Tiêu chí đánh giá ý thức pháp luật bình đẳng giới

Một phần của tài liệu Xây dựng ý thức pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay (Trang 27)

Trên cơ sở phân tích ý thức pháp luật nói chung và khái niệm về bình đẳng giới, có thể xây dựng khái niệm “ý thức pháp luật bình đẳng giới” như sau:

Ý thức pháp luật bình đẳng giới đó tổng thể những tư tưởng, quan

điểm, quan niệm của con người về bình đẳng giới, thể hiện thái độ, nhận thức pháp luật bình đẳng giới của con người, đồng thời thể hiện sự đánh giá về hành vi xử sự của con người, cũng như trong tổ chức, hoạt động của các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội.

Từ khái niệm này để xây dựng tiêu chí đánh giá ý thức pháp luật bình đẳng giới cần xem xét trên hai tiêu chí sau:

+ Thái độ, nhận thức pháp luật bình đẳng giới.

Ở Việt Nam những vấn đề về giới có quá trình phát triển và có những đặc điểm khác với các nước trên thế giới. Những khác biệt về giới trong cách đối xử, ứng xử, nếp suy nghĩ…đã thay đổi nhiều theo tiến trình lịch sử của dân tộc và đất nước, có sự khác nhau giữa các thế hệ, ngày xưa và ngày nay. Tuy nhiên ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng “trọng nam khinh nữ” do ảnh hưởng của đạo Khổng thống trị nhiều thế kỷ ở Việt Nam. Nó đã thể chế hóa thành những phong tục tập quán của gia đình, làng xã trong phân công lao động như nam giới làm việc ngoài xã hội, phụ nữ làm việc gia đình , nghĩa là nam giới có quyền học tập “dùi mài kinh

21

sử”, đi thi làm quan còn phụ nữ ở nhà lao động nuôi chồng ăn học. Hay ngày nay trong các gia đình truyền thống Việt Nam vẫn còn coi trọng con trai hơn con gái, người phụ nữ có nhiệm vụ chăm lo con cái, nội trợ. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong mối quan hệ nam nữ ở nước ta, nhưng không phải tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã được khắc phục, mà nó vẫn còn tồn tại với mức độ thấp hơn so với trước đây và đó cũng là gốc rễ của vấn đề vì sao thái độ, nhận thức bình đẳng giới ở nước ta vẫn thấp. Chính thái độ, nhận thức thấp tất yếu ý thức pháp luật về pháp luật bình đẳng giới cũng sẽ không cao.

Do vậy, muốn xây dựng ý thức pháp luật bình đẳng giới đạt hiệu quả điều quan trọng phải thay đổi hệ tư tưởng, vào nhận thức phù hợp để tiến tới xã hội bình đẳng giới. Điều đáng mừng là công tác này của ta đi đúng hướng. Chúng ta đã tác động hệ tư tưởng (đó là tư tưởng bình đẳng giới). Tiếp đến sẽ là làm thay đổi thói quen, lối sống. Có thể nói công cuộc đấu tranh cho bình đẳng giới như một cuộc cách mạng, chỉ khác cuộc cách mạng này không có vũ trang. Cuộc cách mạng đánh vào thái độ, nhận thức về bình đẳng giới Việt Nam là khó khăn nhất. Nhưng nếu thành công thì việc xây dựng ý thức pháp luật của công tác bình đẳng giới sẽ đạt hiệu quả cao. Hiệu quả từ những chuyển biến trong vấn đề bình đẳng nam, nữ và nâng cao vị thế của phụ nữ thể hiện qua việc năm 1982 Việt Nam đã phê chuẩn Công ước về Xoá bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (Công ước CEDAW). Năm 2006, Việt Nam đã thông qua Luật Bình đẳng giới 2006 và năm 2007 thông qua Luật Ngăn chặn và Chống Bạo lực gia đình. Các quyền bình đẳng giữa nam và nữ gồm quyền được làm việc, quyền sở hữu, thừa kế và quyền lựa chọn bạn đời khi kết hôn hoặc ly hôn được nhiều luật bảo vệ như Bộ luật Lao động, Luật Đất đai và Luật Hôn nhân Gia đình. Bên cạnh đó, các nghị quyết và chiến lược quốc gia được đặt ra như Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước (2007), Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới (2011-2020) đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác thực hiện bình đẳng giới. Những chính sách luật pháp này đã tạo ra bước chuyển mạnh mẽ trong cuộc đấu tranh vì mục tiêu bình đẳng giới ở Việt nam.

