Đánh giá chung về tình hình kinh doanh xuấtkhẩu hàng nông_lâm sản của công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông _ lâm sản của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ bình liêu (Trang 45)

nông_lâm sản của công ty

Công ty Cổ Phần Thương Mại và Dịch Vụ Bình liêu cũng như bao doanh nhgiệp khác, trong thời gian qua đều chịu sự tác động của sự biến động kinh tế, chính trị , tài chính thế giới nhưng công ty cổ phần thương mại và dịch vụ bình liêu đã đạt được những thành tựu đáng kể trong kinh doanh xuất khẩu hàng nông _lâm sản. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những tồn tại nhất định mà công ty cần phải giả quyết.

•Thành tựu

- Ổn định được các mặt hàng xuất khẩu, số lượng xuất khẩu tùng mặt hàng ngày càng tăng. Công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu và xúc tiến tiêu thụ hàng xuất khẩu đang từng bước được hình thành để thích ứng với môi trường kinh doanh mới.

- Chất lượng hàng của công ty đang ngày một nâng cao. Từ chỗ hàng của công ty chưa xâm nhập được vào các thị trường yêu cầu chất lượng khá cao như Nà Lièng, Phòng Thành, nay thị trường này đã được tiêu thụ một số

mặt hàng xuất khẩu của công ty.

- kim ngạch xuất khẩu cua công ty qua các năm đều có xu hướng tăng nhờ đó mà tạo việc làm ổn định cho anh em công nhân cũng như giúp nhiều dân tộc trên địa bàn huyện bao tiêu đầu ra cho các sản phẩm nông _ lâm sản.

•Tồn tại và nguyên nhân

- Trong nững năm qua, phần lớn hàng ông _ lâm sản xuất khẩu của công ty ở dạng thô hoặc mới qua sơ chế nên chất lượng chưa cao, chỉ đáp ứng được một phần nhỏ yêu cầu chung của các thị trường khó tính và nhiều tiềm năng như Phòng Thành, Nà lièng và một số thị trường khác. Có rất nhiều nguyên nhân làm cho hàng xuất khẩu của công ty chưa cao:

+ Trước hết xuất phát từ hoạt động sản xuất hàng nông _lâm sản từ các nhà cung ứng, công ty cổ phần có chức năng kinh doanh xuất khẩu hàng nông _lâm sản song lại không trực tiếp tổ chức sản xuất hàng hóa để xuất khẩu. Do vậy chất lượng các mặt hàng xuất khẩu của công ty hoàn toàn phụ thuộc vào hoạt động sản xuất hàng nông_lâm sản của các nhà cung ứng nhưng trong thời gian qua, các nhà cung ứng chưa thực sự quan tâm đầu tư công nghệ cũng như học hỏi khoa học kỹ thuật để để tuyên truyền cho các hộ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm, bên cạnh đó hoạt động sản xuất hầu như mang tính tự phát, tự phát. Do vậy mà nông dân thíh trồng loại cây nào, giống nào, thời vụ gieo trồng, kỹ thuật gieo trồng như thế nào là tùy. Vì thế có hiện tượng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học và các loại thuốc tăng trưởng được sử dụng một cách bừa bãi. Nhiều vùng, nhiều địa phương, nhiều hộ nông dân chạy theo năng suất, số lượng, chưa chú ý đến chất lượng. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng hàng nông_lâm sản xuất khẩu của công ty chưa cao.

+ Công tác chế biến bảo quan hàng sau khi thu mua cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng hàng xuất khẩu của công ty. Trong thời gian qua công ty

chưa đầu tư thích đáng cho công tác chế biến hàng xuất khẩu nên hàng xuất khẩu của công ty chủ yếu ở dạng thô hoặc qua sơ chế nên giá trị xuất khẩu thấp và chưa thâm nhập được các thị trường khó tính. Chẳng hạn: Quả hồi Trung quốc chỉ dùng dầu của nó nhưng công ty chưa có công nghệ để chế biến dầu của quả hồi để xuất khẩu nên công ty chỉ xuất khẩu quả hồi để trung quốc chế biến. Vỏ quế cũng vậy cũng đươc dùng để chế dầu nhưng công ty cũng chỉ xuất khẩu vỏ quế để trung quốc chế biến dầu.

