hành.

Một công ty muốn phát hành chứng khoán rộng rãi ra công chúng phải đáp ứng được những yêu cầu sau, theo Những quy định liên quan đến việc phát hành, niêm yết chứng khoán (2000): Cổ đông sáng lập không được có một sự vi phạm 35

pháp luật nào trong vòng 3 năm gần nhất và phải nắm giữ ít nhất 35% tổng số vốn thành lập của công ty, tương đương với ít nhất là 30 triệu Nhân dân tệ (3,7 triệu USD). Cổ phần phát hành rộng rãi ra công chúng phải chiếm ít nhất 25% tổng số vốn cổ phần của công ty phát hành. Cổ phần phát hành cho người lao động của công ty không vượt quá 10% tổng vốn cổ phần. Đối với những công ty có tổng vốn cổ phần từ 400 triệu Nhân dân tệ trở lên (48 triệu USD), việc phát hành chứng khoán phải được Uỷ ban chứng khoán Nhà nước phê chuẩn, với mức phát hành ra công chúng không vượt quá 25% tổng vốn cổ phần, nhưng không dưới 15%.

Để đảm bảo thị trường IPO hoạt động có hiệu quả, Uỷ ban chứng khoán Trung Quốc điều chỉnh để hệ số P/E (Price/Equity) luôn nằm trong khoảng 15 đến 20, tức là thấp hơn nhiều so với tỷ số P/E trên thị trường thứ cấp (thường ở mức trung bình là 40). Điều đó khiến cho thị trường sơ cấp trở nên tương đối an toàn. Theo Luật chứng khoán Trung Quốc, khi có sự bảo lãnh phát hành chứng khoán, giá chứng khoán sẽ được định trên cơ sở có sự thương lượng với nhà bảo lãnh, và được sự phê chuẩn của Uỷ ban Chứng khoán.

3.1.2.Thị trường thứ cấp

Hệ thống giao dịch chứng khoán của Trung Quốc gồm hai Sở giao dịch với 131 công ty chứng khoán và 2900 đại lý trung gian chứng khoán ở hầu hết các thành phố vừa và lớn. Sở giao dịch Chứng khoán Thượng Hải và Sở giao dịch Chứng khoán Thẩm Quyến là những tổ chức pháp nhân không nhằm mục đích lợi nhuận, được quản lý bởi một Ban giám đốc. Chỉ những thành viên đầy đủ (full members)

(các tổ chức liên quan đến kinh doanh chứng khoán được phê chuẩn) mới được thực hiện các hoạt động mua bán trên Sở giao dịch.

Để giảm thiểu các công việc hành chính, hai Sở giao dịch này đã áp dụng một hệ thống giao dịch được vi tính hoá trên nguyên tắc ưu tiên theo thứ tự giá trước, thời 36

gian sau. Hệ thống này được trang bị bởi mạng truyền hình vệ tinh, có khả năng khớp lệnh với tốc độ 5000 giao dịch mỗi giây.

BẢNG 1: Doanh thu trên hai Sở giao dịch Chứng khoán của Trung Quốc 1992- 2002

Đơn vị: Tỷ nhân dân tệ

Doanh thu 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Cổ phiếu 68,1 366,7 812,7 403,6 2133,2 3072,1 2354,4 3131,9 6082,6 3830,5 2799,1 Trái phiếu - - - - 1803,9 1647,7 2166,2 1828,4 1911,9 2041,7 3324,9

Nguồn: China Securities and Future Statistical Yearbook (2003)

3.2.Hàng hoá trên Thị trường Chứng khoán Trung Quốc

Sau khi hai Sở giao dịch Chứng khoán được thành lập, có hai loại chứng khoán được phát hành bởi các công ty Trung Quốc là chứng khoán loại A và chứng khoán loại B. Chứng khoán loại A dành riêng cho người Trung Quốc, chủ yếu giao dịch bằng đồng nhân dân tệ. Chứng khoán loại B được định giá bằng đồng nhân dân tệ nhưng được giao dịch, mua bán bằng ngoại tệ, và chỉ có người nước ngoài mới được phép giao dịch. Thị trường chứng khoán B được mở cửa cho nhà đầu tư trong nước kể từ tháng 2 năm 2001. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng được phép tiếp cận thị trường chứng khoán A kể từ ngày 1/12/2002. Ngoài ra, còn có chứng khoán H, phát hành bởi các công ty Trung Quốc và giao dịch trên Sở giao dịch Chứng khoán Hồng Kông, chứng khoán N trên Sở giao dịch chứng khoán New York, chứng khoán S trên Sở giao dịch chứng khoán Singapore. Tỷ lệ của chứng khoán N và S so với các chứng khoán còn lại là rất nhỏ.

