Tìm kiếm thị trường xuấtkhẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông _ lâm sản của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ bình liêu (Trang 32)

a.Công tác thu thập thông tin, tìm kiếm thị trường

Trong xu thế tự do hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, số lượng các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa qua lại giữa các nước trên thế giới không ngừng tăng làm cho sự cạnh tranh trong kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng khốc liệt và mạnh mẽ. Trong khung cảnh chung ấy thông tin chính là yếu tố quyết định sự thành công của bất kỳ một đơn vị kinh doanh nào. Đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng nông _lâm sản thì thông tin lại càng đóng vai trò quan trọng bởi mặt hàng nông _ lâm sản là mặt hàng rất nhạy cảm, bất kỳ một yếu tố khách quan hay chủ quan nào đều có thể gây sự biến động mạnh đến tình hình tiêu thụ mặt hàng này trên thị trường điều này sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của mỗi đơn vị.

Nhận thức được tầm quan trọng của thông tin, trong thời gian qua công ty Cổ Phần Thương Mại và Dịch Vụ Bình Liêu cũng đã quan tâm tới việc làm thế nào để có được thông tin về tình hình cung, cầu, giá cả, sự thay đổi trong tiêu dùng các mặt hàng nông _lâm sản, thông tin về các đối thủ cạnh tranh một cách nhanh nhất và đầy đủ nhất.

Tuy nhiên do nguồn vốn của công ty còn hạn hẹp nên kinh phí của công ty đầu tư cho lĩnh vực này còn khá khiếm tốn. Thêm vào đó là sự thiếu kinh nghiệm, ít am hiểu về tình hình thị trường của cán bộ công nhân viên trong công ty cho nên có thể thấy công tác thu thập thông tin của công ty còn rất hạn chế.

Các nguồn tin về thông tin rất quan trọng, đáng tin cậy và cập nhật như thông tin của trung tâm thương mại quốc tế(TTC), thông tin từ tổ chức thương mại và phát triển của Liên Hiệp Quốc(UNCTAD), thông tin của ngân hàng thế giới(WB) đều chưa được công ty khai thác, nguyên nhân là do các nguồn thông tin này có chi phí khá cao, do đó hiện nay các nguồn thông tin chính mà công ty thu thập là:

- các bản tin của các cơ quan phát hành thường xuyên. - các tạp chí kinh tế

- thông tin về thị trường giá cả của ủy ban vật giá nhà nước

- thông tin từ các cán bộ công mà công ty cử đi khảo sát thị trường nước ngoài. Tuy nhiên thông tin từ nguồn này không đáng kể do công ty thiếu kinh phí để cử cán bộ đi khảo sát thường xuyên.

- mối quan hệ với thị trường và bạn hàng cũ được công ty tiếp tục phát huy do đây là thị truờng tin tưởng và không mất nhiều chi phí trong nghiên cứu và quảng bá sản phẩm. Qua đó cũng nhờ họ giới thiệu bạn hàng và thị trường mới cho công ty.

- công ty còn tham gia các hội chợ trong và ngoài nước nhằm giới thiệu sản phẩm cũng như tìm kiếm bạn hàng. ngoài ra công ty còn dựa vào sự quen biết của cán bộ nhân viên trong công ty với khách hàng nước ngoài để thu thập thêm thông tin. Tuy nhiên những thông tin này tương đối rẻ nhưng thường không được cập nhật do đó nhiều khi gây thiệt hại cho công ty.

Song song với việc thu thập thông tin và các công tác tìm kiếm thị trường thì việc xử lý thông tin và ra các quyết định cũng vô cùng quan trọng. Những con số và sự kiện sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu nó không được xử lý kịp thời và chính xác. Nhiệm vụ của xử lý thông tin và đưa ra quyết định là phải biết được thông tin nào đúng, thông tin nào sai, thông tin nào mang lại những cơ hội và thách thức cho công ty đẻ từ đó ra quyết định biến những cơ hội

thành kết quả kinh doanh tốt, ứng phó với thách thức nhằm hạn chế rủi ro. Tuy nhiên trong thời gian qua, việc xử lý thông tin và đưa ra những quyết định của công ty còn nhiều bất cập. Thông tin thu thập được sẽ giao cho một số cán bộ phòng kinh doanh nghiên cứu đánh giá cơ hội kinh doanh sau đó sẽ trình lên ban giám đốc để ra quyết định mà chưa có cán bộ cũng như phòng nghiên cứu xuất khẩu riêng. Chính vì vậy những đánh giá được đưa ra mang tính chủ quan, chủ yếu dựa vào những kinh nghiệm ít ỏi kinh doanh trong nước về thị trường của cán bộ ở phòng kinh doanh. Do đó có thể thấy công tác thu thập thông tin cũng như tìm kiếm thi trường và bạn hàng tiêu thụ của công ty hiện nay còn rất nhiều hạn chế. Công ty vẫn chưa có một bộ phận riêng đảm nhiệm công tác tìm kiếm và nghiên cứu thị trường, công tác này chưa được đầu tư một cách thích đáng, hoạt động thực sự chưa có hiệu quả, nó mang nặng tính hình thức, hoạt động lẻ tẻ, yếu ớt, thụ động và không có kế hoạch. Chính vìvậy mà trong thời gian qua công ty chỉ xuất khẩu được những gì mà khách hàng yêu cầu hoạch những mặt hàng đã xuất khẩu lâu năm chứ chưa tự nghên cứu tìm hiêủ được nhu cầu của khách hàng và tìm cách thoải mãn nhu cầu của khách hàng. vì vậy mà lợi nhuận công ty thu được từ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu chưa tương xứng với tiềm năng của công ty. Vì thế để hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn trong tương lai công ty cần phải nhìn nhận, tổ chức laị công tác thu thập thông tin, tìm kiếm thị trường và bạn hàng tiêu thụ.