Thông thường một kho chứa hàng nông, lâm sản phải đáp ứng được những tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định như phải vệ sinh, có nhiệt độ và độn ẩm thích hợp với đặc tính của từng mặt hàng nhằm hạn chế sự biến dạng, biến chất, nấm mốc. Trong khi đó kho chứa của công ty chỉ đơn thuần là kho chứa hàng chứ chưa đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật. Do vậy đã gây ảnh hưởng đến chất lượng hàng xuất khẩu của công ty nhiều khi còn gây ảnh hưởng đến uy tín công ty.

- Chiến lược kinh doanh của công ty cũng chưa rõ ràng

Khi có một chiến lược rõ ràng, công ty sẽ biết được đâu là thị trường trọng điểm và đâu là mặt hàng chủ lực, cách thức thâm nhập vào thị trường trọng điểm như thế nào trong những năm tiếp theo. Khi ấy công ty sẽ có một sự chuẩn bị chu đáo cho các công việc sau này. Chẳng hạn: nếu biết được mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong những năm tiếp theo công ty sẽ có thu mua dự trữ hoặc tạo nguồn cung cấp ổn định thông qua việc thiết lập tốt mối quan hệ với người sản. Đồng thời công ty sẽ tập trung nguồn lực vào công tác bảo quản và chế biến nhằm nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu. Hoặc khi xác định được tị truwờng chủ lực công ty sẽ có chính sách marketing để thức đẩy xuất khẩu hàng hóa nhưng một thực tê đang tồ tại ở công ty hiện nay là chiến lược của công ty còn rất chung chung, chính vì vậy mà hoạt động xúc tiến thương mại cũng rất yếu, công ty không tập chung nguồn lực của mình vào

bất cứ mặt hàng nào, hoạt động của công ty dàn trải trên tất cả các mặt hàng. bởi thế công ty không mạnh ở bất cứ mặt hàng nào. Nguyên nhân là do:

+ công ty thiếu thông tin về sự biến độnh giá cả, cung, cầu... trên thị trường

+ ngoài ra sự việc này còn bị gây ảnh hưởng bởi nhân lực trong công ty. Hiện tại nếu phân theo độ tuổi thì có trên 70% là từ 28-30 tuổi, là nhân viên trẻ chiếm đa số, song kinh nghiệm thị trường trường thì chưa có, xét theo trình độ thì trình độ đại học là cao nhất, chưa có cán bộ công nhân nào có trình độ trên đại học.

Bảng số liệu 2.8BẢNG CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO TRÌNH ĐỘ CỦA

CÔNG TY Đơn vị: người Năm Số Trình độ Đại học Cao đẳng

Trung cấp Công nhân kỹ thuật 2007 34 6 11 3 14 2008 38 8 11 3 16 2009 42 12 10 3 17 2010 42 14 9 2 17 2011 46 18 12 0 16

(nguồn:Bảng cơ cấu lao động của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ bình liêu)

Có thể thấy trình độ đại học ngày càng tăng nhưng hầu hết là sinh viên mới tốt nghiệp ra trường do đó chưa từng trải nghiệm thị trường hoặc là sinh

viên tại chức nên trình độ chỉ trên bằng cấp không phát huy được thực tế vì họ chỉ học để lấy bằng chứ không quan tâm đến kiến thức.

Qua phân tích tình hình của công ty ta thấy việc đề ra một chiến lược kinh doanh rõ ràng là sự cần thiết đối với công ty trong thời gian tới. một chiến lược kinh doanh rõ ràng là phải nêu rõ mục tiêu và công việc cần phải làm để đạt được mục tiêu đó. Nhưng trước mắt công ty cần chỉ ra được đâu là thị trường trọng điểm và đâu là mặt hàng chủ lực vàcách thức thâm nhập vào thị trường trọng điểm trong tương lai.

- Công tác thu thập thông tin, nghiên cứu tìm kiếm thị trường của công ty chưa thực sự hiệu quả.

