10. Lược sử vấn đề
3.3.1. Kết quả thực nghiệm tại trường THPT Nguyễn Sỹ Sách
Bảng 3.1. Bảng thống kê điểm số các bài kiểm tra Lần kiểm tra Nhóm lớp Số bài Điểm số (Xi) 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 TN 88 0 2 2 7 13 23 25 12 4 ĐC 90 2 3 6 15 22 26 10 5 1 2 TN 88 0 0 3 8 15 20 27 11 4 ĐC 90 0 4 7 14 23 27 9 6 0 3 TN 88 0 1 2 7 11 22 26 13 6 ĐC 90 1 4 5 16 23 25 13 3 1 Tổng cộng TN 264 0 3 7 22 39 65 78 36 14 ĐC 270 3 11 18 45 67 78 32 14 2
Bảng 3.2. Bảng phân phối tần suất
Nhóm lớp Số bài (n) % số HS đạt điểm Xi 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 264 0 1.14 2.65 8.33 14.77 24.62 29.55 13.64 5.30 ĐC 270 1.11 4.07 6,67 16.67 24.81 28.89 11.85 5.19 0.74
Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất luỹ tích
Nhóm lớp Số bài (n) % số HS đạt điểm Xi trở xuống 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 264 0 1.14 3.79 12.12 26.89 51.51 81.06 94.70 100 ĐC 270 1.11 5.18 11.85 28.52 53.33 82.22 94.07 99.26 100 Từ bảng 3.3, chúng tôi vẽ đường luỹ tích của lớp TN và ĐC như sau: (Trục tung chỉ % số học sinh đạt điểm Xi trở xuống, trục hoành chỉ điểm số)
Đồ thị 3.1. Đường luỹ tích - Trường THPT Nguyễn Sỹ Sách Bảng 3.4. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng Nhóm lớp Các tham số đặc trưng X ± m S Cv(%) td TN 7.29± 0.09 1.46 20.02 8.14 ĐC 6.24±0.09 1.51 24.19
Qua kết quả thực nghiệm tại trường THPT Nguyễn Sỹ Sách, chúng tôi có một số nhận xét như sau:
- Điểm số trung bình X của các lớp TN (7,29) cao hơn so với lớp ĐC (6,24) trong khi đó hệ số biến thiên ở nhóm lớp TN (20,02%) thấp hơn hệ số biến thiên ở nhóm lớp ĐC (24,19%). Điều này chứng tỏ độ phân tán ở lớp TN giảm so với lớp ĐC.
- Số học sinh xếp loại dưới trung bình ở lớp TN (3,79%) chiếm tỉ lệ thấp hơn lớp ĐC (11,85%). Trong khi đó tỉ lệ học sinh đạt giỏi ở lớp TN (49,49%) lớn hơn nhiều so với lớp ĐC (17,78%).
- Đường luỹ tích ứng với lớp TN luôn nằm về phía bên phải và phía dưới đường luỹ tích ứng với lớp ĐC.
Để khẳng định lại những kết quả trên, tôi tính đại lượng kiểm định td.
tα=1,96. Vậy td > tα, chứng tỏ sự khác nhau giữa X của lớp TN và lớp ĐC là có ý nghĩa thống kê, điểm trung bình của lớp TN cao hơn lớp ĐC không phải là do ngẫu nhiên mà do áp dụng phương pháp dạy TN.
3.3.2. Kết quả thực nghiệm tại trường THPT Thanh Chương I Bảng 3.5. Bảng thống kê điểm số các bài kiểm tra Lần kiểm tra Nhóm lớp Số bài kiểm tra (n) Số HS đạt điểm Xi 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 TN 90 0 0 2 6 11 19 27 17 8 ĐC 92 0 1 3 14 25 26 12 8 3 2 TN 90 0 0 1 7 13 21 32 12 4 ĐC 90 1 2 3 17 20 28 15 4 0 3 TN 90 0 0 1 4 12 18 30 16 9 ĐC 92 1 2 3 15 24 30 11 6 0 Tổng cộng TN 270 0 0 4 17 36 58 89 45 21 ĐC 274 2 5 9 46 69 84 38 18 3
Bảng 3.6. Bảng phân phối tần suất
Nhóm lớp Số bài (n) % số HS đạt điểm Xi 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 270 0 0 1.48 6.30 13.33 21.48 32.96 16.67 7.78 ĐC 274 0.73 1.82 3.28 16.79 25.18 30.66 13.14 7.31 1.09
Bảng 3.7. Bảng phân phối tần suất luỹ tích
Nhóm lớp Số bài (n) % số HS đạt điểm Xi trở xuống 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 270 0 0 1.48 7.78 21.11 42.59 75.55 92.22 100 ĐC 274 0.73 2.55 5.83 22.62 47.80 78.45 91.60 98.91 100
Từ bảng 3.7, chúng tôi vẽ đường luỹ tích của lớp TN và ĐC như sau: (Trục tung chỉ % số học sinh đạt điểm Xi trở xuống, trục hoành chỉ điểm số).
