Cơ sở pháp lý quốc tế:
Bình đẳng giới không phải là vấn đề riêng của một quốc gia nào, mà nó là vấn đề chung của toàn nhân loại. Xuất phát từ thực tế, quyền của người phụ nữ bị vi phạm, bị đối xử, bóc lột nặng nề đã diễn ra ở khắp nơi trên thế giới. Cho nên vấn đề cốt lõi trong việc bảo đảm bình đẳng giới cũng chính là bảo đảm các quyền của người phụ nữ, bảo đảm quyền bình đẳng nam, nữ, đồng thời phải có những chính sách hợp lý cho mỗi giới phát huy khả năng và hưởng thụ lợi ích. Về điểm này, luật pháp quốc tế đã sớm cụ thể hóa và ghi nhận bằng các quy phạm pháp luật trong các văn kiện quốc tế về quyền con người như Hiến chương Liên hợp quốc, Tuyên ngôn nhân quyền thế giới năm 1948, Công ước về quốc tịch của phụ nữ khi kết hôn năm 1957, Công ước Giơ ne vơ về bảo hộ nạn nhân chiến tranh năm 1949, Công ước về quyền dân sự - chính trị năm 1966 và đặc biệt là sự ra đời của Công ước CEDAW năm 1979 ngày 18/12/1979 đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc phê chuẩn gồm Lời mở đầu và 30 điều. Công ước có hiệu lực từ ngày 3/9/1981. Có thể nói, đây chính là một văn kiện quốc tế tổng hợp nhất về quyền con người của phụ nữ.
Sự ra đời của Công ước CEDAW là kết quả hơn 30 năm đấu tranh của Ủy ban về địa vị phụ nữ Liên hợp quốc (CSW). Ủy ban này được thành lập năm 1946 nhằm giám sát địa vị và nâng cao quyền lợi của phụ nữ. Hoạt động của ủy ban đã góp phần thúc đẩy bình đẳng giới ở những nơi mà phụ nữ chưa được bình quyền với nam giới. Kết quả của những hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ là sự ra đời của một số tuyên bố và Điều ước quốc tế, trong đó Công ước CEDAW là văn kiện quan trọng và toàn diện nhất về quyền bình đẳng của phụ nữ. Tinh thần của Công ước được xây dựng trên cơ sở các mục tiêu của Liên hợp quốc nhằm bảo đảm nhân cách, phẩm giá và các quyền cơ bản của con người cũng như quyền bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới. Không chỉ giải
34
thích rõ ý nghĩa của bình đẳng giới mà Công ước còn chỉ ra phương thức giành quyền bình đẳng. Cụ thể:
+ Không được phân biệt đối xử với phụ nữ và trách nhiệm của các quốc gia chống lại sự phân biệt đối xử phụ nữ.
Trong Lời mở đầu, Công ước thừa nhận: “Sự phân biệt đối xử với phụ nữ vẫn tồn tại ở nhiều nơi”, và nhấn mạnh sự phân biệt đối xử là “vi phạm các nguyên tắc về quyền bình đẳng, xúc phạm tới nhân phẩm con người”. Thuật ngữ “phân biệt đối xử” còn được làm rõ ở Điều 1 của Công ước đó là: “Bất kì sự phân biệt, loại trừ, hạn chế nào dựa trên cơ sở giới tính có tác dụng hoặc nhằm mục đích làm tổn hại hoặc vô hiệu hóa việc phụ nữ được công nhận, hưởng thụ hay thực hiện các quyền con người và những tự do cơ bản trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, dân sự hay bất kể lĩnh vực nào khác và trên cơ sở bình đẳng nam nữ”. Đồng thời, Công ước khẳng định: “tất cả các hình thức phân biệt đối xử đều bị lên án và các quốc gia thành viên phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp, bao gồm cả hệ thống pháp luật, nhằm bảo đảm cho phụ nữ được thực hiện và thụ hưởng đầy đủ quyền con người và tự do cơ bản trên cơ sở bình đẳng với nam giới” (Điều 2 và Điều 3). Các nội dung về bình đẳng được quy định ở 13 điều tiếp theo, từ Điều 4 đến Điều 16 và đề cập tới mọi khía cạnh đời sống của người phụ nữ. Quyền công dân và địa vị pháp lý của phụ nữ được nêu rất chi tiết.
