Hải Phòng là một thành phố cảng, trung tâm công nghiệp, cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc và cả nước, một cực tăng trưởng kinh tế trọng điểm phía Bắc và vùng Duyên hải Bắc Bộ. Hải Phòng xác định thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những động lực quan trọng trong chiến lược phát triển của thành phố với nhiều chính sách, biện pháp khác nhau. Sau 20 năm thu hút FDI (1988-2008) Thành phố Hải Phòng đã đạt được những kết quả khả quan, dòng vốn FDI vào Hải Phòng ngày càng tăng và đóng vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Sau 20 năm thu hút FDI, Thành phố Hải Phòng đã có 201 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 3.558,6 triệu USD, vốn thực hiện đạt 51,5% trên tổng số vốn đăng ký.
Với việc thu hút vốn FDI và phát huy các nguồn vốn trong nước, kinh tế Thành phố Hải Phòng đã có những thay đổi lớn, cơ cấu kinh tế cũng được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Trong giai đoạn 1990 - 2007 ngành nông, lâm, thuỷ sản và ngành dịch vụ giảm dần trong cơ cấu GDP, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng nhanh chóng. Trong giai đoạn này ngành công nghiệp chính là ngành thu hút được đa số vốn FDI, trong đó công nghiệp chế biến có tốc độ tăng trưởng mạnh, những ngành công nghiệp có sự tham gia của khu vực FDI là những ngành có giá trị sản xuất công nghiệp cao, đóng góp lớn cho sự tăng trưởng công nghiệp Thành phố Hải Phòng.
FDI còn có tác động tích cực đến tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Thành phố Hải Phòng, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao và tương đối ổn định, tỷ trọng của khu vực FDI trong tổng giá trị xuất khẩu chung của cả thành phố ngày càng tăng.
Vốn FDI tăng mạnh góp phần tác động vào sự phát triển vào các thành phần kinh tế trong nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tính đến hết năm 2007, tổng số lao động làm việc cho các doanh nghiệp FDI ở Thành phố Hải Phòng khoảng 50 nghìn người. Tất cả các lao động được tuyển dụng vào các doanh nghiệp FDI đều được đào tạo hoặc đào tạo bổ sung, do vậy khu vực FDI đã và đang góp phần tạo ra lực lượng lao động lành nghề cho Thành phố Hải Phòng, đặc biệt là lực lượng lao động quản lý đã tiếp thu được phương pháp quản lý tiên tiến, phù hợp với cơ chế thị trường. Thông qua làm
việc trong các doanh nghiệp FDI, lực lượng lao động của Thành phố Hải Phòng đã có thu nhập ổn định, bình quân khoảng 100 USD/người/tháng. Mức thu nhập của lực lượng lao động trong các doanh nghiệp FDI cũng đã tác động đến các doanh nghiệp khác trong nước trong việc cải thiện chế độ tiền lương cũng như các điều kiện làm việc cho người lao động.
Nguồn vốn FDI đã có nhiều đóng góp làm tăng năng lực sản xuất kinh doanh của Thành phố Hải Phòng, đặc biệt là sản xuất công nghiệp.
Từ năm 1995 đến nay, giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực FDI liên tục tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước (giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 gấp hơn 36 lần của năm 1995, gấp hơn 3 lần của năm 2000). Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực FDI chiếm bình quân gần 45%/năm trong 11 năm (từ 1997-2007) [35, tr.102].
Nguồn vốn FDI đã góp phần gia tăng vốn đầu tư phát triển đáp ứng yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế của Thành phố Hải Phòng, đặc biệt trong 3 năm (1995 - 1997) chiếm bình quân 48%/năm trong tổng số vốn đầu tư phát triển trên địa bàn, từ năm 1998 nguồn vốn này có dấu hiệu đi xuống do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, tỷ lệ vốn FDI chỉ chiếm 9,1- 15,4%, trong 2 năm (2006 - 2007) đã được nâng lên 17,07%. Cũng như ở Việt Nam nói chung, nguồn vốn FDI ở Hải Phòng không chỉ tạo ra nguồn đầu tư trực tiếp mà còn góp phần thúc đẩy đầu tư nội địa, khai thác có hiệu quả nguồn vốn trong nước như đất đai, nhà xưởng, máy móc [35, tr.102].
