sách về đào tạo nghề
• Đổi mới quản lý nhà nước về công tác đào tạo nghề
Hoàn thiện bộ máy quản lý đào tạo nghề, đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý về phát triển công tác đào tạo nghề của Tỉnh.
Tăng cường sự phối hợp giữa các sở (Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Lao động, Thương binh và Xã hội) và UBND cấp huyện trong hoạt động thực hiện và điều chỉnh quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh.
Chỉ đạo các chủ thể có tham gia đào tạo và sử dụng nhân lực trên địa bàn tỉnh cung cấp, cập nhật thông tin, tình hình cung - cầu nhân lực, từ đó có kế hoạch phát triển nhân lực nhất quán, đồng bộ, tránh sự chồng chéo trong quá trình thực hiện. Đồng thời khuyến khích tính chủ động, sáng tạo của từng đơn vị trong công tác phát triển nhân lực. Tiến hành rà soát, đánh giá chất lượng nhân lực quản lý lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức; thực hiện các cuộc điều tra lao động và việc làm trong các thành phần
kinh tế để phân loại và có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại kịp thời, đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ cụ thể của vị trí công tác, đáp ứng được nhu cầu phát triển KT-XH của tỉnh.
• Cải thiện cơ chế chính sách đào tạo nghề
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, đổi mới cơ chế và các công cụ phát triển đào tạo nghề: chính sách đầu tư và chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với thực tiễn chuyển dịch kinh tế của tỉnh, chính sách tài chính và phân bổ ngân sách cho công tác phát triển nhân lực, chính sách huy động các nguồn lực xã hội, chính sách phát triển thị trường lao động, chính sách lao động, việc làm, bảo hiểm, bảo trợ xã hội…
Bổ sung hoàn thiện chính sách phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, và tôn vinh nhân tài. Tiếp tục phát huy hiệu quả chính sách thu hút và sử dụng nhân tài, nhân lực có trình độ cao của tỉnh theo hướng thiết thực, cụ thể về nhiệm vụ và kết quả đầu ra của mỗi vị trí công việc/ chức danh công tác, ưu tiên thu hút các nhà trí thức, các chuyên gia, nhà khoa học.v.v. là người Thái Bình đang sinh sống và làm việc ở các địa phương khác trong nước và ở nước ngoài, hạn chế hiện tượng chảy máu chất xám. Ngoài cơ chế chính sách thu hút trực tiếp đối với nhân lực giỏi, có trình độ cao, cần có các chính sách ưu tiên nhất định đối với người thân trong gia đình di chuyển cùng để cán bộ yên tâm công tác. Tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp đại học có chuyên ngành phù hợp để công tác tại xã, phường, thị trấn để tạo nguồn cho cán bộ lãnh đạo quản lý ở các đơn vị cơ sở. Có cơ chế quản lý và giám sát chặt chẽ qui trình tuyển dụng, đảm bảo tính nghiêm túc, công bằng, minh bạch.
Xây dựng và hoàn thiện cơ chế đánh giá nhân lực dựa trên năng lực thực tế, đánh giá kỹ năng, kiến thức, thái độ được thể hiện trong kết quả lao động và có chính sách đãi ngộ tương xứng đối với các loại lao động có trình độ, phẩm chất, kỹ năng khác nhau. Đảm bảo các chính sách phát triển nhân lực của tỉnh được thực hiện theo cơ chế cụ thể, chính xác, minh bạch và công khai.
Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức phát triển nhân lực ở Trung ương trong việc triển khai thực hiện quy hoạch.
• Nhu cầu kinh phí
Kinh phí cho quy hoạch phát triển nhân lực nói chung và đào tạo nghề nói riêng được dự trù dưới đây không bao gồm kinh phí chi thường xuyên cho đào tạo nhân lực hàng năm từ các nguồn: NSNN cấp chi thường xuyên cho đào tạo, học phí, doanh nghiệp tài trợ và các nguồn thu khác của cơ sở đào tạo.