+ Đảm bảo sự bình đẳng cho phụ nữ trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội.
Công ước CEDAW là một trong số các Công ước quan trọng nhất trong hệ thống các Công ước quốc tế về phụ nữ do Liên Hợp Quốc ban hành. Khác với một số Công ước về phụ nữ đã được ban hành trước đó Công ước CEDAW không tập trung xác định các quyền của phụ nữ, mà chỉ hướng tới phương thức, biện pháp nhằm loại trừ sự phân biệt đối xử với phụ nữ trong việc hưởng thụ các quyền con người. Nói cách khác, mục đích của Công ước CEDAW là nhằm trao cho phụ nữ những quyền được pháp luật quốc tế thừa nhận, nhưng họ không được hưởng trên thực tế đời sống bởi sự phân biệt đối xử phụ nữ.
35
Như đối với công dân nói chung và phụ nữ nói riêng thì quyền chính trị là một trong những quyền quan trọng và nhạy cảm nhất nhưng tại Điều 7 Công ước đã chỉ rõ phụ nữ có quyền bỏ phiếu trong tất cả các cuộc bầu cử, trưng cầu dân ý; được tham gia xây dựng và thực hiện các chính sách của Chính phủ; tham gia chức vụ nhà nước; quyền tham gia tổ chức và hiệp hội phi chính phủ liên quan đến đời sống công cộng và chính trị liên quan đến đời sống công cộng và chính trị của đất nước.
Công ước CEDAW đã chỉ ra những lĩnh vực có thể có sự phân biệt đối xử nặng nề với phụ nữ, như hôn nhân gia đình, quan hệ dân sự, lao động việc làm, đời sống chính trị, giáo dục đào tạo và nêu ra các vấn đề có tính toàn cầu về giới, trong đó phụ nữ cần phải được bình đẳng thật sự với nam giới để thực hiện đầy đủ các quyền con người của họ. Điều 10, Điều 11, Điều 13 đã khẳng định quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực giáo dục, việc làm, kinh tế và các hoạt động xã hội. Công ước còn yêu cầu sự bình đẳng toàn diện cho phụ nữ trong lĩnh vực dân sự và kinh doanh, cụ thể là bất kì phương thức trực tiếp nào làm hạn chế năng lực pháp lý của phụ nữ “sẽ bị coi là vô giá trị và không có hiệu lực thi hành” (Khoản 3 Điều 15).
+ Đảm bảo sự bình đẳng cho phụ nữ trong lĩnh vực dân sự - pháp lý.
Công ước CEDAW đã đưa ra yêu cầu đối với quốc gia thành viên phải thừa nhận những đóng góp của phụ nữ trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, trong gia đình và ngoài cộng đồng, đồng thời xác định rõ ràng các mục tiêu hành động nhằm thực hiện công bằng xã hội, bình đẳng cho phụ nữ, kể cả tiến hành các biện pháp đặc biệt để đạt được những mục tiêu hành động đó. Công ước nhấn mạnh sự thay đổi vai trò truyền thống của nam giới cũng như của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội là cần thiết để đạt được sự bình đẳng giữa nam và nữ. Vì vậy việc tham gia Công ước của các quốc gia có ý nghĩa hướng tới đổi mới các chuẩn mực văn hóa, xã hội, đạo đức cá nhân nhằm xóa bỏ những định kiến, tập tục và thói quen do tư tưởng cho giới này là hơn, giới kia là kém hay vai trò rập khuôn của nam giới và phụ nữ (Điều 5). Mặt khác, các quốc gia thành viên còn phải có nghĩa vụ tạo cơ chế và biện pháp thích hợp để đảm bảo
36
quyền bình đẳng và tự do cho phụ nữ trong quan hệ về mọi lĩnh vực với nam giới. Nhìn chung, Công ước Công ước CEDAW đã cung cấp một nguyên lý toàn diện nhằm loại trừ sự phân biệt giới tính dưới bất kì hình thức nào.
