Thực trạng công tác HĐV tại NH Kiên Long – Chi nhánh Sài Gòn:

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động huy động vốn tại NH kiên long – chi nhánh sài gòn (Trang 25)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG KIÊN LONG – CHI NHÁNH SÀI GÒN

3.2.Thực trạng công tác HĐV tại NH Kiên Long – Chi nhánh Sài Gòn:

3.2.1. Tình hình chung về công tác HĐV:

NH hoạt động không phải bằng nguồn vốn tự có mà chủ yếu bằng nguồn vốn huy động. Do vậy, hoạt động HĐV luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên hàng đầu. Chi nhánh Sài Gòn với vị trí địa lý thuận lợi, trong khu dân cư, nơi có nhiều doanh nghiệp hoạt động, nền kinh tế đang phát triển mạnh cùng với việc NH chủ động nâng cao các chính sách huy động và dịch vụ, đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình. NH đã có những thành tựu đáng kể trong công tác HĐV của mình.

Bảng 3.1: KHỐI LƯỢNG VỐN HUY ĐỘNG THEO KẾ HOẠCH (ĐVT: triệu đồng)

Chỉ tiêu Thực hiện Kế hoạch 2010 % hoàn thành kế % tăng so thực Năm 2009 Năm 2010 Huy động vốn (triệu VND) 436,280 649,868 1,248,000 52.07% 49%

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2010 của Kienlongbank - chi nhánh Sài Gòn

Biểu 3.1: BIỀU ĐỒ THỂ HIỆN KHỐI LƯỢNG VỐN HUY ĐỘNG THEO KẾ HOẠCH (ĐVT: triệu đồng)

Với mạng lưới hoạt động gồm 1 Chi nhánh và 11 PGD tại địa bàn TP.HCM, tình hình HĐV nhàn rỗi trong dân cư tính đến thời điểm 31/12/2010 (quy đổi VND) đạt được là 649,868 triệu đồng, tăng 213,588 triệu đồng, tỷ lệ tăng 49% so với cuối năm 2009; thực hiện được 52.07% kế hoạch năm 2010.

Cụ thể từng đơn vị đạt được như sau:

Bảng 3.2: KHỐI LƯỢNG VỐN HUY ĐỘNG THEO ĐƠN VỊ (ĐVT: triệu đồng)

Đơn vị Kế hoạch 2010 Thực hiện 2010 % thực hiệnso kế hoạch

Chi nhánh Sài Gòn 268,860 195,933 72.88% PGD Bình Tây 134,314 72,731 54.15% PGD Gò vấp 174,446 82,410 47.24% PGD An Lạc 102,546 37,030 36.11% PGD Ngô Gia Tự 116,702 44,501 38.13% PGD Đầm Sen 81,492 33,763 41.43% PGD Quận 12 81,673 25,098 30.73% PGD Thủ Đức 83,069 41,555 50.02% PGD Tân Bình 150,364 58,683 39.03% PGD Tân Sơn Nhì 54,535 29,617 54.31% PGD Tùng Thiện Vương 27,000 25,314 93.76% PGD Nguyễn Thị Thập - 3,234 - TỔNG CỘNG 1,275,001 649,868 50.97%

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2010 của Kienlongbank - chi nhánh Sài Gòn

Chỉ tiêu số dư HĐV thực hiện năm 2010 không đạt kế hoạch được giao. Nguyên nhân: Năm 2010 cũng là năm đầy biến động với việc bùng nổ cơn sốt lãi suất huy

động, chạy đua tăng lãi suất của các NH, lãi suất liên NH có khi vượt 20%/năm. Bên cạnh đó, trong năm 2010, việc mở rộng mạng lưới còn chậm (mở thêm PGD Tùng Thiện Vương và Nguyễn Thị Thập vào nửa cuối năm 2010); chương trình khuyến mãi thu hút KH còn ít; công tác chăm sóc KH chưa được quan tâm đúng mức. Ngoài ra, trong năm 2010, có một số tiền gửi tiết kiệm có nguồn gốc từ nguồn tiền liên NH đưa vào, kỳ hạn gửi ngắn đến cuối năm rút dẫn đến số dư huy động giảm mạnh vào cuối năm. Tuy nhiên, số dư huy động năm 2010 cũng đã tăng 49% so với năm 2009 cũng là một sự nổ lực lớn của toàn thể cán bộ nhân viên Chi nhánh Sài Gòn.