37

Tính đến 6/2003, các công ty niêm yết đã phát hành 611 tỷ cổ phiếu với tổng giá trị thị trường đạt 4162,953 tỷ nhân dân tệ, tổng giá trị thị trường của các cổ phiếu được phép giao dịch đạt 704,487 tỷ nhân dân tệ. Bên cạnh đó, các công ty Trung Quốc đã phát hành 81 loại chứng khoán trên thị trường chứng khoán Hồng Kông và các thị trường nước ngoài khác. Ngoài ra, các nhà phát hành của Trung Quốc kết hợp với các công ty ở nước ngoài, phát hành 71 loại cổ phiếu thượng hạng trên Sở giao dịch Hồng Kông với tổng vốn huy động đạt 44,02 tỷ USD.(1)

(1)Nguồn: China’s Securities Market

www.oecd.org/dataoecd/5/32/18469881.pdf.

BẢNG 2: Bảng tổng kết hàng hoá trên thị trường chứng khoán Trung Quốc 1992-2002 1992 1998 1999 2000 2001 2002 Cổ phiếu phát hành (tỷ cổ phiếu) 6,9 252,7 308,9 379,2 521,8 587,5 Cổ phiếu giao dịch (tỷ cổ phiếu) 3,8 215,4 293,2 475,8 315,2 301,6 Tín phiếu kho bạc phát hành (tỷ RMB) 46,1 380,9 401,5 465,7 488,4 593,4 TP chính phủ phát hành (tỷ RMB) 68,4 14,8 15,8 8,3 14,7 32,5 TP giao dịch (triệu trái phiếu) - 203,1 170,7 197,9 204,7 329,2

Nguồn: China Securities and Futures Statistical Yearbook (2003)

Bảng trên cho thấy số lượng và giá trị các loại hàng hoá trên thị trường chứng khoán Trung Quốc đều tăng mạnh, trong đó cổ phiếu và tín phiếu kho bạc chiếm ưu thế về cả tỷ trọng và tốc độ tăng.

38

3.3.Các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung Quốc

Khi mới thành lập, trên hai Sở giao dịch chỉ có 10 công ty niêm yết. Cùng với quá trình đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước và sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán, tổng số công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung Quốc đã đạt đến con số 1250 vào cuối tháng 6 năm 2003, trong đó có

111 công ty phát hành chứng khoán loại B. (2)

BẢNG 3:Sự thay đổi số lượng công ty niêm yết trong nước trên thị trường chứng khoán Trung Quốc 1992-2002

Đơn vị: Số công ty

1992 1998 1999 2000 2001 2002

53 851 949 1088 1160 1224

Nguồn: China Securities and Futures Statistical Yearbook (2003)

Một doanh nghiệp muốn được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán phải hoạt động dưới hình thức một công ty cổ phần và được phê chuẩn bởi các cơ quan

(2)Nguồn: China’s Securities Market www.oecd.org/dataoecd/5/32/18469881.pdf.

chức năng, quan trọng nhất là Uỷ ban thương mại và kinh tế nhà nước. Theo Luật công ty và Các quy định về phát hành và giao dịch chứng khoán, một công ty muốn được niêm yết phải thoả mãn các điều kiện: 1) Là một công ty được thành lập hoặc chuyển đổi sang hình thức một công ty cổ phần, được phê chuẩn bởi cơ quan có thẩm quyền và phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng. 2) Tổng mệnh giá cổ phiếu phát hành không ít hơn 50 triệu Nhân dân tệ (6 triệu USD). 3) Có lợi nhuận trong 3 năm hoạt động gần nhất. 4) Có ít nhất 1000 cổ đông mỗi người nắm giữ lượng cổ phiếu có tổng mệnh giá không dưới 1000 nhân dân tệ, cổ phần dành cho

39

công chúng phải chiếm ít nhất 25% tổng số vốn cổ phần. Với những công ty có tổng

Một phần của tài liệu Các chứng từ tài chính có nguồn gốc chứng khoán (chứng từ phái sinh) (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w