Kinh phí dự kiến cho phát triển nhân lực giai đoạn 2012 – 2020, bao gồm hai loại: - Chi thường xuyên (chi sự nghiệp) theo các chương trình/ dự án, như: Dạy nghề cho lao động nông thôn; vay vốn tạo việc làm từ quỹ quốc gia về việc làm; hỗ trợ đưa người lao động đi xuất khẩu lao động; hỗ trợ đào tạo sau đại học cho cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh, huyện và viên chức các đơn vị sự nghiệp của các lĩnh vực giáo dục, y tế, NCKH, văn hóa và thể dục thể thao, ….; hỗ trợ phát triển thị trường lao động và nghiên cứu, đánh giá công tác phát triển nhân lực.
- Chi đầu tư cơ bản theo các dự án: Đầu tư CSVC - KT cho Trường ĐH Thái Bình và nâng cấp 02 trường TCCN; Đầu tư nâng cấp 04 trường trung cấp nghề lên cao đẳng nghề; Đầu tư cho 14 cơ sở đào tạo công lập khác; Phát triển các cơ sở đào tạo ngoài công lập.
Tổng kinh phí cho quy hoạch phát triển nhân lực, giai đoạn 2012- 2020 là 1.722.650 triệu đồng; trong đó:
- Chi thường xuyên theo các chương trình/ dự án: 284.650Tr.đồng, chiếm 16,5% tổng kinh phí;
- Chi đầu tư cơ bản: 1.438.000Tr. đồng; chiếm 83,5% tổng kinh phí.
Để đạt được các mục tiêu đã đề ra tại Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh, giai đoạn 2012 - 2020, cần có nguồn tài chính đảm bảo thực hiện. Cơ cấu các nguồn vốn huy động được dự kiến:
Bảng 3.1: Cơ cấu nguồn tài chính đầu tư cho phát triển nhân lực tỉnh Thái Bình giai đoạn 2012 – 2020
Nguồn Tỷ trọng
- Ngân sách địa phương: 20% - Đóng góp của các doanh nghiệp, tích lũy từ thu nhập của các cơ sở
đào tạo, đầu tư của tư nhân, các dự án và viện trợ nước ngoài:
40%
Chi tiết về ước tính nhu cầu kinh phí theo mỗi chương trình, dự án được trình bày tại các bảng của phần Phụ lục.
• Huy động và sử dụng vốn
Do tầm quan trọng của đào tạo nghề đối với sự nghiệp phát triển KT-XH của tỉnh, nguồn ngân sách nhà nước (ngân sách từ các chương trình, dự án quốc gia và ngân sách địa phương) vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ đạo (tỷ trọng cao nhất) trong những năm đầu thực hiện quy hoạch và sau đó tỷ trọng sẽ giảm dần.
Mặt khác, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và kinh tế thị trường, cần tận dụng tối đa nguồn vốn ngoài NSNN, đặc biệt là từ khu vực doanh nghiệp, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước và vốn viện trợ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế. Tăng cường vai trò của các doanh nghiệp trong đào tạo không chỉ tăng thêm được nguồn vốn cho phát triển nhân lực mà còn thực hiện được mục tiêu quan trọng hơn là gắn được đào tạo với nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp.
Việc phân bổ NSNN theo hướng tập trung vào các nhiệm vụ, chương trình, dự án đào tạo nhân lực theo mục tiêu ưu tiên và hỗ trợ cho các nhóm đối tượng chính sách xã hội, những người có hoàn cảnh khó khăn và những địa phương điều kiện KT-XH hạn chế. Tăng cường vốn cho công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn dưới 3 tháng ít có điều kiện thoát ly khỏi nông thôn.
Yêu cầu và hướng dẫn các cơ sở đào tạo, nhất là các cơ sở đào tạo được nâng cấp chủ động lập các dự án đầu tư phát triển có mục tiêu và các thành phần của dự án sát thực, để khai thác nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình, dự án quốc gia. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan sẽ hướng dẫn và tư vấn cho các cơ sở đào tạo lập dự án.