22

+ Việc chấp hành, thực hiện bình đẳng giới

Bình đẳng giới vừa là vấn đề cơ bản quyền con người, vừa là yêu cầu về sự phát triển xã hội một cách công bằng, hiệu quả và bền vững. Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới cho thấy bình đẳng giới được cải thiện sẽ đưa đến trình độ phát triển kinh tế ở mức cao hơn. Việc chú trọng và tăng cường bình đẳng giới sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cả nam giới và nữ giới. Cùng với sự chuyển biến từ trong thái độ, nhận thức bình đẳng giới bằng việc ghi nhận quyền bình đẳng của hai giới về mặt pháp lý thì điều quan trọng hiện nay đó là công tác thực hiện bình đẳng giới trên thực tế. Bởi nếu thực hiện pháp luật tốt, chấp hành pháp luật nghiêm chỉnh, xử lý nghiêm minh trường hợp vi phạm sẽ có tác động trở lại đối với công tác xây dựng ý thức pháp luật. Điều này có ảnh hưởng tích cực đến ý thức pháp luật, tạo cho mọi người có sự tôn trọng, niềm tin vào cơ sở pháp luật được nhà nước xây dựng và bảo đảm. Vì vậy muốn nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân nhà nước cần tổ chức thực hiện pháp luật cho mọi người, giáo dục cho phụ nữ hiểu biết về những quyền của mình, có ý thức đấu tranh đòi và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bản thân, vận động xóa bỏ các tập tục lạc hậu nhằm xóa bỏ dần bất bình đẳng giới, đồng thời tạo điều kiện cho phụ nữ có nhiều cơ hội thể hiện quyền bình đẳng của mình với nam giới trên mọi lĩnh vực.

1.2.3. Ý thức pháp luật về bình đẳng giới ở một số nƣớc trên thế giới

Thực tiễn đã chỉ ra bình đẳng giới được cải thiện sẽ đưa đến trình độ phát triển kinh tế ở mức cao hơn. Việc chú trọng và tăng cường ý thức pháp luật bình đẳng giới sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cả nam giới và phụ nữ. Trong những thập niên vừa qua địa vị của người phụ nữ trong xã hội và sự bình đẳng giới ở nhiều nước đã đạt được những tiến bộ vượt bậc. Tỷ lệ bé gái theo học ở các nước Nam á, Trung Đông, Bắc Phi…đã tăng cao. Tuổi thọ bình quân của phụ nữ tăng thêm 15 - 20 năm ở các nước đang phát triển và một số nước tuổi thọ bình quân của phụ nữ cao hơn nam giới. Những thành tựu đạt được của các nước trong vấn đề bình đẳng giới chính là sự nỗ lực của các nước trong việc tăng cường ý thức pháp luật công tác bình đẳng giới: Việc xây

