Thực trạng công nợ phải trả

Một phần của tài liệu phân tích tình hình công nợ tại công ty xăng dầu khu vực iii giai đoạn 2011- 2013 (Trang 31 - 37)

Bảng 2.2 Diễn biến tình hình vốn bị chiếm dụng

2.2.2. Thực trạng công nợ phải trả

Các khoản phải trả của doanh nghiệp bao gồm: phải trả người bán, phải trả người lao động, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước... Khi phân tích ta thường so sánh số cuối kỳ với số đầu kỳ hoặc so sánh qua nhiều thời điểm liên tiếp để thấy rõ quy mô và tốc độ tăng giảm của từng khoản phải trả, cơ cấu của từng khoản phải trả. Thông tin từ kết quả phân tích là cơ sở để nhà quản trị đưa ra các quyết định thanh toán phù hợp nhằm nâng cao uy tín và hạn chế rủi ro tài chính cho doanh nghiệp.

Sau đây ta tiến hành phân tích thực trạng tình hình công nợ phải trả của công ty xăng dầu khu vực III:

Bảng 2.4. Diễn biến tình hình vốn đi chiếm dụng

tích Số tiền % I. Phải trả ngắn hạn

II. Phải trả dài hạn Tổng

Nhìn chung trong giai đoạn 2011- 2013, tổng các khoản phải trả có xu hướng tăng, lượng vốn đi chiếm dụng hoàn toàn trong ngắn hạn.

- Năm 2012, tổng các khoản phải trả tăng hơn 170 tỷ đồng so với năm 2011, tương ứng tăng 127,24% cho thấy quy mô vốn đi chiếm dụng tăng, công ty đang tiến hành mở rộng quy mô sản xuất nên cần thêm vốn để việc kinh doanh đạt hiệu quả hơn. Trong năm này khoản phải trả tăng đột biến nguyên nhân là do năm 2012 công ty đã xây dựng mới hơn chục cửa hàng đưa số cửa hàng trong mạng lưới bán lẻ trên địa bàn Hải Phòng lên con số 47 cửa hàng. Để có hệ tiền xây mới hệ thống cửa hàng công ty đã đi vay làm khoản phải trả tăng đột biến.

- Năm 2013, tổng các khoản phải trả tăng 27 tỷ đồng so với năm 2012, tương ứng tăng 9,15% cho thấy công ty tiếp tục mở rộng quy mô vốn đi chiếm dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tốc độ tăng các khoản phải trả từ năm 2012 đến 2013 đã giảm so với

khoảng thời gian năm 2011- 2012 cho thấy công ty bắt đầu có chính sách thanh toán các khoản nợ kịp thời, góp phần cải thiện hình ảnh uy tín công ty.

- Qua 3 năm từ 2011 đến 2013 cho thấy các khoản phải trả nội bộ chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng các khoản phải trả (đều trên 50%). Điều này là phù hợp vì công ty xăng dầu khu vực III là công ty trực thuộc Tập đoàn xăng dầu Việt Nam đồng thời công ty có rất nhiều cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn Hải Phòng nên hàng năm luôn có sự biến động trong khoản phải trả nội bộ. Khoản phải trả nội bộ tăng đột biến là do mạng lưới tiêu thụ được mở rộng, sản lượng qua kho tăng và đặc biệt là giá mặt hàng xăng dầu tăng mạnh vào năm 2012. Khi lấy hàng thì công ty lập đơn hàng và nhận hàng tại kho xăng dầu B12, vận chuyển qua đường sắt, đường bộ về tổng kho Thượng Lý hoặc kho An Lạc trong đó một số mặt hàng nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài. Các khoản phải trả về Tổng công ty do công ty trực tiếp nhập hàng đều được thanh toán đúng hạn và đầy đủ. Chiếm tỷ trọng đáng kể tiếp theo là thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. Năm 2012, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước tăng gần 45 tỷ đồng tương ứng tăng 192% cho thấy công ty luôn thực hiện đúng quy định về nộp đóng thuế. Năm 2013 khoản thuế và nộp Nhà nước có xu hướng giảm hơn 23 tỷ đồng, tương ứng giảm 34% so với năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm này thị trường xăng dầu đang gặp bất ổn, luôn có biến động theo chiều hướng xấu tác động không tốt đến công ty khiến mức lợi nhuận không khả quan làm mức đóng thuế và các khoản phải nộp Nhà nước giảm nhẹ. Mặt khác do Nhà nước áp dụng thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp các phát sinh lệ phí giao thông (nay là phí xăng dầu) đều được khấu trừ đầu vào và nộp về Nhà nước. Phần công ty phải nộp là một phần giá trị gia tăng và các thuế khác nộp cho Nhà nước theo phát sinh cụ thể so với kế hoạch.

