Qua bảng hệ thống chỉ tiêu cho thấy giai đoạn 2011 2013, tỷ lệ phải thu so vớ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình công nợ tại công ty xăng dầu khu vực iii giai đoạn 2011- 2013 (Trang 39 - 42)

phải trả đều quá lớn, có xu hướng tăng cho thấy lượng vốn bị chiếm dụng lớn hơn vốn đi chiếm dụng. Tỷ lệ phải thu đến hạn so với phải trả đến hạn đều hơn 100% và tăng dần qua các năm như vậy các khoản phải thu kịp thời theo tiến độ sẽ đáp ứng được nhu cầu các khoản phải trả. Tỷ lệ phải thu quá hạn so với phải trả quá hạn đều lớn hơn 100% cho thấy vốn bị chiếm dụng bất hợp pháp cao hơn vốn chiếm dụng bất hợp pháp, công ty cấn có biện pháp hữu hiệu để nâng cao tính thanh khoản trong tài chính.

Tỷ lệ phải thu quá hạn so với tổng phải thu qua các năm đều rất thấp (dưới 2%) cho thấy công ty rất cẩn trọng trong việc ký kết hợp đồng mua bán với người mua về việc bán chịu, từ khâu tìm hiểu khách hàng đến các điều khoản trong hợp đồng kinh tế đều được xem xét kỹ lưỡng. Tỷ lệ phải thu quá hạn so với tổng tài sản đều rất thấp (dưới 1%) tuy chưa ảnh hưởng nhiều đến tình hình tài chính song công ty cần tăng cường kiểm soát để tỷ lệ này giảm thấp nhất. Tỷ lệ phải trả quá hạn so với tổng phải trả, nguồn vốn đều thấp dưới 16% song công ty cần có biện pháp thanh toán kịp thời đối với nợ quá hạn để nâng cao uy tín cho công ty trên thương trường kinh doanh.

2.3. Đánh giá chung về tình hình công nợ tại công ty xăng dầu khu vực 32.3.1. Kết quả đạt được 2.3.1. Kết quả đạt được

Thành phố Hải Phòng được xác định là thành phố mở, là trung tâm kinh tế, công nghiệp, thương mại và dịch vụ du lịch của vùng Duyên hải, là đầu mối giao thông quan trọng của miền Bắc và của cả nước, là một trong các cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Trong công cuộc đổi mới của đất nước, kinh tế Hải Phòng cũng đang trên đà phát triển, các khu công nghiệp tập trung phía Tây, phía Bắc, phía Đông và phía Đông nam thành phố đã và đang hình thành, tạo nên thị trường tiêu thụ xăng dầu mới và khách hàng tiềm năng có nhu cầu sử dụng xăng dầu rất lớn.

Công ty xăng dầu khu vực III là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tập đoàn xăng dầu Việt Nam được cấp lượng vốn lớn để tổ chức hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Việc tạo nguồn hàng không bị chi phối bởi vốn và các nhà cung cấp, công ty kinh doanh trong điều kiện thuận lợi về nguồn vốn và nguồn hàng. Là đơn vị chuyên kinh doanh và cung ứng xăng dầu, trải qua gần 60 năm xây dựng và phát triển, công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề, có cơ sở vật chất kho tàng, bể chứa lớn, có phương tiện vận tải đường bộ và đường sông, có hệ thống trang thiết bị chuyên ngành, có khả năng tiếp nhận lượng xăng dầu lớn, bảo đảm cung ứng đầy đủ kịp thời cho các đơn vị khách hàng. Công ty đã xây dựng được mạng lưới bán xăng dầu phủ kín khắp nội ngoại thành Hải Phòng, được đầu tư hoàn chỉnh hệ thống bể chứa hàng đủ sức phục vụ cho mọi đối tượng khách hàng. Công ty đã tạo được mối quan hệ với số lượng khách hàng lớn, bao gồm khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân. Hầu hết khách hàng đã quen thuộc và tin tưởng vào chủng loại, số lượng, chất lượng xăng dầu của công ty và phương thức kinh doanh của công ty. Thế mạnh của công ty là luôn đảm bảo nguồn hàng ổn định, phong phú về chủng loại, chất lượng đảm bảo. Hiện công ty có trên 500 khách hàng thường xuyên mua hàng của công ty. Công ty đã tổ chức các dịch vụ sau bán hàng, dịch vụ kỹ thuật, hướng dẫn thay dầu xe máy, ôtô với mức giá và chất lượng được khách hàng chấp nhận. Phương thức hạch toán kinh doanh hưởng theo tỷ lệ chiết khấu như hiện nay đã tạo thế ổn định về thu nhập cho cán bộ công nhân viên- người lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và điều hành hoạt động của công ty.

Giai đoạn 2011- 2013, mặc dù sản xuất kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn nhưng lãnh đạo công ty đã tập trung chỉ đạo điều hành, tìm các giải pháp khắc phục, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, theo đó tình hình công nợ của công ty đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận:

- Công ty đang dần thắt chặt công tác thu hồi nợ nhằm giảm bớt lượng vốn bị chiếm dụng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Công tác thu hồi nợ được xúc tiến nhanh nhằm giảm bớt lượng vốn bị chiếm dụng. Công ty đã thực hiện nhiều biện pháp bảo đảm an ninh về tài chính bằng việc thẩm định khách hàng và tích cực thu hồi nợ thông qua việc thực hiện chính sách ưu tiên và giảm gía cho khách hàng thanh toán tiền trước khi giao hàng để đảm bảo thu hồi vốn nhanh nhất có thể.

