Những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thực hiện ý thức pháp luật về

Một phần của tài liệu Xây dựng ý thức pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay (Trang 73)

về bình đẳng giới ở Việt Nam

2.3.3.1. Ảnh hưởng của định kiến giới tác động đến tư tưởng, tâm lý tiêu cực, lạc hậu

Định kiến giới là nhận định của mọi người trong xã hội về những gì mà phụ nữ và nam giới có khả năng và các hoạt động mà họ có thể làm với tư cách họ là nam hay nữ. Định kiến giới ảnh hưởng đến sự phát triển cá nhân và quan niệm của những người xung quanh. Định kiến giới đã làm cho nam giới luôn phải cương lên trong vị trí lãnh đạo là công việc không thích hợp đối với phụ nữ đi đến đánh giá khắt khe hoặc cho rằng không cần khuyến khích phụ nữ làm quản lý. Định kiến giới là yếu tố làm hạn chế sự nhận thức đầy đủ và khách quan về năng lực của phụ nữ. Khi quan niệm định kiến giới được phổ cập trong xã hội thì người ta thường coi đó là khuôn mẫu và phẩm chất chung trong cuộc sống. Các chuẩn mực mà xã hội quy định cho phụ nữ và nam giới phải nên như thế nào và có những hoạt động gì phù hợp với họ, ví dụ như phụ nữ nên duyên dáng và nam giới nên dũng cảm.

Định kiến giới còn rất phổ biến trong xã hội vì chúng đã ăn sâu, bắt rễ trong nhận thức của nhiều người trong xã hội và trở thành lực cản trong quá trình thực hiện các chế độ, chính sách, chương trình, kế hoạch trên mọi lĩnh vực. Định kiến giới có tác động xấu về vị trí, thái độ và những hoạt động của nam và nữ đặc biệt là hạn chế những mong muốn, dự định phát triển cá nhân và cả việc đón nhận những cơ hội và điều kiện phát triển, đặc biệt đối với phụ nữ. Vì vậy, để thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến về giới phải có sự tham gia của toàn xã hội, hướng vào việc tạo cơ hội, điều kiện phát triển bình đẳng cho cả nam và nữ. Trong chính sách và kế hoạch phát triển xã hội trên mọi lĩnh vực cần phải có sự bình đẳng giữa nam và nữ và xóa bỏ tác động của định kiến giới.

Định kiến giới gây ra cho các giới định kiến những mặc cảm, những ảo giác về trách nhiệm, tính cách, năng lực của mình và trở thành tính chất tự nhiên của giới. Điều này sẽ tồn tại từ thế hệ này sang thế hệ khác và trở thành các chuẩn mực của xã hội. Khi định kiến giới xuất hiện thì phân biệt cũng diễn ra và

67

cách con người xây dựng hình tượng đàn ông, đàn bà như một sự phân biệt. Cho dù định kiến giới có thể hiện diện bằng nhiều gương mặt, đường nét, sắc màu nhưng hệ lụy chung của nó vẫn là sự phân biệt nam nữ và theo đó là sự bất bình đẳng mà sự thua thiệt vẫn nghiêng về những người phụ nữ. Cho đến bây giờ những câu “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, “Đàn ông nông nổi giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”… vẫn còn phần nào giá trị của nó trong cộng đồng xã hội và gia đình. Phôi thai từ một nước nông nghiệp lạc hậu, thủ cựu lại chịu ảnh hưởng tư tưởng phong kiến hàng ngàn năm nên định kiến giới ở nước ta tồn tại sâu khiến cho sự phân biệt đối xử đến mức bất bình đẳng đã “đóng đinh” lên nhiều thế hệ, nhiều cuộc đời. Sự bất bình đẳng này đã chi phối việc trao quyền cho phụ nữ dẫn đến hạn chế vai trò của người phụ nữ trong việc tham gia các hoạt động xã hội trong khi họ có rất nhiều tiềm năng.