3.2.2. Chính sách HĐV chi nhánh áp dụng:

3.2.2.1. Chính sách marketing và thu hút KH:

Chi nhánh rất quan tâm đến việc thu hút KH, đến giao dịch và đặt quan hệ, không chỉ là KH truyền thống, mà còn có cả KH tiềm năng, các DN trên địa bàn. Chính sách marketing ngày càng được các NHTM quan tâm và đẩy mạnh thực hiện.

Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, internet, Chi nhánh đã quảng bá rộng rãi hình ảnh của mình đến với KH. Tạo mọi điều kiện cho KH làm quen với các DV NH và nhận thức được tiện ích của những sản phẩm DV mà NH cung cấp. Qua đó, khuyến khích KH gửi tiền vào Chi nhánh thông qua các hình thức tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang...

3.2.2.2. Chính sách về mở rộng mạng lưới giao dịch:

Ngay từ ngày đầu mới thành lập và đi vào hoạt động, Chi nhánh Sài Gòn luôn quan tâm tới việc mở rộng mạng lưới trực thuộc và PGD. Như chúng ta đã biết, cho đến bây giờ, Chi nhánh đã có 12 PGD trực thuộc (PGD Cộng Hòa đã khai trương vào 18/01/2011).

Chi nhánh hoạt động ngày càng hiệu quả và tự khẳng định được sức mạnh của mình. Điều này chứng tỏ NH đã tạo được niềm tin với KH, tạo tiền đề cho việc thực hiện thành công chính sách HĐV mà chi nhánh đã đề ra.

3.2.2.3. Tổ chức và đào tạo cán bộ nhân viên:

Một NH muốn hoạt động tốt, không chỉ phụ thuộc vào chính sách của NH, mạng lưới NH rộng khắp mà còn phụ thuộc trực tiếp vào nhân tố con người. Một nhân viên vui vẻ có trình độ chuyên môn cao, tận tình với KH sẽ tạo được ấn tượng tốt, đó chính là lựa chọn đầu tiên khi KH muốn gửi hay vay tiền.

Chính vì vậy, Chi nhánh đã ngày càng quan tâm tới công tác đào tạo cán bộ viên chức cũng như công tác tuyển chọn ngay từ đầu vào.

Đứng trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, cùng với sự tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Chi nhánh Sài Gòn đã tiến hành lắp đặt mạng máy tính nội bộ trong tất cả phòng ban trong Chi nhánh, nối mạng internet, tạo thuận lợi trong trao đổi thông tin với các đơn vị ngoài Chi nhánh. Bên cạnh đó, Chi nhánh còn quan tâm tới việc mở rộng mạng lưới giao dịch trên cơ sở mạng điện tử internet như tư vấn, cung cấp DV chuyển tiền liên NH với các NH trong và ngoài hệ thống. 3.2.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động:

3.2.3.1. Phân theo thành phần kinh tế:

Đối với nghiệp vụ HĐV, việc xác định một cách chính xác, đầy đủ và trọng tâm các nguồn hình thành nên nguồn vốn là vô cùng quan trọng, bởi vì nó liên quan đến hàng loạt các yếu tố, nội dung của việc hoạch định chính sách HĐV, kế hoạch hoạt động kinh doanh của NH. xác định được nguồn vào từ đó sẽ điều tiết được nguồn tiền sao cho hợp lý, đảm bảo được tính thanh khoản ở mức cao nhất. Cơ cấu nguồn vốn phân theo thành phần kinh tế được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 3.3: CƠ CẤU NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG (ĐVT: triệu đồng)