Thông tin là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của các doanh nghiệp. cũng như các doanh nghiệp khác, một khó khăn của công ty hiện nay là công ty rất thiếu thông tin về thị trường. do thiếu thông tin nên công ty phản ứng không được nhanh nhạy với thị trường và không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Đồng thời không có thông tin nên công ty rất khó nắm bắt cơ hội kinh doanh. Khi giá thị trường lên cao thì công ty lại không có hàng để xuất và ngược lại khi giá thị trường cao thì công ty lại dư thừa hàng hóa, phải xuất với giá thấp. hiện tại công tác thu thập thông tin còn mang nặng tính hình thức, công ty chưa có một bộ phận chuyên trách đảm nhận nhiệm vụ thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường. công tác này được thực hiện bởi từng cá nhân trong nên rất yếu ớt và lẻ tẻ do đó thông tin thu thập được thường bị chế hoặc độ chính xác không cao.

- Công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu của cong ty cũng còn nhiều bất cập, bởi chưa có hệ thống dự báo thị trường nên công ty không thể dự đoán được khả năng cung ứng, sự biến động cầu về hàng hóa tại các thị trường. do vậy công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu thường rất bị động. công ty thu mua hàng chủ yếu dựa vào các đơn đặt hàng của phía trung

quốc chứ ít có sự chuẩn bị dự trữ sãn hàng để đáp ứng những đơn đặt hàng vào lúc trái vụ nên nhiều khi công ty đã bỏ lỡ cơ hội ký kết hợp đồng xuất khẩu. đặc biệt với kiểu kinh doanh chắc bán, chắc mua như hiện nay công ty dễ bị nhà cung ứng ép giá khi công ty cần lô hàng để thực hiện hợp đồng xuất khẩu; công ty mới chỉ thực hiện các hợp đồng thu mua đơn thuần mà chưa thiết lập được mạng lưới thu mua rộng khắp các cơ sở; công ty chưa có hệ thống chân hàng ổn định và có thể cung cấp hàng hóa chất lượng cao. Một trong những nguyên nhân làm cho nguồn cung cấp hàng hóa của công ty chưa ổn định là công ty không có mối liên hệ mật thiết với các nhà sản xuất, thu mua chủ yếu qua các nhà buôn nhỏ ở địa phương do đó không có sự cam kết của công ty. Các hộ sản xuất lo ngại đầu ra mà không sản xuất thường xuyên và sản xuất với số lượng không lớn. hơn nữa các hộ sản xuất thường hay bị các nhà buôn ép giá bán nên tạo tâm lý lo ngại không muốn đầu tư lâu dài.

Công tác kiểm tra chất lượgn thu mua chưa được thực hiện một cách chặt chẽ, công cụ kiểm tra rất thô sơ, chủ yếu dựa vào trực quan của cán bộ thu mua; quá trình vân chuyển hàng đi xuất khẩu chưa được giám sát theo quy trình chặt chẽ. Công ty chỉ kiểm tra chất lượng khi mua hàng chứ chưa kiểm tra, giám sát khi bốc hàng lên phương tiện vận chuyển ra bãi chuyển giao nên sảy ra hiện tượng hàng xuất khẩu khi còn ở trong kho thì tốt nhưng khi ra đến bãi chuyển hàng thi lại bị dập nhiều và có chất lượng không đảm bảo.

 Các nguyên nhân làm cho công tác thu mua của công ty chưa được thực hiện tốt

+ Vốn hạn hẹp nên công ty chưa thiết lập được mạng lưới thu mua rộgn khắp tại các cơ sở, không tổ chức liên doanh, liên kết được với các cơ sở sản xuất và không có sự trợ giúp cho các hộ gia đình sản xuất nên công ty không tạo được chân hàng ổn định. Bên cạnh đó cũng do thiếu vốn nên công ty cũng không thể đầu tư được trang thiết bị và xây dựng kho bảo quản theo đúng tiêu

chuẩn kỹ thuật.

+ công tác thưởng phạt cán bộ thu mua chưa phát huy hết tác dụng. nó chưa khuyến khích người thu mua cống hiến công sức một cách tối đa.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông _ lâm sản của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ bình liêu (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w