10. Lược sử vấn đề
2.2.2. Quy trình thiết kế các hoạt động ôn tập chương phần Sinh thái học
Qua quá trình nghiên cứu kết hợp với thực nghiệm sư phạm và tham khảo quy trình thiết kế các hoạt động trong tổ chức dạy học của một số tác giả tôi mạnh dạn đề xuất quy trình thiết kế các hoạt động ôn tập chương phần Sinh thái học theo các bước như sau:
Sơ đồ 2.2. Quy trình thiết kế các hoạt động ôn tập chương
Quy trình được diễn đạt như sau:
Bước 1: Vận dụng tiếp cận hệ thống:
Vận dụng tiếp cận hệ thống xác định được nội hàm của các khái niệm đại cương phức tạp về các cấp độ tổ chức sống trên cơ thể nghĩa là chỉ ra được các dấu hiệu bản chất của tổ chức sống được thể hiện ở từng cấp độ tổ chức Quần thể, quần xã và sinh quyển. (Phần này đã được trình bày ở mục 2.2.1).
Bước 2: Xác định mục tiêu ôn tập :
Mục tiêu không đơn thuần là chủ đề của hoạt động ôn tập mà chính là cái đích của hoạt động ôn tập cần đạt tới về mặt kiến thức, kĩ năng và thái độ.
Mục tiêu về mặt kiến thức: Hình thành khái niệm sinh học đại cương về các cấp độ trên cơ thể với các dấu hiệu bản chất: đặc điểm cấu trúc, đặc điểm chức năng là hệ mở, tự điều chỉnh, hệ luôn vận động phát triển.
Mục tiêu về mặt kỹ năng: Phát triển các kỹ năng tư duy, đặc biệt tư duy hệ thống, các kỹ năng học tập.
Mục tiêu về mặt thái độ: HS nhận thức sâu sắc được rằng khi một cấp độ tổ chức sống trên cơ thể bị thương tổn hay bị hủy diệt thì cả hệ thống sống trong đó có cả con người bị thương tổn và đi đến hủy diệt. Bảo vệ “sức khỏe” và sự toàn vẹn
Thiết kế bài ôn tập chương
Vận dụng tiếp cận hệ thống trong phân tích nội dung kiến thức của chương
Xác định mục tiêu ôn tập
của các quần thể, quần xã, sinh quyển cũng giống như bảo vệ sức khỏe và sự toàn vẹn của chính cơ thể sống con người chúng ta. Từ đó, HS có được hành động bảo vệ môi trường một cách thiết thực.
Bước 3: Lựa chọn biện pháp thiết kế bài ôn tập chương:
Sau khi nghiên cứu về lí luận và thực tiễn dạy học, tham khảo các tài liệu, luận văn cùng hướng, chúng tôi đã lựa chọn ba biện pháp để thiết kế hoạt động ôn tập đó là biện pháp sử dụng bảng biểu, biện pháp sử dụng bản đồ tư duy và biện pháp so sánh - ẩn dụ (biện pháp liên hệ tương đồng).
Bước 4: Thiết kế bài ôn tập chương:
Trên cơ sở các biện pháp đã lựa chọn, chúng tôi triển khai hoàn thiện nội dung của các biện pháp đó. Trên cơ sở đó, xác định các bước tổ chức ôn tập của từng biện pháp.