Thực trạng thực hiện ý thức pháp luật bình đẳng giới hiện nay

Một phần của tài liệu Xây dựng ý thức pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay (Trang 47)

Tại Việt Nam, việc thực hiện bình đẳng giới trong những năm qua đã có nhiều bước phát triển, đặc biệt là sự ra đời của Luật Bình đẳng giới và Chương trình vì sự tiến bộ của phụ nữ. Sau hơn 6 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng việc triển khai thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới đã đạt được những kết quả khả quan. Mục tiêu bình đẳng giới là xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế, xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Để thực hiện mục tiêu đó, thời gian qua, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới; chỉ đạo xây dựng bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới. Đây chính là cơ sở để đánh giá công tác ý thức pháp luật về bình đẳng giới đồng thời nhằm mục đích nâng cao ý thức pháp luật bình đẳng giới.

2.2.1. Những kết quả đạt được

Với truyền thống đạo lý dân tộc Việt, với những phẩm chất ưu việt của phụ nữ Việt Nam, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cộng đồng và thiết thân hơn cả là sự vươn lên mạnh mẽ của mỗi cá nhân, phụ nữ Việt Nam đã, đang và ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên mọi mặt của đời sống xã hội,

41

góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ về bình đẳng giới và nâng cao vị thế người phụ nữ. Theo “Báo cáo phát triển con người, 2011” do Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) công bố mới đây cho thấy, Việt Nam xếp thứ 128 trên 187 quốc gia và vùng lãnh thổ, mức trung bình trên thế giới, về chỉ số phát triển con người. Trên cơ sở báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương kết quả ý thức pháp luật về bình đẳng giới đã đạt được những bước tiến lớn như sau:

+ Ý thức pháp luật bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị:

Với mục tiêu tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị trong thời gian qua, việc ban hành các chỉ thị, nghị quyết của Đảng như: Chỉ thị 37- CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới”, Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước” và các chính sách, pháp luật khác của Nhà nước đã tác động tích cực đến sự tham gia của phụ nữ vào tổ chức Đảng, các cơ quan dân cử, cơ quan Nhà nước các cấp. Mặt khác, bản thân cán bộ nữ cũng đã nhận thức đầy đủ hơn về vai trò, trách nhiệm trong tình hình mới nên đã tự tin, chủ động tham gia và nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ. Chính vì vậy thời gian qua ta đã đạt được những kết quả lớn trong quá trình thực hiện bình đẳng giới trong chính trị. Theo “Báo cáo phát triển con người năm 2011” cho biết tỷ lệ phụ nữ trong cơ quan lập pháp của Việt Nam là 25,8%. Theo Tổ chức Liên minh Nghị viện thế giới (Inter-Parliamentary Union) thì Việt Nam đứng thứ 40 trong tổng số 188 nước trên thế giới về tỷ lệ phụ nữ trong cơ quan lập pháp (số liệu tính đến ngày 30/11/2011 trên cơ sở báo cáo của cơ quan lập pháp các nước). So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam xếp thứ 3, sau Timor Leste và Lào.

Trong năm 2010, các địa phương tiến hành Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2010 - 2015 tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy các cấp đạt tỷ lệ như sau: cấp tỉnh đạt 11,3%, cấp huyện đạt 15,15%,

42

cấp xã 17,98%. Tỷ lệ này cơ bản giữ ổn định trong năm 2011. Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XI (tháng 01/2011), tỷ lệ nữ tham gia Ban chấp hành TW Đảng mới đạt 9%, nhưng trong nhiệm kỳ này đã có bước tiến mới, lần thứ hai (kể từ Đại hội Đảng khóa VIII) có 01 đồng chí nữ tham gia Bộ Chính trị và 02 đồng chí nữ tham gia Ban Bí thư Trung ương Đảng.

Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2020 quy định phấn đấu đạt tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2015 từ 30% trở lên; đến năm 2015, đạt 70% cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội có lãnh đạo chủ chốt là nữ nếu ở cơ quan, tổ chức có tỷ lệ 30% trở lên nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Kết quả tỷ lệ nữ tham gia Quốc hội khóa XIII và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 như sau: Tỷ lệ nữ đại biểu quốc hội là 24,4%, tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là 25,17%, tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân quận, huyện, thị xã là 24,62%, tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn là 21,71%.

Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2020 quy định phấn đấu đến năm 2015 đạt 80% Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ. Tính đến hết tháng 02/2012, có 12/30 Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có nữ cán bộ đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo chủ chốt, chiếm tỷ lệ 40%; có 24/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nữ đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, chiếm tỷ lệ 38%.

Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2020 quy định phấn đấu đến năm 2015 đạt 70% cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội có lãnh đạo chủ chốt là nữ nếu tỷ lệ nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động từ 30% trở lên. Tính đến hết tháng 02/2012 có 14/27 cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội có lãnh đạo chủ chốt là nữ, chiếm tỷ lệ 51,85%. Điều này cho thấy để đạt được mục tiêu đến năm 2015 mà Chiến lược đã đề ra, bên cạnh sự quyết tâm của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực của bản thân mỗi nữ cán bộ cần có sự quan tâm, định hướng, chỉ đạo quyết liệt của các

43

cấp lãnh đạo; sự nhìn nhận, đánh giá năng lực người phụ nữ một cách đúng mức của các cơ quan, tổ chức và cộng đồng có ý nghĩa quan trọng trong công tác thực hiện bình đẳng giới. Theo đánh giá Việt Nam là nước nằm trong nhóm nước có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao trong khu vực và trên thế giới.

Trang tin Nhóm Nữ nghị sỹ Việt Nam (thuộc Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội) và website Quốc hội cho biết, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội ở nước ta liên tục tăng lên trong thời gian qua và duy trì ở mức cao. Tỷ lệ này đã tăng từ 3% (Quốc hội khoá I từ 1946-1960) đến trên 24% Quốc hội khoá XIII (2011-2016).

Bảng 2.1: Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội từ Khoá I-XIII.

Nguồn: Quốc hội Việt Nam, www.na.gov.vn.

Không chỉ chiếm tỷ lệ cao trong cơ quan lập pháp, phụ nữ Việt Nam còn chủ động tham gia, nắm giữ những vị trí quan trọng và đóng góp tích cực trong các cơ quan hành pháp, tư pháp, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp… Bên cạnh đó với tổ chức chính trị riêng của mình là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được ra đời (ngày 20/10/1930) từ trước cách mạng tháng 8 năm 1945 hoạt động vì sự bình đẳng, phát triển của phụ nữ, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ ngày càng hoạt động rộng khắp trên cả nước từ trung ương đến địa phương và tận các thôn, buôn, sóc, bản, làng.

44

+ Ý thức pháp luậtbình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm

Nhằm mục tiêu giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm, tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động trong thời gian qua, Chính phủ đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp góp phần thực hiện mục tiêu này, cụ thể:

Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2020 quy định hằng năm, trong tổng số người được tạo việc làm mới, bảo đảm ít nhất 40% cho mỗi giới (nam và nữ). Năm 2011, cả nước tạo việc làm cho 1.538.298 lao động (tạo việc làm trong nước cho 1.450.000 người và xuất khẩu lao động cho 88.298 người), trong đó lao động nữ được tạo việc làm là 48% và lao động nam được tạo việc làm là 52%. Như vậy, đã đạt chỉ tiêu của Chiến lược. Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và các chương trình kinh tế - xã hội khác đều được lồng ghép, thúc đẩy sự tăng trưởng việc làm của phụ nữ, đặc biệt là mở rộng sự tham gia của Hội Phụ nữ các cấp đã đem lại lợi ích trực tiếp cho phụ nữ, nhất là trong tiếp cận tín dụng và tạo cơ hội và đảm bảo việc làm bình đẳng cho họ. Thực hiện Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006, năm 2011 trong số 88.298 lao động đi làm việc tại nước ngoài, có trên 30% lao động nữ, nhiều lao động thuộc các huyện nghèo thuộc Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững (Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ) và nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số được hỗ trợ đi làm việc ở ngoài nước theo hợp đồng.

Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2020 quy định tỷ lệ lao động nữ nông thôn dưới 45 tuổi được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật đạt 25% vào năm 2015: Năm 2011, cả nước dạy nghề cho 1.860.000 người (trong đó cao đẳng nghề và trung cấp nghề là 420.000 người, sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên (dưới 3 tháng) là 1.440.000 người). Năm 2011, trong số 1.860.000 người được tuyển mới dạy nghề, có 43% là nữ; trong số 420.000 người được tuyển mới cao đẳng nghề và trung cấp nghề, có 37% là nữ. Ngoài ra để thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến

45

năm 2020”, trong năm 2010 và năm 2011 cả nước đã tổ chức dạy nghề cho 798.240 lao động nông thôn (46% học các nghề nông nghiệp và 54% học các nghề phi nông nghiệp), trong đó gần 50% là lao động nữ. Đến cuối tháng 12/2011, cả nước đã triển khai dạy nghề theo các mô hình thí điểm cho hơn 100.000 lao động nông thôn với gần 200 nghề thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, đánh bắt xa bờ với các mô hình quản lý khác nhau.