Stt Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Tăng giảm (+/-) 2010 so với 2009 Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số tiền % 1 Tiền gửi KH 341,507 78.28 452,137 69.57 110,630 32.39 2 Tiền gửi của TCTD khác 90,663 20.78 121,587 18.71 30,924 34.11 3

Phát hành giấy tờ có

giá - - 71,894 11.06 71,894 -

4 Vốn ủy thác đầu tư 4,110 0.94 4,250 0.65 140 3.41 Tổng vốn huy động 436,280 100 649,868 100 213,588 48.96

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2010 của Kienlongbank - chi nhánh Sài Gòn

(ĐV: %)

Nhìn một cách tổng thể, tổng nguồn vốn mà Chi nhánh huy động được thì nguồn tiền gửi của KH chiếm tỷ trọng lớn nhất, từ 70% đến 78% trong tổng nguồn vốn huy động. Phần còn lại là của các TCTD khác, phát hành giấy tờ có giá và vốn ủy thác đầu tư. Điều này có nghĩa là nếu không có loại nguồn vốn này thì không có hoạt động của NH.

Tiền gửi của KH bao gồm tiền gửi của dân cư và tiền gửi của các tổ chức kinh tế, nhưng tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong loại nguồn vốn này. Nguồn tiền gửi này luôn duy trì ổn định và tăng qua các năm. Năm 2010 tăng 110,630 triệu đồng so với năm 2009, tương đương 32.39%.

Bên cạnh nguồn tiền trên thì Chi nhánh cũng rất quan tâm tới nguồn tiền gửi của các TCTD khác, mặc dù đây là nguồn tiền có tính ổn định không cao vì đây là nguồn tiền gửi chủ yếu nhằm mục đích thanh toán và chi trả dưới hình thức NH đại lý và DV tương ứng. Tuy nhiên, qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn tiền này chiếm tỷ trọng cao so với các nguồn tiền như phát hành giấy tờ có giá hay vốn ủy thác đầu tư. Năm 2009 là 90,663 triệu đồng chiếm 20.78% trong tổng nguồn vốn. Năm 2010, tăng 30,924 triệu đồng so với năm 2010 và chiếm 18.71% trong tổng nguồn vốn. Về việc phát hành giấy tờ có giá. Trong năm 2009, NH không phát hành giấy tờ có giá. Nhưng đến năm 2010, số tiền huy động được theo nguồn này là 71,894 triệu đồng chiếm 11.06% tổng nguồn vốn. Đây là một việc đáng tuyên dương vì Chi nhánh có thể tăng nguồn vốn huy động của mình lên qua hình thức này mà các năm trước không thực hiện được.

Ngoài các nguồn huy động trên thì Chi nhánh còn có một nguồn vốn nữa cũng góp phần làm tăng nguồn vốn huy động đó là vốn ủy thác đầu tư. Tuy tốc độ tăng trưởng không thực sự bền vững qua các năm nhưng cũng là một hình thức huy động hiệu quả. Năm 2009, lượng vốn huy động này là 4,110 triệu đồng, chiếm 0.94%

tổng nguồn vốn. Năm 2010, nguồn vốn huy động này được 4,250 triệu đồng, tăng 140 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 0.65% tổng nguồn vốn.

Như vậy, có thể thấy nguồn vốn huy động của Chi nhánh Sài Gòn được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, có cơ cấu đa dạng, tăng trưởng không ngừng. Điều này cho thấy được Chi nhánh đã có những chính sách và biện pháp hiệu quả trong việc HĐV của mình. Việc xác định cơ cấu nguồn vốn huy động của NH là rất quan trọng, nó vừa giúp Chi nhánh duy trì ổn định hoạt động của mình, xây dựng được chính xác chiến lược phát triển lâu dài, đặc biệt là xác định đúng đối tượng KH, từ đó có những chính sách hợp lý, tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như việc hoạch định chính sách HĐV sao cho có hiệu quả.