Đồ thị 3.2. Đường luỹ tích - Trường THPT Thanh Chương I Bảng 3.8. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng Nhóm lớp Các tham số đặc trưng X ± m S Cv(%) td TN 7,67±0,08 1,37 17,68 10,24 ĐC 6,45±0,08 1,40 21,70
Qua kết quả thực nghiệm tại trường THPT Thanh Chương I, chúng tôi có một số nhận xét như sau:
- Điểm số trung bình X của các lớp TN (7,67) cao hơn so với lớp ĐC (6,45) trong khi đó hệ số biến thiên ở nhóm lớp TN (17,68%) thấp hơn hệ số biến thiên ở nhóm lớp ĐC (21,70%). Điều này chứng tỏ độ phân tán ở lớp TN giảm so với lớp ĐC.
- Số học sinh xếp loại dưới trung bình ở lớp TN (1,48%) chiếm tỉ lệ thấp hơn lớp ĐC (5,83%). Trong khi đó tỉ lệ học sinh đạt giỏi ở lớp TN (57,40%) lớn hơn nhiều so với lớp ĐC (21,53%).
- Đường luỹ tích ứng với lớp TN luôn nằm về phía bên phải và phía dưới đường luỹ tích ứng với lớp ĐC.
Để khẳng định lại những kết quả trên, tôi tính đại lượng kiểm định td.
Đại lượng kiểm định td = 10.24 với bậc tự do f = 270 + 274 – 2 = 542. Tra
tα= 1,96. Vậy td > tα, chứng tỏ sự khác nhau giữa X của lớp TN và lớp ĐC là có ý nghĩa thống kê, điểm trung bình của lớp TN cao hơn lớp ĐC không phải là do ngẫu nhiên mà do áp dụng phương pháp dạy TN.
3.4. Nhận xét, đánh giá hiệu quả của việc tổ chức bài ôn tập chương phần Sinhthái học bậc THPT thái học bậc THPT
3.4.1. Về mặt định lượng
Qua kết quả thực nghiệm đã được xử lí, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau: - Thực nghiệm thực hiện ở 2 trường với chất lượng khác nhau nhưng kết quả ở cả 2 trường đều cho thấy điểm số trung bình (X) của các lớp TN cao hơn lớp ĐC, tỉ lệ học sinh khá giỏi ở các lớp TN cao hơn lớp ĐC còn tỉ lệ học sinh yếu kém thì ngược lại. Điều đó khẳng định khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh ở lớp TN tốt hơn lớp ĐC.
Kết quả điểm trung bình và tỉ lệ học sinh khá, giỏi ở các lớp ĐC và TN của trường Thanh Chương I đều cao hơn hẳn so với trường Nguyễn Sỹ Sách. Điều này phản ánh đúng chất lượng học sinh ở 2 trường.
- Độ biến thiên ở các lớp TN, ĐC ở cả 2 trường dao động trong khoảng từ 17 đến 25, là mức độ dao động trung bình có thể chấp nhận được.
- Ở cả 2 trường đều có td ≥ tα nên sự khác biệt giữa hai giá trị trung bình ở lớp TN và ĐC là có ý nghĩa về mặt thống kê.
Như vậy, việc sử dụng các biện pháp tích cực trong ôn tập chương đã đem lại hiệu quả thiết thực, giúp học sinh không chỉ củng cố, khắc sâu, hệ thống hóa tri thức và vận dụng tốt kiến thức mà còn rèn luyện được một số kĩ năng như kĩ năng quan sát, phân tích các thông tin liên quan, kĩ năng tổng hợp, kỹ năng tư duy lôgic. Đồng thời giúp học sinh phát huy được năng lực sáng tạo, tìm tòi trong học tập, tăng cường hứng thú học tập của các em.