Trong quá trình thu hút FDI, Hải Phòng đã rút ra được những bài học kinh nghiệm sau:
- Công tác tổ chức, bộ máy và thủ tục hành chính ngay từ đầu đã được coi là một trong những giải pháp trọng tâm để nâng cao năng lực cạnh tranh về môi trường đầu tư của tỉnh. Do đó, tỉnh đã chỉ đạo sắp xếp, thu gọn đầu mối các Sở, các phòng ở các huyện, thị xã, thành phố theo qui định của Nhà nước và ban hành các quyết định xác định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, bộ máy của các sở, ban, ngành tạo cơ sở pháp lý cho công tác cải
cách thủ tục hành chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh môi trường của thành phố nói riêng.
- UBND thành phố đã chỉ đạo các sở, ngành tiến hành rà soát toàn bộ các qui định có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của các doanh nghiệp. Trên cở sở đó, ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh, thậm chí bãi bỏ một số quy định để giảm thiểu các bất cập trở ngại, tạo môi trường mới thuận lợi và thông thoáng cho các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn tỉnh.
- Nhận thức được ý nghĩa và vai trò "định hướng và dẫn đường" của công tác quy hoạch đối với việc thu hút đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh, thành phố đã rất chú trọng chỉ đạo việc lập và phê duyệt các quy hoạch mới đồng thời đẩy mạnh việc điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch cũ cho phù hợp với thực tế, trên cơ sở đó đã tích cực tổ chức công bố và thực hiện các quy hoạch. Với vai trò là công cụ "định hướng" không thể thiếu được cho đầu tư phát triển, sau khi được ban hành, công bố và thực hiện, các quy hoạch trên đã, đang và sẽ phát huy tác dụng rất tích cực góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh, môi trường đầu tư kinh doanh của địa phương.
- Nâng cao chất lượng của công tác xúc tiến đầu tư, hoạt động này phải thực hiện thường xuyên, có kế hoạch, bài bản, đặc biệt là chú trọng vào các đối tác có tiềm năng lớn về tài chính, công nghệ.
- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao để cung cấp cho các nhà đầu tư.
- Chủ động xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, hệ thống cấp điện và cấp nước, thông tin liên lạc) và hạ tầng xã hội (bệnh viện trường học, khu vui chơi giải trí).
- Lựa chọn các dự án đầu tư và nhà đầu tư một cách có chọn lọc, tránh đưa các dự án gây ô nhiễm môi trường, dự án sử dụng thiết bị, công nghệ lạc hậu vào thành phố.
* Qua việc phân tích kinh nghiệm của một số địa phương trong cả nước có điều kiện tương đồng với tỉnh Vĩnh Phúc có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Một là: Tập trung làm tốt công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
nói chung và quy hoạch phát triển công nghiệp nói riêng, đi đôi với tăng cường quản lý thực hiện tốt quy hoạch.
Hai là: Tích cực cải tiến thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư.
Ba là: Xây dựng, phát triển và nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng trên
địa bàn tỉnh.
Bốn là: Phải giữ được sự ổn định trong môi trường đầu tư tránh những
biến động có thể gây ra những tiêu cực trong nền kinh tế. Muốn vậy cần phải cải tạo môi trường pháp lý, môi trường kinh tế, tài chính, đầu tư cơ sở hạ tầng, phục vụ đầu tư.
Năm là: Cần quan tâm đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
phù hợp với yêu cầu thu hút FDI.
Sáu là: Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư theo
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VĨNH PHÚC
2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có ảnh hƣởng tới thu hút FDI vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý:
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc Vùng KTTĐ Bắc Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Nam giáp Hà Nội, phía Tây giáp Phú Thọ và phía Đông giáp 2 huyện Sóc Sơn và Hà Đông - Hà Nội. Tỉnh có diện tích tự nhiên là 1.231,76 km2. Vĩnh Phúc có 09 đơn vị hành chính, trong đó có 01 thành phố Vĩnh Yên, 01 thị xã Phúc Yên và 7 huyện: Sông Lô, Lập Thạch, Tam Dương, Tam Đảo, Bình Xuyên,Vĩnh Tường, Yên Lạc. Thành phố Vĩnh Yên cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 50 km và cách sân bay Nội Bài 25 km.