23

dựng cơ sở pháp lý và công tác tổ chức triển khai thực hiện bình đẳng giới. Cụ thể như tại Hàn Quốc nhận thức rõ công tác bình đẳng giới có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nên bình đẳng giới sớm được quan tâm sâu rộng qua việc nhà nước xây dựng Luật cơ bản phát triển phụ nữ năm 2002. Luật chỉ rõ quan điểm của nhà nước về vấn đề bình đẳng giới đó là quy định rõ những điều khoản cơ bản có liên quan đến trách nhiệm và nghĩa vụ của nhà nước và các đoàn thể tự quản của địa phương trong việc thực hiện những ý niệm về bình đẳng nam nữ của Hiến pháp với mục đích ủng hộ cho sự phát triển của nữ giới và thúc đẩy sự bình đẳng nam nữ trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Cụ thể tại Điều 5 Luật cơ bản phát triển phụ nữ năm 2002 chỉ ra trách nhiệm và nghĩa vụ của quốc gia và các đoàn thể tự quản địa phương: “Quốc gia và các đoàn thể tự quản địa phương có trách nhiệm chuẩn bị hoặc cung cấp tài chính cho việc chuẩn bị về mặt hệ thống và pháp luật cần thiết giúp cho việc thúc đẩy bình đẳng nam nữ, mở rộng sự tham gia của hội của phụ nữ và tăng cường phúc lợi”. Ngoài ra Luật cơ bản phát triển phụ nữ năm 2002 cũng đã đưa các kế hoạch cơ bản trong chính sách về phụ nữ cũng như các phương sách cơ bản của chính sách phụ nữ trên các lĩnh vực từ chính trị, lao động, vấn đề bạo lực gia đình và bạo lực tình dục. Cho đến nay ở Hàn Quốc việc triển khai thực hiện bình đẳng giới đã mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác bình đẳng giới. Một trong những kết quả thành công phải kể đến công tác thực hiện lồng ghép giới và công tác truyền thông trong việc thực hiện bình đẳng giới; tại Na-uy là một trong những quốc gia có hệ thống phúc lợi xã hội được đánh giá cao trên thế giới hiện nay. Và là một trong những nước được được đánh giá là có môi trường làm việc tốt nhất cho nữ giới. Na uy cũng là nước có Chỉ số phát triển con người (HDI) cao nhất trên thế giới. Theo báo cáo Chỉ số phát triển con người của nước này đạt 0,943. Thu nhập bình quân của người dân Na uy là 60.000USD/năm. Na uy coi bình đẳng giới là một trong những nguyên tắc cơ bản của dân chủ, là quốc gia đầu tiên trên thế giới cho phép phụ nữ được tham gia bầu cử (năm 1913). Xã hội Na uy luôn tạo ra những cơ hội, điều kiện tích cực để phụ nữ tham gia ngày

24

càng nhiều hơn vào các công việc xã hội, trong đó có lĩnh vực chính trị. Vấn đề giới được coi là một trong 3 tiêu chuẩn quan trọng trong bầu cử của hầu hết các đảng ở Na uy. Từ những năm 70 của thế kỷ XX, đảng Cấp tiến và đảng Xã hội chủ nghĩa cánh tả đã đặt ra quy định tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội phải đạt từ 40% trở lên. Cho đến nay, tỷ lệ này vẫn được công nhận, duy trì ở tất cả các cấp trong hệ thống hành chính ở Na uy. Năm 1979, cùng với sự ra đời của Luật Bình đẳng giới với khung áp dụng rộng rãi trong toàn xã hội, Na uy còn lập ra cơ quan thanh tra chuyên trách về bình đẳng giới. Mục 21 của Luật Bình đẳng giới ở Na uy quy định: “Khi thành lập và bổ nhiệm, bầu cử các thành viên của một cơ quan nhà nước, ủy ban, ban điều hành, hội đồng, ban… có từ bốn thành viên trở lên, thì mỗi giới sẽ có đại diện ở các đơn bị tổ chức này với tỷ lệ ít nhất là 40%. Đối với các ủy ban có từ hai đến ba thành viên, thì phải có đại diện của cả hai giới ở trong các ủy ban này”. Nền tảng quan trọng nhất của bình đẳng giới là quyền con người. Để đạt được trạng thái bình đẳng giới, cả nam và nữ giới đều phải thay đổi quan niệm về bình đẳng. Như vậy kinh nghiệm của Na uy cho thấy, một trong những yếu tố cơ bản, quan trọng để xây dựng được một xã hội bình đẳng giới thì điều quan trọng đó là cải thiện vị trí của người phụ nữ trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để đảm bảo bình đẳng giới ngay tại Mục 1 Luật Bình đẳng giới ở Na Uy đã khẳng định điều cần làm của nhà nước đó là phụ nữ và nam giới được trao quyền bình đẳng như nhau trong mọi lĩnh vực giáo dục, lao động văn hóa và nghề nghiệp; Phần Lan là quốc gia Bắc Âu có bề dày kinh nghiệm thực hiện bình đẳng giới từ trên 100 năm qua. Vấn đề bình đẳng giới đã được thể chế hoá trong pháp luật, chính sách của nước này từ rất sớm, đặc biệt Phần Lan đã có những cơ chế quản lý, đánh giá và giám sát về lĩnh vực này rất hiệu quả, có những trung tâm trợ giúp chuyên biệt dành cho phụ nữ, trẻ em gái. Đặc biệt, phụ nữ Phần Lan đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động chính trị với tỷ lệ trên 50% thành viên chính phủ và 40% đại biểu Quốc hội là phụ nữ. Bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới là một phần quan trọng của mô hình nhà nước phúc lợi xã hội Phần Lan. Mục tiêu là phụ nữ và nam giới có quyền bình đẳng, nghĩa