3.4.2. Về mặt định tính
Thông qua thực nghiệm cho thấy việc tổ chức bài ôn tập tổng kết chương đã có tác dụng tích cực đến hoạt động nhận thức, tạo được hứng thú trong học tập và khắc sâu kiến thức cho học sinh cụ thể là:
- Các lớp thực nghiệm không khí lớp học sôi nổi, các em có trách nhiệm với việc học của mình, hầu hết các em trong lớp đều tham gia tích cực xây dựng và giải quyết các vấn đề ôn tập.
- Việc giao bài tập trước cho các nhóm ôn tập đã giúp các em tạo được thói quen tự giải quyết vấn đề, tranh luận trong nhóm và giữa các nhóm và luôn sẵn sàng giải quyết những tình huống trong học tập.
- Việc nắm vững và khắc sâu tri thức một cách hệ thống đã giúp các lớp thực nghiệm vận dụng làm đúng trong các bài kiểm tra cao hơn so với các lớp đối chứng.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã đạt được những kết quả sau:
1.1. Kết quả khảo sát thực tiễn việc tổ chức bài ôn tập chương phần Sinh thái học - Sinh học 12 cho thấy: Việc sử dụng các biện pháp tích cực tổ chức ôn tập cho HS chưa được GV quan tâm đúng mức, mà GV chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, đôi khi mang tính chất hình thức, chưa thực sự chủ động có những biện pháp để hướng dẫn học sinh ôn tập một cách có hiệu quả.
1.2. Trên cơ sở phân tích cấu trúc nội dung phần Sinh thái học - Sinh học 12, chúng tôi thấy việc tổ chức các bài ôn tập chương là rất cần thiết. Do vậy, chúng tôi đã xây dựng được 3 bài ôn tập chương:
- Chương II: Quần thể sinh vật. - Chương III: Quần xã sinh vật.
- Chương IV: Hệ sinh thái, Sinh quyển và Sinh thái học với quản lí tài nguyên thiên nhiên.
1.3. Từ kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả bài ôn tập chương (biện pháp lập bảng biểu, biện pháp xây dựng sơ đồ tư duy, biện pháp so sánh - ẩn dụ), trong mỗi biện pháp chúng tôi đều đưa ra quy trình thực hiện và ví dụ minh hoạ cách thực hiện cho từng biện pháp. Để tổ chức ôn tập cho học sinh có hiệu quả cần kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động ôn tập với các hoạt động học tập khác, kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động ôn tập trên lớp với hoạt động ôn tập ở nhà, kết hợp chặt chẽ giữa cách thức tổ chức của giáo viên và cách thực hiện của học sinh.
1.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm đã khẳng định tính khả thi và giá trị của các biện pháp tổ chức bài ôn tập chương cho học sinh trong dạy học, góp phần nâng cao hiệu quả trong ôn tập phần Sinh thái học – Sinh học 12 THPT và khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đã đưa ra.
2. Kiến nghị
2.1. Trong dạy học việc tổ chức cho học sinh ôn tập, tổng kết đóng một vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy, nhất thiết trong quá trình dạy học phải đề cao bài ôn tập chương.
2.2. Cần tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về phương pháp và các biện pháp tổ chức bài ôn tập chương nhằm nâng cao hiệu quả nhận thức cho học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học sinh học ở trường THPT hiện nay.
2.3. Trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi chỉ mới thiết kế các hoạt động ôn tập để dạy bài ôn tập chương phần Sinh thái học bậc Trung học phổ thông. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề tài này, có thể triển khai hướng nghiên cứu của đề tài với các nội dung Sinh học khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Tuấn Anh (2000), “Rèn luyện khả năng khái quát hóa, đặc biệt hóa, tương tự cho học sinh trung học”, Tạp chí Giáo viên và Nhà trường, (30), tr.7.
2. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2001), Lý luận dạy học sinh học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Đinh Quang Báo (chủ biên), Dương Minh Lam, Trần Khánh Ngọc, Nguyễn Văn An (2009), Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm sinh học – Trung học phổ thông, NXB ĐHSP, Hà Nội.
4. Tony & Barry Buzan (Lê Huy Lâm dịch) (2010), Bản đồ tư duy, NXB tổng hợp, TP Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Phúc Chỉnh (2002), Vận dụng lý thuyết cấu trúc – hệ thống để nâng cao chất lượng dạy học Sinh học, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP, Hà Nội. 6. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong nghiên cứu khoa
học giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.
7. Phan Đức Duy, Nguyễn Khoa Lân, Nguyễn Bá Lộc, Biền Văn Minh, Đặng Thị Dạ Thủy (2005), Một số vấn đề dạy học sinh học ở trường THPT, NXB Giáo dục, Hà Nội.