Không chỉ trong môi trường xã hội, định kiến giới còn mang gương mặt khác trong gia đình. Nó thể hiện ở cách cư xử mà đỉnh điểm là các hành vi bạo lực giới, ở sự phân công lao động, ở tư tưởng trọng con trai, xem thường con gái. Người chồng tự cho mình là người có quyền hành cao nhất, chi phối mọi thành viên trong gia đình, đặc biệt là người vợ. Vẫn bởi cái quan niệm “Đàn ông nông nổi giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu” nên người vợ thường không có tiếng nói trong gia đình. Nếu có chăng cũng không phải là tiếng nói quyết định. Trong khi mọi việc trong gia đình và thấu hiểu con cái thường do người vợ quán xuyến, am tường. Việc phân công lao động cũng bị ảnh hưởng bởi định kiến giới. Cho rằng, việc của đàn bà, rửa bát, quét nhà, nuôi con, chợ búa…là những việc đàn ông không thể và không được động tay bởi đàn ông cần làm những việc lớn lao hơn. Vì vậy, một lần nữa, gánh nặng định kiến lại đè lên vai người phụ nữ. Sự bất bình đẳng ngàn đời ấy dường như đến nay vẫn còn tồn tại và thậm chí còn nặng nề hơn bởi người phụ nữ ngày nay, ngoài công việc nội trợ họ còn phải lao động kiếm sống. Theo thông báo chính thức của ủy ban Quốc gia vì sự Tiến bộ của Phụ nữ, thời gian lao động của nữ thường cao hơn nam giới 3 - 4 h/ ngày. Khoảng thời gian vượt trội này chính là công việc nội trợ không tên và không được trả công. Sự

68

phân chia bất hợp lý công việc nội trợ làm người vợ mệt mỏi, thay đổi tính cách theo chiều hướng xấu, giảm tình yêu đối với chồng, không có đủ thời gian để chăm sóc bản thân, theo đuổi những sở thích và phát triển nghề nghiệp chuyên môn. Về phía các ông chồng, họ trở nên ích kỷ, ỷ lại, chán vợ, có quá nhiều thời gian rảnh rỗi để đi tìm những thú vui riêng, những cuộc tình ngoài luồng làm sứt mẻ hạnh phúc gia đình. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bạo lực gia đình mà nạn nhân đau khổ đa phần là phụ nữ.

Mặc dù định kiến giới hiện nay đã phần nào giảm bớt song nhận thức xã hội vẫn chưa thoát khỏi những quan niệm đã tồn tại từ thời phong kiến. Điều này khiến cho đặc quyền vẫn nghiêng về phía nam giới và người phụ nữ vẫn bị yếu thế. Từ đó gây áp lực cho cả hai giới đối với việc thực hiện vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của mình trong cuộc sống, đồng thời là nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng bất bình đẳng giới. Tiến trình đi tới mục tiêu bình đẳng giới sẽ rất khó khăn nếu như không xóa bỏ được rào cản định kiến giới.

2.3.3.2. Ảnh hưởng của việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Mục tiêu bình đẳng giới là xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội, trong đời sống xã hội và gia đình. Việc xây dựng hành lang pháp lý thống nhất, hoàn thiện để quy định về vấn đề này có một ý nghĩa rất lớn, bảo đảm được quyền lợi của nữ giới trong quá trình công tác, mặt khác nâng cao ý thức trách nhiệm của các bên liên quan trong việc xóa khoảng cách về giới một cách hiệu quả. Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị là mục tiêu Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trong giai đoạn 2011 - 2020. Đây có thể xem là bước tiến mới trong việc nâng cao nhận thức của các tầng lớp, các cấp, các ngành về vấn đề bình đẳng giới. Tuy nhiên, khi triển khai đã bộc lộ một số vướng mắc chưa có sự thống nhất ngay trong các văn bản luật. Chính điều này đã làm cho người dân có thái độ hoài nghi về việc đảm bảo bình đẳng giới thật sự trong cơ sở pháp lý được Nhà nước ghi nhận và bảo vệ.