25

vụ và cơ hội trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Nó được thừa nhận rộng rãi rằng xã hội có thể tiến triển theo một hướng tích cực hơn và dân chủ khi thẩm quyền, kiến thức, kinh nghiệm và giá trị của cả phụ nữ và nam giới được phép gây ảnh hưởng và làm phong phú thêm sự phát triển. Đạo luật về Bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới (08/08/1986) có hiệu lực từ năm 1987 có ba mục tiêu chính:

 Công tác phòng chống phân biệt đối xử giới tính;

 Việc thúc đẩy bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới;

 Việc cải thiện tình trạng của phụ nữ, đặc biệt là trong cuộc sống lao động.

Như vậy, quan điểm ở Phần Lan để đạt được công tác bình đẳng giới cần nâng cao địa vị của người phụ nữ, đặc biệt là trong công việc. Cùng với đó, Phần Lan cũng xây dụng bộ máy đánh giá, giám sát, xây dựng được những chỉ tiêu nhà nước đặt ra đó là Hội đồng bình đẳng và Cơ quan thanh tra bình đẳng góp phần nâng cao nhận thức và thu hút toàn xã hội tham gia vào việc thúc đẩy lĩnh vực này. Hiện nay Phần Lan có 84/200 đại biểu Quốc hội là nữ; trong số 20 bộ trưởng trong Chính phủ thì có tới 11 là nữ giới.

Tuy nhiên bên cạnh đó sự bất bình đẳng ở một số nước vẫn hiện nay vẫn còn tồn tại. Sự nhìn nhận, đánh giá vấn đề bình đẳng giới vẫn có những định kiến nhất định cũng như việc giáo dục, tuyên truyền nhận thức bình đẳng giới đạt hiệu quả không cao khiến sự bất bình đẳng giới vẫn còn dai dẳng làm cho người phụ nữ khó có cơ hội tiếp cận và kiểm soát nguồn lực, trong các cơ hội kinh tế quyền lực và tiếng nói chính trị. Ở Botswana, Chile, Namibia và Swaziland, phần lớn phụ nữ chịu sự cai quản vĩnh viễn của người chồng và không có quyền quản lý tài sản. Ở các nước Châu phi, phụ nữ có chồng không được sở hữu đất đai; người đàn ông có quyền đòi hỏi vợ phải đóng góp sức lao động nhưng người vợ lại không có quyền đó với chồng mình. Ở Boolivia, Siry, đàn ông có thể cấm vợ mình làm việc bên ngoài. Hay ở các quốc gia đạo Hồi luật pháp không có ý nghĩa quan trọng mà họ chỉ tin vào thánh Allah và ở đó có những quy định riêng cho các tín đồ nữ đạo Hồi mặc dù họ không muốn

26

thực hiện. Những quy định mang tính hà khắc và thể hiện địa vị thấp kém của phụ nữ Hồi giáo so với nam giới như khi đến giáo đường làm lễ vào thứ 6 hàng tuần, phụ nữ có thể không được hoặc muốn vào phải đi cửa riêng, không được đi chung cửa với nam giới; khi phụ nữ làm nhân chứng ở tòa án thì lời làm chứng của đàn bà chỉ có giá trị bằng một nửa lời làm chứng của đàn ông. Đây chính là bước cản trở thách thức trong công tác bình đẳng giới ở đây.

Thực tế cho chúng ta thấy rằng ý thức pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong công tác bình đẳng giới. Từ khâu nhận thức tốt để có được cơ sở pháp luật vững chắc đảm bảo sự bình đẳng về cơ hội giữa nam và nữ trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội cho đến vấn đề nhận thức đúng đắn, tôn trọng thực hiện bình đẳng giới. Vì vậy thời gian gần đây ý thức pháp luật bình đẳng giới ở nhiều quốc gia đã được thể chế hóa thành khung pháp lý quan trọng đảm bảo bình đẳng giới nhưng bên cạnh đó do sự hạn chế trong việc thay

Một phần của tài liệu Xây dựng ý thức pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)