Có thể nói, Công ước CEDAW chính là “hiến chương về bình đẳng giới” để từ đó các quốc gia trên thế giới ghi nhận và triển khai trong hệ thống pháp luật của mình.
Thực hiện Công ước hiện nay trên thế giới các nước đang có xu hướng ban hành thành những văn bản pháp luật về bình đẳng giới để bảo đảm quyền bình đẳng nam nữ. Ở Trung Quốc có Luật bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ. Ở Lào có Luật về sự phát triển và bảo vệ phụ nữ. Ở Na Uy, Ko-so-vo, Phần lan, Thụy Điển…đều ban hành Luật Bình đẳng giới. Như vậy vấn đề bình đẳng giới đã được pháp luật các nước quan tâm thích đáng và đang trở thành một xu thế tất yếu của các nhà nước trong xã hội hiện đại.
Cơ sở pháp lý Việt Nam:
Vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam có sự chi phối từ những nguyên nhân của lịch sử và ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau vì vậy có những biểu hiện khác nhau. Đáng chú ý là, trong nhiều thế kỷ, dân tộc Việt Nam chịu sự đô hộ của phong kiến phương Bắc; nhất là khi đạo Khổng được truyền bá vào Việt Nam, thì vai trò của người phụ nữ trong xã hội trở nên hết sức thấp kém. Theo đó, sự bất bình đẳng giới cũng diễn ra phổ biến; các quyền cơ bản của phụ nữ không được bảo đảm, thậm chí bị tước đoạt một cách vô lý.
Là một nhà cách mạng, một nhà tư tưởng vĩ đại không chỉ của dân tộc Việt Nam mà của toàn thế giới, Hồ Chí Minh đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp đấu tranh xóa bỏ áp bức, bất công, giải phóng con người và bảo vệ những quyền thiêng liêng của con người. Trong đó, Người dành sự quan tâm đặc biệt đến nhiệm vụ giải phóng phụ nữ và bảo vệ quyền bình đẳng cho phụ nữ. Nhận thức được tầm quan trọng sự nghiệp giải phóng phụ nữ là một trong những mục tiêu quan trọng cua cách mạng Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài tới sự phát triển của đất nước trong Luận cương năm 1930 - Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định đã khẳng định
37
mục tiêu đấu tranh cho nam - nữ bình quyền là một trong 10 nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng Việt Nam. Điều đó cũng được ghi nhận trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 ngay từ ngày đầu lập nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố:“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Tiếp đó Hiến pháp đầu tiên của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Hiến pháp 1946, đã ghi nhận tại Điều 1:“Tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” và Điều 9:“Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”.
Nhân dịp kỷ niệm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3/1952, Người gửi thư cho các tầng lớp phụ nữ Việt Nam:“Trong cuộc kháng chiến to lớn của dân tộc ta, phụ nữ ta đang gánh một phần quan trọng…Phụ nữ ở xí nghiệp, ở nông thôn, ở cơ quan hăng hái tham gia thi đua ái quốc, thành tích không kém đàn ông…Tôi rất vui lòng thấy rằng mọi ngành hoạt động, các cháu nam nữ thanh niên đều xung phong, đều có thành tích khá. Non sông gấm vóc do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt mà thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ…”.