3.2.3.2. Phân theo thời hạn huy động:

Ngoài việc xác định một cách chính xác cơ cấu nguồn hình thành, thì không thể bỏ qua tính chất kỳ hạn của các nguồn huy động. từ việc xác định chính xác lượng tiền huy động trong các kỳ hạn, NH sẽ có những chính sách hoạt động hợp lý. Nhất là xây dựng được các nguồn vốn tài trợ cho các dự án có quy mô lớn, thời hạn hòa vốn lâu. Cơ cấu thời hạn huy động được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 3.4: CƠ CẤU VỐN HUY ĐỘNG THEO KỲ HẠN (ĐVT: triệu đồng)

Stt Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 2010 so với 2009Tăng giảm (+/-) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số tiền % 1 Tiền gửi KKH 20,518 4.70 15,335 2.36 (5,183) -25.26 2 Tiền gửi CKH dưới 12 tháng 284,776 65.27 472,744 72.74 187,968 66.01 3

Tiền gửi CKH

trên 12 tháng 130,986 30.02 161,789 24.90 30,803 23.52 Tổng vốn huy

động 436,280 100 649,868 100 213,588 48.96

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2010 của Kienlongbank - chi nhánh Sài Gòn

Biểu 3.3: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU VỐN HUY ĐỘNG THEO KỲ HẠN (ĐV:%)

Qua bảng trên ta thấy, nguồn vốn ngắn hạn tại Chi nhánh Sài Gòn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2009, nguồn vốn ngắn hạn tại chi nhánh là 305,294 triệu đồng, chiếm 69.98% trong tổng vốn huy động. Năm 2010, tăng 182,785 triệu đồng so với năm 2009 và chiếm tỷ trọng 75.10% trong tổng vốn huy động.

Lượng tiền gửi KKH chiếm một tỷ trọng tương đối từ 2% đến 5% trong tổng vốn huy động. Năm 2009 là 20,518 triệu đồng, năm 2010 được 15,335 triệu đồng, giảm 5,183 triệu đồng so với năm 2010.Tính chất của lượng tiền này là không ổn định, nên việc sử dụng vào hoạt động kinh doanh của NH là rất khó, nhưng lãi suất chi trả cho nguồn tiền này tương đối thấp so với các khoản huy động khác, góp phần làm giảm lãi suất bình quân đầu vào, chi phí huy động vốn thấp, nguồn vốn tăng nhanh và dồi dào, có điều kiện để đa dạng hóa danh mục tài sản có như: cho vay TCTD khác, đầu tư trên thị trường tiền gửi, đầu tư khác... Vì vậy, Chi nhánh đã có những chính sách nhằm duy trì ổn định nguồn tiền như cung cấp các DV kèm theo, tính toán lãi suất chi trả hợp lý, đáp ứng các nhu cầu của KH...

Trong nguồn tiền gửi ngắn hạn, nguồn có thời hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh. Nguồn tiền này luôn tăng qua các năm. Năm 2009, là 284,776 triệu đồng, chiếm 65.27% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2010 tăng 187,968 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 72.74% tổng nguồn vốn huy động. Đối tượng chủ yếu của nguồn tiền này là các KH có thu nhập ổn định và thường xuyên, gửi tiền vì mục đích an toàn, sinh lợi.