- Từ năm 2012, công tác thanh toán nợ của công ty bắt đầu đạt hiệu quả, góp phần cải thiện hình ảnh công ty. Trong năm này, công ty bắt đầu mở rộng thị trường, mạng lưới kinh doanh bằng việc mở thêm nhiều cửa hàng bán lẻ xăng dầu khiến số cửa hàng bán lẻ tăng lên con số 47 cửa hàng trong toàn Hải Phòng.

- Công ty đã thực hiện một số biện pháp cắt giảm chi phí như giảm tỷ lệ hao hụt, tin học hóa hệ thống mạng nội bộ công ty nhằm giảm chi phí văn phòng, giảm các khoản phải trả khác và tăng hiệu quả về mặt thời gian.

- Về nội bộ công ty: công tác tiền lương đã phân chia theo thời gian đối với văn phòng công ty và lương sản phẩm các đơn vị trực tiếp như hệ thống cửa hàng, trạm dịch vị kinh doanh xăng dầu đường thủy, góp phần cải thiện mức sống cho người lao động. Công ty đảm bảo việc cung ứng cho sản xuất kinh doanh dịch vụ, góp phần mở rộng quy mô hoạt động, tăng lợi nhuận, cải thiện tính lành mạnh về tài chính. Công ty thực hiện đúng nguyên tắc quản lý tài sản, cân đối thu chi, tổ chức tốt các dịch vụ sau bán hàng, hoạt động marketing tốt nhằm cải thiện tình hình công nợ hiệu quả hơn.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

- Tốc độ thu hồi công nợ còn chậm, công ty cần có biện pháp thắt chặt, triệt để hơn để thu nợ từ khách hàng. Theo kế hoạch công ty đề ra, thời gian bán chịu quy định cho khách hàng là 8 ngày/ lượt cho thấy trong giai đoạn này tuy công tác thu hồi nợ có chuyển biến tích cực song vẫn không hoàn toàn kế hoạch đề ra, việc thu hồi các khoản phải thu từ khách hàng vẫn chậm. Các khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng các khoản phải thu cho thấy công ty đang áp dụng quá mức chính sách nới lỏng thương mại đối với khách hàng, như vậy khiến lượng vốn bị chiếm dụng gia tăng, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Quy định về việc quản lý các cửa hàng bán lẻ: phải nộp tiền bán hàng hàng ngày, 5 ngày yêu cầu phải gửi chứng từ xuất bán về công ty 1 lần nên trong 5 ngày đó công ty không giám sát được việc các cửa hàng có nộp tiền bán hàng vào ngân hàng hay không. Nếu các cửa hàng để tiền tồn nhiều tại quỹ sẽ không đảm bảo an toàn tài chính. Một số cửa hàng lớn như cửa hàng xăng dầu Quán Toan, trạm vận chuyển kinh doanh xăng dầu đường thủy... được công ty giao cho thực hiện các hợp đồng mua bán do công ty trực tiếp ký kết và định kỳ 10 ngày báo cáo tình hình công nợ khách hàng. Tuy có ưu điểm là tạo sự chủ động cho cửa hàng trong việc tiếp cận khách hàng, tạo điều kiện thu hồi công nợ từ khách hàng nhưng có hạn chế là công ty chưa giám sát được kịp thời diễn biến công nợ của khách hàng lớn mua hàng tại các cửa hàng bán lẻ.

- Tình hình thanh toán các khoản phải trả không hiệu quả, lượng vốn đi chiếm dụng vẫn tiếp tục gia tăng. Tuy nhiên số vòng quay phải trả người bán quá lớn, công ty

đang thừa tiền nên luôn thanh toán trước hạn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Khả năng thanh toán còn hạn chế, vấn đề công nợ phải thu còn chậm nên công ty chưa đủ khả năng thanh toán đầy đủ các khoản nợ ngay lập tức hoặc trong tương lai.

- Tài sản phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã cũ chưa được đầu tư mới nên cũng ảnh hưởng đến năng suất lao động, làm giảm lợi nhuận khiến tình hình tài chính gặp khó khăn hơn. Một số chi phí chưa thực sự hợp lý và lãng phí kéo theo chi phí giá thành cao hơn các đối thủ cạnh tranh khiến hiệu quả kinh doanh thấp, khó đảm bảo được khả năng thanh toán. Mặt khác do công ty không chủ động nhập khẩu nên giá phụ thuộc vào Tổng công ty. Các đầu mối khác lại nhập khẩu trực tiếp nên thuận lợi hơn về giá nhập. Do ảnh hưởng của thời kỳ hoạt động trong cơ chế bao cấp, một số cán bộ công nhân viên- người lao động không nhanh nhạy trước sự biến đổi nhanh chóng của cơ chế thị trường nên cũng ảnh hưởng phần nào đến hoạt động kinh doanh, dịch vụ của công ty.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình công nợ tại công ty xăng dầu khu vực iii giai đoạn 2011- 2013 (Trang 39 - 42)