CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC

Một phần của tài liệu phân tích tình hình công nợ tại công ty xăng dầu khu vực iii giai đoạn 2011- 2013 (Trang 42 - 45)

TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC III

3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của công ty trong giai đoạn 2014- 20163.1.1. Định hướng phát triển 3.1.1. Định hướng phát triển

3.1.1.1. Cơ hội và thách thức

*Cơ hội:

(1)/ Thị trường được mở rộng, điều kiện môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng hơn giữa các doanh nghiệp.

(2)/ Doanh nghiệp được chủ động điều chỉnh giá bán theo cơ chế thị trường. *Thách thức:

(1)/ Do sự hấp dẫn cao của thị trường, đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu là các doanh nghiệp mới sẽ được thành lập của Việt Nam,

các tập đoàn nước ngoài là các hãng kinh doanh xăng dầu nổi tiếng trên thế giới khi có cơ hội vào kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam.

(2)/ Hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO trong khi kinh doanh xăng dầu, chúng ta không cam kết về việc mở cửa thị trường kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là không mở cửa cho các hãng xăng dầu nước ngoài vào thị trường kinh doanh ở khâu hạ nguồn, mà vấn đề chỉ còn là thời gian cụ thể.

3.1.1.2. Định hướng phát triển thị trường xăng dầu của công ty:

Một là, chuyển kinh doanh xăng dầu sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước hướng tới 3 mục tiêu:

(1)/ Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phát triển kinh tế đất nước; bình ổn thị trường xăng dầu trong mọi tình huống.

(2)/ Giá bán xăng dầu thực sự được vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

(3)/ Hài hoà ba lợi ích Nhà nước ổn định nguồn thu - Người tiêu dùng được mua với mức giá hợp lý - Doanh nghiệp kinh doanh có tích luỹ cho đầu tư phát triển;

Hai là, khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư, tham gia thị trường từ khâu thượng đến hạ nguồn theo đúng quy hoạch nhằm tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, không ngừng nâng cao chất lượng, dịch vụ, văn minh thương mại.

Ba là, bằng cơ chế chính sách tạo ra áp lực, từng bước trở thành ý thức, thói quen của người tiêu dùng nhỏ lẻ, hộ sản xuất trong việc sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt.

3.1.2. Mục tiêu phát triển

Năm 2013, mặc dù sản xuất kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn nhưng lãnh đạo công ty đã tập trung chỉ đạo điều hành, tìm các giải pháp khắc phục, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, theo đó sản lượng xăng dầu bán lẻ tăng 5%, gas tăng 45% so với năm 2012, doanh thu kinh doanh dịch vụ gấp 1,5 lần năm 2012. Ghi nhận, biểu dương những thành tích cán bộ công nhân viên- người lao động, Petrolimex Hải Phòng đã đạt được trong năm 2013 và nhấn mạnh, giai đoạn 2014- 2016 công ty cần tiếp tục bám sát diễn biến thị trường, phân tích, đánh giá, lượng hóa những yếu tố tác động, thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp, gia tăng các dịch vụ hài lòng khách hàng, hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất.

Năm 2014 - dự báo kinh tế thế giới sẽ khởi sắc, nền kinh tế Việt Nam hồi phục, Chính phủ kiên trì và nhất quán với việc vận hành kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị

trường có sự quản lý của Nhà nước, nghị định mới sẽ sát với thực tế hơn, một số chính sách lớn sẽ đi vào cuộc sống. Công ty đã định hướng và đề ra các nguyên tắc xây dựng kế hoạch 2014- 2016, xác định một số mục tiêu chủ yếu cho hoạt động sản xuất - kinh doanh giai đoạn 2014- 2016:

1) Petrolimex Hải Phòng tiếp tục xác định mục tiêu ưu tiên là: “Lấy hiệu quả làm trung tâm”. Công tác giao kế hoạch sẽ tiếp tục gồm 2 nhóm là chỉ tiêu pháp lệnh và chỉ tiêu hướng dẫn. Một loạt giải pháp đồng bộ sẽ được áp dụng trên cơ sở kế thừa và hoàn thiện các giải pháp đã áp dụng trong năm 2013.

2) Đối với lĩnh vực xăng dầu, ưu tiên đầu tư có chọn lọc vào những vùng thị trường cạnh tranh - nơi có nhu cầu cao, năng suất lao động cao, cự ly vận chuyển ngắn, chi phí vận chuyển thấp, lợi nhuận cao. Tối ưu hóa đường vận động tạo nguồn hàng hóa (chỉ chấp nhận đường vận động ngắn nhất, kiên quyết loại bỏ các khâu trung gian kém hiệu quả - nếu có) và tồn kho hợp lý. Tiếp tục “định vị lại thị trường” gắn với việc triển khai các kênh phân phối theo nghị định mới Chính phủ sắp ban hành thay thế Nghị định 84. Đẩy mạnh hơn nữa việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ Petrolimex tại cửa hàng xăng dầu (dầu nhờn Petrolimex, gas Petrolimex, sơn Petrolimex, nước giặt Jana, bảo hiểm Pjico và các dịch vụ khác của ngân hàng PG bank,…) gia tăng hiệu quả khai thác lợi thế thương mại của cửa hàng xăng dầu Petrolimex trên cơ sở nhất thể hóa triệt để dấu hiệu nhận diện thương hiệu, góp phần minh bạch thị trường.

3) Đối với các lĩnh vực chuyên ngành (dầu nhờn, gas, vận tải thủy, xây lắp, bảo hiểm, ngân hàng) - tiếp tục tập trung vào hoạt động cốt lõi để phát triển trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với các công ty xăng dầu để phát huy sức mạnh của cả hệ thống, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập của người lao động, tăng hiệu quả kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, công ty cần tiếp tục chủ động đẩy mạnh hơn nữa tính hướng ngoại, hướng hoạt động kinh doanh ra bên ngoài để tăng doanh thu và tỷ trọng doanh thu từ thị trường ngoài Petrolimex.

4) Công tác quản trị doanh nghiệp - tập trung khai thác vận hành hệ thống ERP (quản trị nguồn lực doanh nghiệp) và khẩn trương triển khai hệ thống Egas (quản lý cửa hàng xăng dầu) bảo đảm tích hợp hệ thống, vận hành an toàn phục vụ kịp thời, chính xác công tác dự báo, quản trị tiền - hàng, hóa đơn, chứng từ, số liệu để phục vụ mục tiêu kinh doanh hiệu quả.

5) Sử dụng lao động hiệu quả, khai thác cơ sở vật chất và các nguồn lực khác có hiệu quả để tăng năng suất lao động; bên cạnh đó, tiếp tục triệt để thực hành tiết kiệm để

nâng cao hiệu quả kinh doanh, gắn thu nhập của người lao động với năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh.

6) Chú trọng công tác bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ, an toàn vệ sinh môi trường; tích cực nghiên cứu, ứng dụng các sáng kiến - giải pháp kỹ thuật trong lĩnh vực này, phát huy tinh thần “mỗi cán bộ công nhân viên- người lao động” là một chiến sĩ trên mặt trận phòng cháy chữa cháy” trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với các lực lượng phòng cháy chữa cháy tại địa phương; bảo đảm an toàn để sản xuất.

3.2. Một số biện pháp cải thiện tình hình công nợ tại công ty

Một phần của tài liệu phân tích tình hình công nợ tại công ty xăng dầu khu vực iii giai đoạn 2011- 2013 (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w