69

Điều 145 của Bộ luật Lao động (2002) sửa đổi bổ sung hiện hành quy định: người lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng khi có điều kiện về tuổi đời và thời gian đã đóng bảo hiểm. Theo đó, nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi... và đóng bảo hiểm xã hội được 20 năm trở lên. Quy định này khi xây dựng luật, các nhà làm luật cho rằng, việc cho nữ được nghỉ hưu sớm 5 năm so với nam là sự ưu tiên nhưng thực tế lại phát sinh nhiều hệ lụy từ quy định vì nhiều người được nghỉ hưu sớm 5 năm nhưng lại chưa đủ năm công tác để được tính lương hưu. Nếu quy định như trên sẽ rất thiệt thòi cho lao động nữ. Thực tế hiện nay, có rất nhiều người là nữ giới do sức khỏe, trình độ, tay nghề cao, mặc dù đã đủ 55 tuổi nhưng họ vẫn còn khả năng lao động, mong muốn được cống hiến cho xã hội, nên thực tế họ vẫn chưa muốn nghỉ hưu. Nếu quy định như trong luật vô hình trung làm chậm tiến trình bình đẳng giới. Vì vậy, để bảo đảm được quyền lợi của nữ giới, nên quy định theo hướng mở để nữ giới có cách lựa chọn phù hợp với điều kiện sức khỏe, hoàn cảnh và khả năng của mình.

Ngoài ra vấn đề bình đẳng giới đã được quy định rất rõ tại Khoản 2 Điều 13 Luật Bình đẳng giới đó là nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh. Tại Quyết định số 2351/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 cũng nêu rõ, đến năm 2020, về cơ bản, bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Theo đó, tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị. Đây được coi là chiến lược trọng tâm của Nhà nước, của các cấp, các ngành trong việc thúc đẩy xóa khoảng cách về giới. Để đạt được mục tiêu đó, rất cần sự thay đổi về nội dung, bảo đảm tính thống nhất trong một số văn bản luật và phù hợp với thực tiễn và mục tiêu chiến lược quốc gia về bình đẳng giới. Hiện nay, việc bổ nhiệm cán bộ là nữ giới đang gặp phải một số bất cập và có rất nhiều ý kiến

70

khác nhau về vấn đề này. Việc bổ nhiệm cán bộ lần đầu vẫn đang áp dụng Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19.2.2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo. Theo đó, tuổi bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo lần đầu không quá 50 tuổi đối với nữ, đối với nam là 55 tuổi. Nữ giới hoàn toàn có khả năng chuyên môn, lãnh đạo nhưng chỉ vì đã “chạm” ngưỡng tuổi quy định mà không được bổ nhiệm làm cán bộ, lãnh đạo. Trong khi với nam giới, ngưỡng đó vẫn rộng hơn 5 năm. Thời gian 5 năm không phải là dài nhưng cũng đủ để cho nữ giới cống hiến và giải quyết rất nhiều vấn đề cho xã hội nếu được bổ nhiệm ở vị trí lãnh đạo. Thiết nghĩ, cần phải có sự điều chỉnh phù hợp, có sự thống nhất, sửa đổi kịp thời để tạo điều kiện cho nữ giới ngày càng có điều kiện tham gia vào công tác xã hội nhiều hơn.

Bên cạnh đó vấn đề lồng ghép giới mặc dù đã được pháp luật quy định, song do kỹ năng phân tích, lồng ghép giới còn hạn chế và không được thực hiện ngay từ giai đoạn đầu của quá trình soạn thảo văn bản nên chỉ mới đáp ứng một phần yêu cầu theo quy định của pháp luật. Nguyên nhân của hiện tượng này bên cạnh việc thiếu nguồn thông tin, dữ liệu đầu vào; thiếu chuyên gia; một phần là do các Ban soạn thảo chưa có nhận thức đúng về vị trí, vai trò và tầm quan trọng hoạt động này trong công tác xây dựng pháp luật... Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật chỉ dành 1 quy phạm duy nhất để nhắc lại thẩm quyền và trách nhiệm thẩm tra lồng ghép giới trong xây dựng pháp luật của Ủy ban về các vấn đề xã hội (Điều 22 Luật Bình đẳng giới). Trong khi đó, Nghị định 48/2009/NĐ-CP (ngày 19/5/2009) quy định chi tiết thi hành Luật Bình đẳng giới về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới đã dành riêng Chương III (6 điều) để quy định một cách tương đối đầy đủ và cụ thể các vấn đề chi tiết về thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện lồng ghép giới trong xây dựng pháp luật. Đây chính là điểm hạn chế của công tác xây dựng hệ thống pháp luật hiện nay.