Vĩnh Phúc nằm trên quốc lộ số 2 và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, là cầu nối giữa trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đường 18thông với cảng nước sâu Cái Lân. Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng đối với vùng KTTĐ Bắc Bộ, đặc biệt với Thủ đô Hà Nội: Kinh tế Vĩnh Phúc phát triển sẽ đảm bảo vững chắc khu vực phòng thủ cho Hà Nội góp phần cùng Thủ đô Hà Nội đẩy nhanh quá trình đô thị hoá, phát triển công nghiệp, giải quyết việc làm, giảm sức ép về đất đai, dân số, các nhu cầu về xã hội, du lịch, dịch vụ của Thủ đô Hà Nội…
Những thành tựu của quá trình phát triển KT-XH của đất nước trong những năm đổi mới ngày càng tạo ra cho Vĩnh Phúc những lợi thế to lớn về vị trí địa lý: Tỉnh đã trở thành bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ trước sự lan toả của các KCN lớn thuộc Hà Nội như Bắc Thăng Long, Sóc Sơn…; Sự hình thành và phát triển các tuyến hành lang giao thông quốc tế và quốc gia đã đưa Vĩnh
Phúc xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của đất nước như: Hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng, quốc lộ 2 Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc, hành lang đường 18 và đường vành đai IV Thành phố Hà Nội…
- Về địa hình:
- Ngoài vị trí thuận lợi tỉnh Vĩnh Phúc còn có địa hình đất đai tiềm năng bền vững cho sự phát triển. Với tổng diện tích tự nhiên là 1.231,76km2 bao gồm đủ cả 3 vùng sinh thái là vùng núi, vùng trung du và vùng đồng bằng:
Vùng núi gồm huyện Lập Thạch, Sông Lô và Tam Đảo với tổng diện tích là 559,29 km2 dân số của ba huyện là 286.963 người, mật độ trung bình 483 người/km2.
Vùng trung du: gồm các huyện Tam Dương, Bình Xuyên, thị xã Phúc Yên, thành phố Vĩnh Yên với tổng diện tích là 423.79 km2, dân số là 379.568 người, mật độ dân số là 4065 người/km2.
Vùng đồng bằng: gồm các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, với tổng diện tích là 248.67 km2, dân số 348.305 người, mật độ dân số 2801 người/km2.
- Về khí hậu, thuỷ văn.
Khí hậu: Tỉnh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình năm 23,20C - 250C, lượng mưa 1.500ml, độ ẩm trung bình 84 - 85%, số giờ nắng trong năm 1.400 - 1800 giờ. Riêng vùng núi Tam Đảo có tiểu vùng khí hậu quanh năm mát mẻ (nhiệt độ trung bình 180C) cùng với cảnh vùng núi xanh tươi, phù hợp cho phát triển du lịch, vui chơi, giải trí.
Thuỷ văn: Tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều con sông chảy qua, song chế độ thuỷ văn phụ thuộc vào 2 con sông chính là sông Hồng và sông Lô.
Sông Hồng chảy qua Vĩnh Phúc với chiều dài 50km, đã đem phù sa màu mỡ cho đất đai, song thời gian nước đầu nguồn tràn về cùng lượng mưa tập trung dễ gây lũ lụt ở nhiều vùng (Vĩnh Tường, Yên Lạc).
Sông Lô chảy qua Vĩnh Phúc 35km, có địa thế khúc khuỷu, lòng sông hẹp, có nhiều thác ghềnh nên lũ sông lô lên xuống nhanh chóng.
Hệ thống sông nhỏ như sông Phan, sông Phó Đáy, sông Cà Lồ có mức tác động thuỷ văn thấp hơn nhiều so với sông Hồng và sông Lô, nhưng chúng có ý nghĩa to lớn về thuỷ lợi. Hệ thống sông này kết hợp với các tuyến kênh mương chính như kênh Liễn Sơn, kênh Bến Tre... cung cấp nước tưới cho đồng ruộng, tạo khả năng tiêu úng về mùa mưa. Trên địa bàn tỉnh còn có hệ thống hồ chứa hàng triệu m3 nước (Đại Lải, Thanh Lanh, Làng Hà, Đầm Vạc, Xạ Hương, Vân Trục, Đầm Thuỷ...), tạo nên nguồn dự trữ mặt nước phong phú, đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh tế và dân sinh.