8. Vương Tất Đạt (2000), Logic học đại cương, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội. 9. Lê Hồng Điệp (2007), Vận dụng quan điểm hệ thống trong thiết kế và dạy học ôn
tập chương phần sinh học tế bào lớp 10 THPT, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP, Hà Nội.
10. Đỗ Thị Hà (2002), Sử dụng tiếp cận hệ thống hình thành khái niệm Sinh thái học trong chương trình sinh học lớp 11 trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường ĐHSP, Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Bích Hạnh (2001), “Phương pháp ôn tập luyện tập”, Tự học, (18), tr. 24 - 25.
12. Lê Thị Ngọc Hoa (2008), Hệ thống hóa nội dung khái niệm cấp độ cơ thể trong dạy học sinh học 11, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP, Huế. 13. Trần Bá Hoành, Trịnh Nguyên Giao (2002), Đại cương phương pháp dạy học
sinh học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
14. Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, NXB Trường ĐHSP, Hà Nội.
15. Lê Văn Hồng (chủ biên), Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (1998), Tâm lí học lứa tuổivà tâm lí học sư phạm, NXB Giáo dục, Hà Nội.
16. Nguyễn Văn Hồng (2006), “Sử dụng tương tự trong dạy học”, Tạp chí giáo dục, (137), tr. 29-30.
17. Ngô Văn Hưng (2005), Giới thiệu đề thi và đáp án thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Sinh, NXB Đại học Quốc Gia, TP Hồ Chí Minh.
18. N. M. Iacôlep (1978), Phương pháp và kỹ thuật lên lớp trong nhà trường phổ thông – tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.
19. Adam Khoo (Trần Đăng Khoa và Uông Xuân Vy dịch) (2009), Tôi tài giỏi - bạn cũng thế, NXB Phụ nữ, Hà Nội.
20. Nguyễn Thị Thùy Liên (2009), Tổ chức dạy học bài tổng kết chương quán triệt quan điểm hệ thống để hình thành khái niệm cấp độ cơ thể trong dạy học sinh học 11 nâng cao THPT, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP, Huế. 21. Nguyễn Phú Lộc (2004), “ Sử dụng tương tự trong dạy học toán học”, Tạp chí
giáo dục, (87), tr. 15-16.
22. Hoàng Thị Lợi (2006), Biện pháp rèn luyện kỹ năng ôn tập cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm, Hà Nội.
23. Phạm Thị Kiều Nga (2011), Hệ thống hóa nội dung theo hướng hình thành khái niệm hệ trên cơ thể trong dạy học phần Sinh thái học 12, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP, Huế.
24. Nguyễn Thị Nghĩa (2008), “Vận dụng tiếp cận cấu trúc hệ thống trong dạy học Sinh học 11”, Tạp chí giáo dục, (23), tr 24-26.
25. Đào Nguyên (2004), Sử dụng phương pháp graph kết hợp một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ ôn tập tổng kết hoá học 11 THPT, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP, Huế.
26. W.D.Phillíp T.J.Chilton (Nguyễn Bá, Nguyễn Mộng Hùng dịch) (1997), Sinh học tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.
27. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Lý luận dạy học đại cương - Tập II, NXB Giáo dục, Hà Nội.
28. Vũ Trung Tạng (2000), Cơ sở sinh thái học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 29. Vũ Trung Tạng (2011), Bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học trung học phổ thông -
Sinh thái học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
30. Nguyễn Đức Thành (chủ biên), Nguyễn Văn Duệ, Dương Tiến Sỹ (2002), Dạy học sinh học ở trường THPT (Tập 1), NXB Giáo dục, Hà Nội.
31. Lê Như Thảo (2009), Tổ chức hoạt động dạy học các bài ôn tập văn học sử ở trường THPT, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP, Huế.
33. Đặng Thị Dạ Thủy (2009), Hình thành khái niệm về các cấp độ tổ chức sống trên cơ thể trong dạy học phần “Giới thiệu chung về thế giới sống” ở trung học phổ thông, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP, Hà Nội.
34. Nguyễn Tin (2007), Tổ chức các bài tổng kết chương trong dạy học sinh học 10 THPT, Luận văn Thạc sỹ Giáo dục học, Trường ĐHSP, Huế.
35. Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ (2004), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, NXB Trường ĐHSP, Hà Nội.
36. Lê Đình Trung (2010), Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng sinh học 12, NXB Trường ĐHSP, Hà Nội.
37. Lê Đình Trung (2010), Tự học, tự kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kĩ năng sinh