Thực hiện Đề án hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015 trên phạm vi toàn quốc, hệ thống cơ sở dạy nghề và giới thiệu việc làm của Hội Phụ nữ được quy hoạch trong tổng thể chung của cả nước và được củng cố, phát triển. Dạy nghề cho lao động nữ nông thôn được tập trung triển khai, không chỉ tại các cơ sở dạy nghề của Hội mà còn dưới hình thức phối hợp, liên kết, mở lớp lưu động. Hoạt động dạy nghề được tổ chức linh hoạt, gắn kết chặt chẽ hơn với hỗ trợ tạo việc làm thông qua hỗ trợ vốn và mở rộng hợp tác với các đối tác để tạo việc làm tại chỗ cho lao động nữ. Đến cuối năm 2011, các cấp Hội Phụ nữ đã tổ chức và phối hợp, liên kết để dạy nghề cho hơn 1,1 triệu lượt lao động nữ, trong đó có hơn 200 ngàn lao động nữ được đào tạo nghề từ các cơ sở dạy nghề của Hội; giới thiệu việc làm cho trên 700 ngàn lao động nữ.

Chiến lược quy định tỷ lệ nữ ở vùng nông thôn nghèo, vùng dân tộc thiểu số có nhu cầu được vay vốn ưu đãi từ các chương trình việc làm, giảm nghèo và các nguồn tín dụng chính thức đạt 80% vào năm 2015: Nhằm hỗ trợ phụ nữ tiếp cận đầy đủ và bình đẳng các nguồn lực kinh tế, trong đó có nguồn vốn tín dụng, Quỹ Quốc gia về việc làm đã triển khai Dự án Vay vốn giải quyết việc làm từ Quỹ việc làm. Điều này đã đóng vai trò hỗ trợ đắc lực trong việc tạo và tự tạo việc làm cho người lao động nói chung, phụ nữ nói riêng, góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân và toàn xã hội về việc làm.

Hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ngày càng đa dạng, thiết thực, hiệu quả và đạt được những kết quả nổi bật. Công tác hỗ trợ phụ nữ nghèo được các cấp Hội Phụ nữ tiếp tục đẩy mạnh, tập trung nâng

46 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cao chất lượng, hiệu quả, coi trọng phát huy nội lực của phụ nữ để giảm nghèo bền vững. Các phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”, “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”…được duy trì bền bỉ trong suốt những năm qua, tiếp sức cùng các cuộc vận động lớn “Mái ấm tình thương”, “Thực hành tiết kiệm theo gương Bác” với nhiều hình thức sáng tạo “Hũ gạo tiết kiệm”, “Nuôi heo đất”… được triển khai sâu rộng khắp cả nước đã tạo nên nguồn nội lực to lớn góp phần nâng cao ý thức pháp luật công tác bình đẳng giới. Việc khai thác, quản lý nguồn vốn từ các Ngân hàng, các chương trình, dự án, các nhóm phụ nữ tiết kiệm, đặc biệt từ Ngân hàng Chính sách xã hội được các cấp Hội Phụ nữ tiếp tục đẩy mạnh. Đến cuối năm 2011, tổng dư nợ các nguồn vốn do các cấp Hội quản lý đạt trên 47 ngàn tỉ đồng. Riêng nguồn vốn ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội đạt dư nợ trên 41 ngàn tỉ đồng, tỷ lệ hoàn trả luôn ở mức 99%. Hầu hết phụ nữ nghèo được Hội giúp vốn đầu tư sản xuất kinh doanh. Hàng năm, phối hợp với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội đã tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho trên 2,4 triệu lượt phụ nữ, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả sản xuất kinh doanh của phụ nữ.

+ Ý thức pháp luậtbình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Nhận thức được ý nghĩa và vai trò của giáo dục đào tạo trong công tác bình đẳng giới Nhà nước đã đưa ra mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảm sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Bởi việc đầu tư cho giáo dục sẽ đem lại nhiều lợi ích cho gia đình và xã hội: Phụ nữ được giáo dục, đào tạo sẽ đảm nhận được những công việc phức tạp hơn, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập; Phụ nữ có trình độ sẽ có xu hướng giảm tỷ lệ sinh con và trẻ em sinh ra được giáo dục tốt hơn, khỏe mạnh hơn; Trình độ kiến thức của nam và nữ được tăng cao góp phần nhận thức giới tốt hơn. Chính vì vậy Nhà nước đã đề ra Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2020 quy định tỷ lệ biết chữ của nam và nữ trong độ tuổi từ 15 đến 40 ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn đạt 90% vào năm 2015: Năm 2011, tỷ lệ phụ nữ biết đọc,

47

biết viết đạt 92%; tình trạng trẻ em gái bỏ học sớm đã giảm. Tỷ lệ trẻ em gái

Một phần của tài liệu Xây dựng ý thức pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay (Trang 47)