- Về tài nguyên nước:
Nguồn nước mặt của tỉnh khá phong phú nhờ 2 sông Hồng và sông Lô cùng hệ thống sông nhỏ và hàng loạt hồ chứa dự trữ khối lượng nước khổng lồ, đủ để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Nguồn nước ngầm có trữ lượng không lớn, đạt khoảng 1 triệu m3/ngày đêm.
Mặc dù nguồn nước của tỉnh khá phong phú song lại phân bố không đều trong năm. Về mùa khô vẫn có thời điểm thiếu nước, đặc biệt là các huyện vùng cao và trung du (Lập Thạch, Tam Dương, Bìmh Xuyên).
- Về tài nguyên đất: Tài nguyên đất của Vĩnh Phúc bao gồm đất nông nghiệp 94445ha (chiếm 68,76% diện tích tự nhiên), đất phi nông nghiệp 39433 ha (chiếm 28,72%), đất chưa sử dụng 3461 ha (chiếm 2,52%). Tài nguyên rừng của Vĩnh Phúc bao gồm 30346 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 9591 ha và rừng trồng là 20755 ha [39, tr.30-31].
- Về tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản của Vĩnh Phúc nhìn chung nghèo nàn, chủ yếu phục vụ cho sản xuất vật liệu xây dựng như sét gạch ngói có 10 mỏ với trữ lượng khoảng 51,8 triệu m3, cao lanh có 3 mỏ với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn. Ngoài ra là các mỏ Fenspat, Purolan, cát cuội, sỏi xây dựng, đá xây dựng với trữ lượng hàng tỷ m3 được phân bổ ở dãy Tam Đảo. Tài nguyên khoáng của Vĩnh Phúc hiện chưa được điều tra theo hệ thống và chưa có mỏ nào được thăm dò chi tiết.
Như vậy, nhìn chung điều kiện tự nhiên của Vĩnh Phúc rất thuận lợi cho việc đa dạng hoá các loại hình sản xuất, đặc biệt là ngành công nghiệp nhờ vào các yếu tố như vị trí địa lý, tài nguyên đất, tài nguyên nước. Tỉnh có diện tích đất đồi khá lớn của vùng trung du, rất thuận tiện cho xây dựng các KCN để thu hút FDI.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
(1) Dân số và lao động
Vĩnh Phúc là tỉnh có tiềm năng về con người và lao động. Theo điều tra dân số 01/4/2009, dân số tỉnh Vĩnh Phúc là 1.000.838 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 635.748 người (chiếm 63,5% dân số) [39, tr.55] chủ yếu là lao động trẻ có kiến thức văn hoá và tinh thần sáng tạo để tiếp thu kỹ thuật và công nghệ tiên tiến.
(2) Về kết cấu hạ tầng kỹ thuật: - Giao thông:
Vĩnh Phúc có cả đường bộ và đường sắt nên giao thông vận tải rất thuận lợi. Quốc lộ 2 chạy qua địa phận Vĩnh Phúc dài 40km nối Vinh Phúc - Hà Nội và Vĩnh Phúc - Phú Thọ đang được nâng cấp và mở rộng. Đường ô tô đã đến trung tâm các xã trong tỉnh; đã có tuyến xe buýt Vĩnh Phúc - Hà Nội và ngược lại, các tuyến xe buýt từ Vĩnh Yên đi các huyện trong tỉnh. Sân bay quốc tế Nội Bài cách trung tâm thành phố Vĩnh Yên 25km.
Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai dài 41km chạy qua 6 huyện thị với 6 nhà ga, trong đó có 2 ga chính là Vĩnh Yên và Phúc Yên.
Hệ thống sông Hồng và sông Lô chảy qua Vĩnh Phúc dài trên 50 km có cảng Như Thụy, Hải Lựu (Lập Thạch), Vĩnh Ninh (Vĩnh Tường). Cảng Bạch Hạc (Việt Trì) cách trung tâm Thành Phố Vĩnh Yên 25 km.