V.VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

Một phần của tài liệu Các chứng từ tài chính có nguồn gốc chứng khoán (chứng từ phái sinh) (Trang 27)

QUỐC DÂN

Thị trường chứng khoán là một định chế tài chính không thể thiếu trong một nền kinh tế thị trường phát triển. Với chức năng là một kênh dẫn vốn quan trọng trong nền kinh tế, thị trường chứng khoán có những vai trò sau đây:

1.Huy động vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp, một lĩnh vực mà ngân hàng thương mại chưa thể đáp ứng

Trong một nền kinh tế thị trường, khi cạnh tranh diễn ra ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp luôn ở trong trạng thái khát vốn để đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất. Nhu cầu đó có thể được đáp ứng từ hai nguồn: vay vốn từ các ngân hàng 27

thương mại hoặc huy động vốn qua thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, đặc điểm của cơ chế huy động vốn của ngân hàng thương mại là tiền gửi không kỳ hạn và ngắn hạn là rất lớn. Các ngân hàng thương mại, do đó, khó có khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp. Mặt khác, việc vay vốn từ ngân hàng thương mại gặp phải những trở ngại của một kênh dẫn vốn gián tiếp.

Trong trường hợp này, thị trường chứng khoán thực sự có ưu thế hơn và đang ngày càng trở thành nguồn huy động vốn trung và dài hạn quan trọng nhất trong nền kinh tế quốc dân.

2.Lưu thông và phân bổ hiệu quả nguồn vốn

Thị trường chứng khoán góp phần điều hoà vốn giữa các ngành trong nền kinh tế quốc dân, do đó, tạo nên sự phát triển nhanh và đồng đều của nền kinh tế. Sở dĩ như vậy vì các nhà đầu tư rất nhạy cảm với những biến động trong tình hình kinh doanh của các tổ chức phát hành nói riêng và của các ngành kinh tế nói chung. Trên thị trường thứ cấp, việc mua đi bán lại chứng khoán sẽ giúp điều hoà vốn giữa ngành thừa vốn với ngành thiếu vốn. Việc chuyển hướng đầu tư thông qua chứng khoán rất đơn giản, không khó khăn như các hình thức đầu tư bằng tài sản cố định như trang thiết bị, máy móc. Do đó, nhờ thị trường chứng khoán mà “tính ỳ” của đầu tư vào sản xuất được phá vỡ, tạo ra những động năng cho sản xuất và kinh doanh.

3.Thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Trong suốt thập kỷ 80, thị trường vốn thế giới bắt đầu chuyển sang xu hướng thống nhất toàn cầu. Đó là kết quả của việc nhận thức rõ lợi ích của việc đa dạng hoá các danh mục đầu tư, sự tự do hoá trên các thị trường chứng khoán, sự phát triển của khoa học công nghệ thông tin, nhu cầu về những nguồn vốn mới của các

28

tập đoàn đa quốc gia trên thế giới. Cùng với quá trình này, vai trò thu hút vốn đầu tư nước ngoài của thị trường chứng khoán ngày càng trở nên quan trọng.

Hình thức thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng chứng khoán được thực hiện bằng một trong hai cách: hoặc là thu hút nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào chứng khoán trong nước, hoặc là đưa chứng khoán của các doanh nghiệp trong nước đi niêm yết trên TTCK nước ngoài. Trên thị trường chứng khoán New York, Mỹ, có chứng khoán của 470 công ty nước ngoài đến từ 51 quốc gia khác nhau trên thế giới. Trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc, nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ đến 30% tổng giá trị thị trường của các loại chứng khoán niêm yết. Với cách làm như vậy các công ty này không chỉ huy động được vốn mà còn giới thiệu được công ty mình ra thị trường thế giới, nâng cao uy tín, hình ảnh và tránh nguy cơ bị thâu tóm bởi một tổ chức hùng mạnh khác.

4.Giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế, tài chính

Ngân sách nhà nước là nguồn tài chính quan trọng để nhà nước thực hiện các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của mình. Việc tăng thu ngân sách được thực hiện thông qua thu thuế hoặc là phát hành trái phiếu Nhà nước. Do đó, thị trường chứng khoán chính là một phương tiện giúp Nhà nước huy động vốn nhàn rỗi của nhân dân cho các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của mình.

5.Kích thích các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả

Một điểm mạnh của thị trường chứng khoán so với kênh dẫn vốn gián tiếp chính là tính công khai, trong đó, các nhà đầu tư có quyền theo dõi, đánh giá, kiểm soát tình hình tài chính của tổ chức phát hành một cách dễ dàng. Với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, các nhà đầu tư phản ứng hết sức nhạy cảm với những thay đổi trong kết quả kinh doanh của doanh nghiệp phát hành. Do đó, để huy động được vốn và duy trì 29

nguồn vốn đó, các tổ chức phát hành phải kinh doanh có hiệu quả và đúng pháp luật. Thị trường chứng khoán đã thực sự đặt các doanh nghiệp vào cơ chế thị trường, buộc họ phải sản xuất kinh doanh lành mạnh và có kết quả cao nhất.

6.Thị trường chứng khoán là phong vũ biểu cho nền kinh tế

Thị trường chứng khoán phản ánh tình trạng của các doanh nghiệp, những đơn vị làm nên nền kinh tế quốc dân, do đó, nó cũng đồng thời là công cụ đánh giá nền kinh tế quốc dân.

Khi một nền kinh tế đang tăng trưởng lành mạnh, tức là các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, lợi nhuận tăng và giá chứng khoán cũng tăng, dung lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán cũng tăng. Mức độ sôi nổi của thị trường chứng khoán phản ánh mức độ hưng thịnh của nền kinh tế quốc dân. Ngược lại, một nền kinh tế sa sút sẽ dẫn đến sự ảm đạm, trì trệ trên thị trường chứng khoán.

Thị trường chứng khoán, do đó, chính là phong vũ biểu cho nền kinh tế quốc dân, mà dựa vào đó, các nhà hoạch định chính sách và quản lý phân tích, dự đoán để đưa ra những chính sách điều tiết nền kinh tế cho phù hợp. Đến lượt nó, chính thị trường chứng khoán lại là điểm được tác động để điều tiết nền kinh tế quốc dân. Trong những năm 90, nền kinh tế Nhật Bản đã có nguy cơ nổ ra cuộc khủng hoảng thừa, nền kinh tế “quá nóng”, có lúc được ví “căng như bong bóng xà phòng”. Để điều tiết nền kinh tế, các nhà quản lý đã chọn giải pháp “làm lạnh” nền kinh tế, trong đó, thị trường chứng khoán chính là điểm cần “đóng băng” với mục đích làm giảm đầu tư trong nước.

30

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Các chứng từ tài chính có nguồn gốc chứng khoán (chứng từ phái sinh) (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w