Trong bài báo: “Nam nữ bình quyền” (ngày 8/3/1952), Người dạy:
“Nhiều người lầm tưởng đó là việc dễ, chỉ hôm nay anh nấu cơm rửa bát, quét nhà, hôm sau em quét nhà, nấu cơm, rửa bát, thế là bình đẳng, bình quyền. Lầm to! Đó là một cuộc cách mạng vừa to vừa khó. Vì trọng nam khinh nữ là một thói quen mấy nghìn năm. Vì nó ăn sâu trong đầu óc của mọi người, mọi gia đình, mọi tầng lớp xã hội. Vì vậy không thể dùng vũ lực mà tranh đấu…Vũ lực của cuộc cách mạng này là sự tiến bộ về chính trị, kinh tế, văn hóa, pháp luật. Phải cách mạng từng người, từng gia đình, đến toàn dân. Dù to và khó nhưng nhất định thành công”.
Tại Đại hội liên hoan phụ nữ “Năm Tốt” vào ngày 30-4-1964, Người đã khẳng định “Ngay từ lúc đầu, Đảng và Nhà nước ta đã thi hành chính sách đối
38
với phụ nữ cũng được bình quyền, bình đẳng với đàn ông”. Trong cuộc Tuyển cử phổ thông đầu phiếu ngày 6-1-1946, Người vui sướng nói: “Phụ nữ là tầng lớp đi bỏ phiếu hăng hái nhất”. Trong bản di chúc viết tháng 5 năm 1968, Người đã căn dặn: “Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất, Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ".
Kế thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và thực hiện những lời di huấn của Bác, Đảng và Nhà nước ta luôn chăm lo và thực hiện bình đẳng giới, nhiều văn bản chính sách đã được ban hành như: Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, khẳng định: “Luật lấy vợ lấy chồng nhằm giải phóng phụ nữ…đồng thời tiêu diệt tư tưởng phong kiến, tư tưởng tư sản trong người đàn ông. Về phần chị em không nên ngồi chờ Chính phủ, chờ Đảng ra chỉ thị giải phóng mình, mà phải tự cường, tự đấu tranh”; Nghị quyết số 152-NQ/TW ngày 10/01/1967 “Về một số vấn đề về tổ chức công tác phụ vận”, trong đó nhấn mạnh một số nhiệm vụ như phân bổ, sử dụng hợp lý sức lao động phụ nữ trong nông nghiệp, hướng dẫn thực hiện quyết định của chính phủ về sử dụng lao động phụ nữ trong công nghiệp; Tăng cường việc tổ chức đời sống, bảo vệ sức khoẻ cho phụ nữ và trẻ em; Nghị quyết số 153-NQ/TW ngày 10/01/1967 về “Công tác cán bộ nữ”; Chỉ thị số 44-CT/TW ngày 07/6/1984 “Về một số vấn đề cấp bách trong công tác cán bộ nữ”; Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 12/7/1993 về “Đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới”; Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 29/9/1993 về “Một số vấn đề về công tác cán bộ nữ trong tình hình mới”; Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước”… Một trong những văn bản quan trọng không thể không nhắc đến, đó là Hiến pháp 1992 tại Điều 63 đã quy định: “Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và
39
gia đình; Nghiêm cấm hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ”.
Tư tưởng cơ bản của Người về vai trò của phụ nữ và về con đường đưa phụ nữ đi đến với tự do, bình đẳng và phát triển là hết sức đúng đắn. Bởi lẽ duy nhất là Người đã nắm bắt được sự ra đời của một thời đại mới, thời đại mà quyền của con người, quyền của người phụ nữ - của lớp người hèn mọn, yếu thế trong xã hội cũ cần phải được tôn trọng.
Thấm nhuần quan điểm của Người cho tới nay, Việt Nam đã tham gia nhiều công ước quốc tế, trong đó có: Công ước CEDAW, Công ước Quyền trẻ em (CRC, năm 1990) và tích cực thực hiện Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh (năm 1995) vì bình đẳng, hòa bình và phát triển. Bên cạnh đó, nhiều luật pháp, chính sách đã được ban hành, sửa đổi, bổ sung, tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện bình đẳng giới và bảo vệ quyền phụ nữ. Nổi bật là: Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cả