Mục tiêu bình đẳng giới là xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội, trong đời sống xã hội

71

và gia đình. Việc xây dựng hành lang pháp lý thống nhất, hoàn thiện để quy định về vấn đề này có ý nghĩa xã hội rất lớn, bảo đảm được quyền lợi của nữ giới trong quá trình công tác, mặt khác nâng cao ý thức trách nhiệm của các bên liên quan trong việc xóa khoảng cách về giới một cách hiệu quả.

2.3.3.3. Ảnh hưởng của tuyên truyền phổ biến kiến thức giáo dục ý thức pháp luật bình đẳng giới.

Thực tế cho thấy thông qua các hình thức tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới đã giúp cho các cơ quan, tổ chức, cán bộ công chức và công dân thấy được nguy cơ, thực trạng của vấn đề bình đẳng giới qua đó có sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của bình đẳng giới đối với sự phát triển xã hội, cộng đồng. Công tác tuyên truyền bình đẳng giới đã góp phần không nhỏ vào việc thay đổi nhận thức của phụ nữ theo hướng tiến bộ về vị trí, vai trò của họ, giúp họ khẳng định được bản thân mình trong xã hội. Tuy nhiên công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức bình đẳng giới vẫn còn những hạn chế nhất định làm ảnh hưởng đến việc thực hiện bình đẳng giới.

+ Đội ngũ cán bộ quản lý

Hiện nay có thể nói một bộ phận cán bộ trong đội ngũ quản lý chưa có sự tiến bộ trong nhận thức về bình đẳng giới, nhất là trong lĩnh vực chính trị. Thực tế nam giới ở Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ lớn, có nơi gần như tuyệt đối nắm cương vị lãnh đạo, quản lý chủ chốt của các cơ quan quyền lực trong bộ máy công quyền, trong các tổ chức chính trị - xã hội. Mặc dù ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia chính trị nhưng so với nam giới thì vẫn còn rất ít và thường không giữ cương vị chủ chốt, đứng đầu. Càng ở cấp cao, càng ít nữ tham gia cương vị lãnh đạo, quản lý, càng ít và hiếm hoi hơn khi đảm trách vai trò người đứng đầu. Những hạn chế trong nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý về bình đẳng giới do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có vấn đề tuyên truyền. Đó là: Công tác tuyên truyền chưa thường xuyên, liên tục; việc cung cấp thông tin thiếu sự cập nhật, chưa làm rõ nội dung bình đẳng giới có liên quan đến lĩnh vực công tác; chưa làm nổi bật và có tính thuyết phục cán bộ lãnh đạo, quản lý trong việc nâng cao nhận thức về bình đẳng giới thông

72

qua tập huấn, hội họp. Nói cách khác, chưa làm rõ được đặc điểm riêng, có tính đặc thù về bình đẳng giới đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý qua công tác tuyên truyền

+ Đối với cộng đồng dân cư

Nhận thức vấn đề bình đẳng giới trong các nhóm xã hội còn nhiều điều đáng phải bàn và cần có những biện pháp tích cực nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức về bình đẳng giới của họ. Xét về vấn đề tuyên truyền bình đẳng giới cho các nhóm xã hội này thực tế còn nhiều bất cập như: nội dung tuyên truyền về bình đẳng giới còn chung chung, chưa sâu sát và thiếu phù hợp với tâm lý,

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Xây dựng ý thức pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay (Trang 73)