Lãi suất huy động đóng vai trò quan trọng để thu hút đối tượng này, vì vậy, Chi nhánh đã có những biện pháp điều chỉnh lãi suất phù hợp, các chương trình dự thưởng nhằm thu hút KH. Ngoài ra, lãi suất huy động của NH cũng thay đổi khi kỳ hạn tăng dần, có nhiều kỳ hạn và hình thức khác nhau nhằm khuyến khích KH gửi tiền. Cũng vì thương hiệu NH Kiên Long chưa mạnh, nên chưa đủ uy tín để KH gửi tiền dài hạn. Để có vốn đầu tư vào các hoạt động khác NH đã đẩy mạnh tăng cao lãi

suất kỳ hạn thấp, nhất là kỳ hạn tuần. KH gửi tiền vào tài khoản tiền gửi kỳ hạn thấp không có nghĩa là NH không có vốn sử dụng. Khi đến kỳ hạn thanh toán KH không những không rút vốn ra mà còn có thể gửi thêm hoặc họ sẽ gửi kỳ hạn mới vì lãi suất cao và kỳ hạn thấp rất có lợi cho họ. Tuy nhiên, việc tăng lãi suất huy động sẽ làm tăng chi phí HĐV của NH.

Ngoài hai nguồn tiền trên phải kể đến nguồn huy động trung và dài hạn. Nó cũng chiếm một tỷ trọng không nhỏ và cực kỳ quan trọng đối với hoạt động của NH. Năm vừa qua, tình hình kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước có nhiều bất ổn đã gây ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM nói chung và Chi nhánh Sài Gòn nói riêng nhưng với những chính sách phù hợp Chi nhánh đã duy trì được nguồn vốn huy động cũng như nguồn trung và dài hạn. Năm 2009, đạt 130,986 triệu đồng, chiếm 30.02% tổng vốn huy động. Năm 2010, tăng 30,803 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 24.90% tổng vốn huy động.

Việc chi trả lãi suất cho loại nguồn vốn này thấp hơn so với tiển gửi CKH dưới 12 tháng. Nhưng để có vốn cho các cơ hội đầu tư sinh lời, chủ động trong kinh doanh, đặc biệt là những dự án lớn thời gian hòa vốn lâu, Chi nhánh đã có những chương trình khuyến mãi, tặng quà thật đặc biệt để thu hút lượng tiền gửi cho nguồn này.

3.2.3.3. Phân theo cơ cấu đồng tiền gửi:

Ngoải việc phân biệt nguồn huy động theo thành phần kinh tế, theo kỳ hạn thì việc xác định nguồn tiền theo đồng tiền huy động cũng rất quan trọng. Nó giúp NH duy trì mối quan hệ với cá nhân, DN, tổ chức có nhu cầu sử dụng ngoại tệ thường xuyên. Cơ cấu HĐV theo đồng tiền gửi được xác định cụ thể dưới bảng sau:

Bảng 3.5: CƠ CẤU VỐN HUY ĐỘNG THEO ĐỒNG TIỀN GỬI (ĐVT: triệu đồng)

Stt Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010

Tăng giảm (+/-) 2010 so với 2009 Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số tiền % 1 VND 388,804 89.12 574,089 88.34 185,285 47.66 2 Ngoại tệ (quy về VND) 47,476 10.88 75,779 11.66 28,303 59.62 Tổng vốn huy động 436,280 100 649,868 100 213,588 48.96

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2010 của Kienlongbank - chi nhánh Sài Gòn

Biểu 3.4: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU VỐN HUY ĐỘNG THEO ĐỒNG TIỀN GỬI (ĐV:%)

Qua bảng trên ta thấy nguồn nội tệ mà Chi nhánh huy động tương đối ổn định và tăng đều qua các năm. Năm 2010, tăng 183,285 triệu đồng so với năm 2009. Đồng thời với số liệu 2 năm gần nhất thì có thể nói nguồn nội tệ là nguồn huy động chính của Chi nhánh, lượng tiền huy động được tương đối lớn và chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn.

Năm 2009, nguồn nội tệ chiếm 89.58%, năm 2010 chiếm 88.34% trong tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy Chi nhánh đã có những chính sách huy động nội tệ

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động huy động vốn tại NH kiên long – chi nhánh sài gòn (Trang 25)