Các khoản phải trả người bán chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng các khoản phải trả (đều dưới 8%) cho thấy công ty luôn thanh toán nợ đúng hạn cho người bán, uy tín công ty được nâng cao, góp phần xây dựng thương hiệu. Quỹ khen thưởng, phúc lợi và các khoản phải trả người lao động có xu hướng giảm mạnh từ năm 2011 đến 2013 do kết quả kinh doanh của công ty không đạt hiệu quả tốt khiến mức khen thưởng cho cán bộ công nhân viên- người lao động trong công ty không cao.

Tóm lại, giai đoạn năm 2011- 2013, tổng các khoản phải trả của công ty có xu hướng tăng, lượng vốn đi chiếm dụng hoàn toàn trong ngắn hạn và đi chiếm dụng phổ biến từ các khoản trả nội bộ cho Tập đoàn xăng dầu Việt Nam và các cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại Hải Phòng. Tuy nhiên từ năm 2012, tình hình tài chính của công ty bắt đầu gặp khó khăn, mức lợi nhuận bắt đầu có xu hướng giảm, công ty cần có các chính sách thanh toán nợ phù hợp nhằm nâng cao uy tín và hạn chế rủi ro tài chính.

Trong các khoản phải trả, phải trả nhà cung cấp thường có ý nghĩa quan trọng đối với tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty. Khi các khoản phải trả người bán không có khả năng thanh toán, dấu hiệu rủi ro tài chính xuất hiện, uy tín công ty giảm đi. Khi các khoản phải trả được thanh toán đúng hạn, uy tín công ty được nâng cao, đó là nhân tố góp phần xây dựng thương hiệu công ty. Do vậy công ty cần phân tích tình hình phải trả thông qua các chỉ tiêu như vòng quay các khoản phải trả và kỳ trả tiền bình quân.

Bảng 2.5. Đánh giá tình hình công nợ phải trả

Chỉ tiêu Đơn vịtính Năm2011 Năm2012 Năm2013

Chênh lệch Năm 2012- 2011 Năm 2013- 2012 Số tiền % Số tiền % 1. Phải trả người bán đồngtriệu 10.144 6.184 3.766 -3.960 -39,04 (2.418) (39,10) 2. Phải trả bình quân đồngtriệu 134.200 304.955 332.864 170.755 127,24 27.909 9,15 3. Giá vốn hàng bán đồngtriệu 3.701.620 4.815.656 5.243.821 1.114.036 30,10 428.165 8,89 4. Vòng quay các khoản phải trả người bán vòng 364,91 778,73 1.392,41 413,82 113,40 613,68 78,81

5. Kỳ trả tiền người bán bình quân ngày 1,00 0,47 0,26 (0,53) (53,14) (0,21) (44,07) 6. Vòng quay các khoản phải trả vòng 27,58 15,79 15,75 (11,79) (42,75) (0,04) (0,24) 7. Kỳ trả tiền bình quân ngày 13,23 23,11 23,17 9,88 74,67 0,06 0,24

Nguồn: Công ty xăng dầu khu vực III

Nhìn chung giai đoạn 2011- 2013, tình hình trả nợ của công ty chưa đạt hiệu quả tốt, công ty chưa thanh toán nợ đúng hạn.

Năm 2011, công ty tiến hành 28 vòng trả nợ tương ứng kỳ trả tiền là 13 ngày/lượt thì đến năm 2012, tình hình tài chính của công ty bắt đầu gặp khó khăn chung về khả năng thanh toán, số vòng quay giảm mạnh đồng thời kỳ trả tiền tăng lên 23 ngày/ lượt.

Tuy nhiên, công tác thanh toán nợ cho người bán của công ty lại đạt hiệu quả tốt, trả nợ đúng hạn. Năm 2011, công ty tiến hành 365 vòng trả nợ tương ứng kỳ trả tiền là 1 ngày/ lượt thì đến năm 2012, công ty cần 778 vòng với thời gian 0,5 ngày/ lượt trả nợ cho thấy công tác thanh toán các khoản vốn đi chiếm dụng có chuyển biến tốt.

Năm 2013, vòng quay phải trả người bán là 1392 vòng, tăng mạnh so với năm 2012 tương ứng với kỳ trả tiền là 0,26 ngày/ lượt. Tuy nhiên, số vòng quay phải trả người bán quá lớn có thể do công ty thừa tiền luôn thanh toán trước hạn, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn.

Sự biến động tình hình trả nợ nguyên nhân chủ yếu do mức giá vốn hàng bán cao hơn nhiều so với mức phải trả. Trong giai đoạn năm 2011- 2013, mức giá vốn hàng bán đều chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí của công ty. Khoản này tăng chủ yếu do lạm phát làm giá xăng dầu tăng qua các năm khiến giá vốn của công ty ngày càng cao. Đồng thời trong những năm này công ty thực hiện chính sách mở rộng thị trường, quy mô bán hàng khiến mức giá vốn ban đầu phải bỏ ra ngày càng lớn. Ngoài ra còn do trong năm 2012, công ty cần nhập nguyên vật liệu để hoàn thành các công trình còn dang dở tiểu biểu là công ty tiến hành nâng cấp cải tạo hệ thống liên kết giữa cảng với các kho tại tổng xăng dầu Thượng Lý để đảm bảo hoạt động xuất nhập xăng dầu, khai thác tốt nhất các bể, kho chứa xăng.