b. Lựa chọn thị trường và bạn hàng xuất khẩu hàng nông _lâm sản của công ty

Trong kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và xuất khẩu hàng nông _lâm sản nói riêng, việc tìm kiếm và lựa chọn thị trường tiêu thụ là vấn đề quan trọng đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục và đạt hiệu quả cao. Hiện nay công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Bình Liêu đã có quan hệ

kinh doanh xuất khẩu hàng nông _lâm sản với hơn 20 bạn hàng cũng như công ty tại Đồng Trung, Đông Hương, Pản Pạt, Nà Lièng, Phòng Thành.

Bảng số liệu 2.4THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG _LÂM SẢN

CỦA CÔNG TY N¨m ThÞ trêng 2007 2008 2009 2010 2011 Đồng Trung 80,64 78,71 83,85 82,5 85 Đông Hương 9,45 10,32 8,02 11,00 7,4 Pản Pạt 6,25 6,38 4,95 5,00 4,5 Nà Lièng 2,47 2,97 1,92 0,7 2,1 Phòng Thành 1,14 1,62 1,46 0,8 1,0

(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh 2007-2011)

Qua bảng số liệu trên ta thấy Đồng trung là khu vực nhập khẩu hàng nông _lâm sản lớn nhất của công ty trong 5 năm nghiên cứu, phần lớn trên 80% lượg hàng xuất khẩu. Vốn dĩ Đồng trung là nơi luôn dẫn đầu về nhập khẩu các mặt àng nông_lâm sản của công ty là vì giáp với của khẩu Hoành Mô do đó dễ dàng vận chuyển hàng hóa, tốn ít chi phí qua lại giữa đôi bên đây là một cơ hội để nâng cao sức mạnh cạnh tranh về giá sản phẩm, hơn nữa Đồng Trung cũng là khu vực có số bạn hàng lớn nhất, thường xuyên quan hệ với công ty, bởi vậy việc ký kết và đàm phán các hợp đồng cũng dễ được thực hiện. Bên cạnh đó xuất khẩu sang Đồng Trung công ty cũng giảm được chi phí nghiên cứu thị trường vì giáp với của khẩu Hoành Mô nên công ty không phải thường xuyên nghiên cứu cũng dễ nắm bắt được tình hình thông tin về bạn hàng, về nhu cầu, giá cả. Đường vận chuyển hàng từ các kho của công ty cổ phần thương mại ra của khẩu cũng không xa nên lượng hàng xuất khẩu sang Đông Trung chiếm tỷ trọng lớn cũng dễ hiểu. Hơn nữa các khác hàng ở

đây yêu cầu về chất lượng sản phẩm và mẫu mã không cao phù hợp với chất lượng sản phẩm của công ty. Thêm vào đó cửa khẩu Hoành Mô nằm trên địa bàn huyện bình liêu mà trên địa bàn huyện chỉ có duy nhất công ty Cổ Phần Thương Mại Và Dịch Vụ Bình Liêu kinh doanh xuất khẩu, do đó khi xuất khẩu sang Đồng Trung chỉ có công ty cổ phần thưong mại và dịch vụ bình liêu nên lượng hàng nhập khẩu của Đồng Trung đều do công ty xuất sang. Không phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước khác ngoài thị truờng nội địa.

Đứng thứ hai trong bảng nhập khẩu hàng nông _lâm sản của công ty là cửa khẩu Đông Hương của Trung Quốc, đây là cửa khẩu giáp với cửa khẩu Móng Cái của việt Nam, cũng là một cửa khẩu nhưng số hàng hóa của công ty xuất sang khu vực này lại ít hơn là vì Móng Cái là cửa khẩu lớn nên có rất nhiều doanh nghiệp khác cạnh tranh trong việc xuất khẩu các mặt hàng trên, hơn nữa chi phí vận chuyển cũng lớn hơn vì xa hơn không giống như Đồng Trung, do đó Đông Hương chỉ nhập khẩu những mặt hàng thiếu hoạc nhập từ Móng Cái chưa đủ để bổ xung cho nhu cầu của mình. Về phía công ty cũng chưa chú ý nhiều đến việc thức đẩy xuất khẩu sang thị trường này vì tính cạnh tranh ở đây rất cao mà chất lượng sản phẩm của công ty khó cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp khác.

Ta thấy Phòng Thành và Nà Lièng là hai khu vực chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong quan hệ kinh doanh xuất khẩu hàng nông _ lâm sản của công ty, đây là hai khu vực cách xa biên giới, bên cạnh đó kinh tế cũng khá phát triển đặc biệt là Phòng Thành do đó được công ty đáng giá đây là một thị trường tiềm năng nhưng cũng khó tính vì kinh tế phát triển hơn nên thu nhập của người tiêu dùng cao hơn do đó họ yêu cầu chất lượng sản phẩm cao hơn, tuy nhiên với điều kiệt hiện tại thì công ty chỉ cung cấp được một số mặt hàng đáp ứng được nhu cầu của khu vực này do vậy lượng hàng xuất khẩu sang khu vực này chiếm tỷ trọng ít hơn rất nhiều đặc biệt so với Đồng Trung.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông _ lâm sản của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ bình liêu (Trang 32)