Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của 2,4 D và Hormone FSH đến các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu ở phôi gà và sự sinh sản của tế bào mầm tinh hoàn gà (Trang 34 - 36)

3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.7.2.Tình hình nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam đã có một số điều tra và nghiên cứu về ảnh hưởng của hóa chất gây rối loạn nội tiết đến môi trường, hệ động thực vật và sức khỏe con người như “Nghiên cứu ảnh hưởng của hóa chất diệt cỏ 2,4-D trên động vật thực nghiệm” của Nông Thanh Sơn và cs (1999) [14], nghiên cứu “Tác động của chất độc hóa học mà Mỹ sử dụng trong chiến tranh đối với môi trường và con người Việt Nam” của Vũ Chiến Thắng (2011),…[15].

Các nhà khoa học Việt Nam cũng đã bước đầu nghiên cứu những tác nhân (hormone, hóa chất, vi sinh vật,…) có khả năng phân hủy các hợp chất EDCs. Cụ thể như:

Theo Phạm Ngọc Long (2009) [10], chủng vi khuẩn HR 5.1 có khả năng phân hủy 2,4,5-T. Bổ sung 200 ppm 2,4,5-T vào dịch nuôi cấy có và không có vi sinh vật. Kết quả cho thấy vi khuẩn HR 5.1 đã phân hủy được 35,69% 2,4,5-T.

Từ các mẫu đất lúa ở Tiền Giang và Sóc Trăng, Nguyễn Thị Phi Oanh và cs (2011) [13] đã phân lập được ba mươi hai dòng vi khuẩn có khả năng phân

hủy 2,4-D. Kết quả điện di sản phẩm Box-PCR cho thấy chúng thuộc mười dòng khác nhau, trong đó 5 dòng được phân lập ở Sóc Trăng và 5 dòng được phân lập ở Tiền Giang. Các dòng vi khuẩn đều thuộc lớp β-Proteobacteria, bộ Burkholderiales, họ Burkholderiaceae và được định danh lần lượt là Cupriavidus

sp. ST1, Burkholderia sp. ST4, Cupriavidus sp. ST7, Cupriavidus sp. ST10,

Burkholderia sp. ST14, Cupriavidus sp. TG2, Cupriavidus sp. TG3, Cupriavidus

sp. TG16, Ralstonia sp. TG26, và Burkholderia sp. TG27. Khi nuôi cấy trong môi trường tối thiểu có bổ sung 2,4-D (500mg.l-1) như là nguồn carbon duy nhất, dòng

Cupriavidus sp. TG2 có khả năng phân hủy 2,4-D nhanh nhất, kế đến là các dòng

Cupriavidus sp. TG3, Burkholderia sp. ST4, Burkholderia sp. TG27, Cupriavidus

sp. ST1, Burkholderia sp. ST14, Cupriavidus sp. ST7, Cupriavidus sp. ST10,

Ralstonia sp. TG26 vàCupriavidus sp. TG16.

Ở Việt Nam và trên thế giới, những nghiên cứu về ảnh hưởng của các chất gây rối loạn nội tiết đến các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu ở gia súc, gia cầm còn rất ít.

CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của 2,4 D và Hormone FSH đến các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu ở phôi gà và sự sinh sản của tế bào mầm tinh hoàn gà (Trang 34 - 36)