Tóm lại, tình hình thu hồi vốn giai đoạn 2011- 2013 của công ty có chuyển biến tốt, công tác thanh toán nợ đúng hạn, củng cố uy tín công ty. Điều này phù hợp với đặc điểm kinh doanh do công ty chủ yếu kinh doanh mặt hàng xăng dầu- loại nhiên liệu không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của người dân nên công ty chủ yếu sử dụng vốn vay và vốn chủ sở hữu thay vì vốn đi chiếm dụng.

Bảng 2.6. Đánh giá khả năng thanh toán công nợ phải trả

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch Năm 2012- 2011 Năm 2013- 2012 Khả năng thanh toán tổng quát 1,594 1,396 1,217 (0,199) (0,178) Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1,070 0,708 0,566 (0,363) (0,142) Khả năng thanh toán tức thời 0,045 0,055 0,027 0,010 (0,028)

Nguồn: Công ty xăng dầu khu vực III

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ. Năng lực tài chính đó tồn tại dưới dạng tiền tệ (tiền mặt, tiền gửi …), các khoản phải thu từ các cá nhân mắc nợ doanh nghiệp, các tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền như: hàng hóa, thành phẩm, hàng gửi bán. Các khoản nợ của doanh nghiệp có thể là các khoản vay ngân hàng, khoản nợ tiền hàng do xuất phát từ quan hệ mua bán các yếu tố đầu vào hoặc sản phẩm hàng hóa doanh nghiệp phải trả cho người bán hoặc người mua đặt trước, các khoản thuế chưa nộp ngân hàng nhà nước, các khoản chưa trả lương...

Giai đoạn 2011- 2013, hệ số khả năng thanh toán tổng quát đều cao hơn 1 cho thấy công ty có đủ và thừa khả năng thanh toán, tình hình công ty khả quan. Tuy nhiên, hệ số này giảm dần từ năm 2011 đến 2013, tuy vẫn ở mức cao hơn 1 nhưng điều này cho thấy

công ty đang gặp khó khăn về tài chính. Nguyên nhân chủ yếu do việc mở rộng quy mô kinh doanh bằng việc mở thêm nhiều cửa hàng bán lẻ xăng dầu khiến công ty phải đi vay nên khả năng thanh toán gặp khó khăn.

Năm 2011, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty cao hơn 1 và ở mức vừa phải, cho thấy tổng giá trị tài sản ngắn hạn hiện có đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Đồng thời qua mức khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cho phép hình dung ra chu kì hoạt động của công ty đã thực sự có hiệu quả, khả năng biến sản phẩm thành tiền mặt tốt. Tuy nhiên, hệ số này giảm dần từ năm 2012, 2013 nguyên nhân chủ yếu do công ty gặp phải rắc rối trong vấn đề đòi các khoản phải thu hoặc thời gian thu hồi tiền mặt kéo dài từ các cửa hàng đại lý bán lẻ xăng dầu vừa khai trương chưa tạo được nguồn lợi nhuận tức thời.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty qua 3 năm đều nhỏ hơn 1 và ở mức rất thấp và có xu hướng ngày càng giảm cho thấy khả năng đáp ứng về tiền đối với khoản nợ đến hạn còn hạn chế. Năm 2012, hệ số này tăng nhẹ nhưng không đáng kể nguyên nhân chủ yếu do lượng tiền mặt tại quỹ tăng cao vì các chủ đầu tư tiến hành góp vốn để mở rộng chuỗi cửa hàng bán lẻ xăng dầu. Hệ số khả năng thanh toán tức thời giảm sâu trong năm 2013 nguyên nhân do lượng tiền mặt tại quỹ giảm mạnh, có sự rút vốn từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ, công ty tiến hành mua sẳm thiết bị, sửa chữa cải tạo hệ thống công nghê cung ứng xăng dầu đường thủy, đường ống khiến khả năng thanh toán tức thời chậm. Hệ số này thấp cũng có thể do công ty là 1 doanh nghiệp uy tín, thâm niên lâu năm, kinh doanh loại mặt hàng xăng dầu là mặt hàng tiêu dùng thường xuyên nên các khoản nợ đến hạn chưa thực sự được chú trọng trong khâu thanh toán nợ.

Nhìn chung, khả năng thanh toán chung của công ty tốt, trả nợ đầy đủ và đúng hạn. Tuy nhiên do chi phí tài chính đi vay tăng cao nên khả năng thanh toán còn hạn chế hơn, vấn đề công nợ phải thu còn chậm nên công ty chưa đủ khả năng thanh toán đầy đủ các khoản nợ ngay lập tức hoặc trong tương lai.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình công nợ tại công ty xăng dầu khu vực iii giai đoạn 2011- 2013 (Trang 31 - 37)