Cụ thể tỉnh đã thu hút được thêm 24 dự án với tổng vốn đăng ký 685,55 triệu USD.
Tính đến hết năm 2010 cả dự án tăng vốn và cấp mới vào phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc là 97 dự án với tổng đăng ký là 1.878,9 triệu USD chiếm 84% tổng vốn đầu tư.
Bảng 2.6. Tình hình thu hút FDI vào công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chia theo giai đoạn từ 1997-2010
Số dự án Vốn đăng ký (1000USD) Vốn thực hiện (1000 USD) Tỷ trọng vốn thực hiện/vốn đăng ký % Giai đoạn 1997-2001 10 121,095 92,946 76,75 Giai đoạn 2002-2007 63 1.072,255 350,054 32,65 Giai đoạn 2008-2010 24 685,55 315 46,06 Tổng số 97 1.878,9 758,78 40,38 Nguồn: [7].
2.2.2. Tình hình cụ thể về thu hút FDI vào một số ngành công nghiệp Vĩnh Phúc nghiệp Vĩnh Phúc
2.2.2.1. Số dự án và số vốn đầu tư
Tính đến ngày 31/12/2010, Vĩnh Phúc đã thu hút được 116 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 2.313,0 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện là 859,95 triệu USD tính đến ngày 31/12/2010. Trong đó có 97 dự án đầu tư vào ngành công nghiệp với số vốn đầu tư đăng ký là 1.878,9 triệu USD và vốn thực hiện là 758,58 triệu USD chiếm 83% số dự án, 81% tổng vốn FDI và 84% so với tổng vốn đầu tư thực hiện vào Vĩnh Phúc. Tổng vốn đầu tư đăng ký (TVĐK), vốn pháp định (VPĐ) và vốn đầu tư thực hiện (ĐTTH) của ngành công nghiệp.
Bảng 2.7: Tỷ trọng vốn FDI của ngành công nghiệp so với FDI Vĩnh Phúc
FDI Vĩnh Phúc Ngành công nghiệp Tỷ lệ % so với thu hút FDI Tổng số dự án 116 97 83 TVĐK (triệu USD) 2.313,0 1.878,9 81 ĐTTH (triệu USD) 895,95 758,58 84 Nguồn: [7].
Những số liệu trên cho thấy số dự án FDI của Vĩnh Phúc. Trong đó số vốn đăng ký chiếm 81% và vốn đầu tư thực hiện chiếm 84% tổng vốn FDI vào Vĩnh Phúc. Điều này có ý nghĩa rất lớn chúng ta đã thu hút được phần lớn FDI vào khu vực sản xuất công nghiệp, phù hợp với mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài phục vụ chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Kết quả: thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp trong những năm qua đã đưa Vĩnh Phúc vào tốp dẫn đầu về thu hút đầu tư trong cả nước và xếp hạng cao về môi trường và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng.
Tốc độ phát triển công nghiệp tăng 20,6%/năm giá trị sản xuất công nghiệp của các dự án FDI chiếm trên 90%, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn tỉnh, góp phần đưa tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh lên 17,4%/năm, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp công nghiệp FDI năm 2010 đạt 458 triệu USD chiếm 88% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh giải quyết việc làm trên 3 vạn lao động trong đó lao động là người của tỉnh Vĩnh Phúc chiếm trên 60%.
Thu ngân sách hàng năm của tỉnh cao, năm 2010 đạt 15.000 tỷ đồng, trong đó thu từ các dự án FDI chiếm khoảng 80% tổng thu ngân sách.
Trên cơ sở công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ban quản lý các khu công nghiệp mạnh dạn đề xuất quy hoạch các khu công nghiệp ở những vị trí phù hợp với quy hoạch chung và thuận lợi cho việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Trong quá trình thực hiện, các cấp, các ngành, địa phương thực hiện công khai, dân chủ, minh bạch, trên cơ sở đảm bảo lợi ích Nhà nước doanh nghiệp với cộng đồng dân cư, nhất là lợi ích của người dân trực tiếp giao đất cho các dự án, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.
2.2.2.2. Về hình thức đầu tư
Trong tổng số các dự án FDI vào ngành công nghiệp còn hiệu lực ở Vĩnh Phúc hiện nay thì hình thức đầu tư FDI vào Vĩnh Phúc vẫn là các hình thức đầu tư FDI truyền thống. Đó là 100% vốn đầu tư nước ngoài, hình thức liên doanh và hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Bảng 2.8: Các hình thức FDI vào công nghiệp Vĩnh Phúc từ 1997 đến 31/12/2010 Số dự án Tỷ trọng so với tổng số dự án (%) Số vốn đăng ký <1000 USD Tỷ trọng so với tổng vốn đăng ký % Tổng số 97 100 1.878,900 100 100% vốn nước ngoài 91 93,81 1.761,900 93,76 Liên doanh 5 5,15 92,900 4,94 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 1 1,04 24,300 1,30 Nguồn: [7].
Như vậy tính đến hết 31/12/2010, trong số 97 dự án FDI còn hiệu lực đầu tư vào công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ cao nhất với 93,81% tổng dự án và chiếm 93,76% tổng số vốn đăng ký, hình thức liên doanh có 5 dự án với số vốn đăng ký là 92,9 triệu USD chiếm 5,15 tổng số dự án và chiếm 4,94 tổng số vốn đăng ký, hình thức
hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ có 01 dự án với số vốn đăng ký là 24,3 triệu USD chiếm 1,3% tổng số vốn đăng ký.
Cơ cấu hình thức FDI vào Vĩnh Phúc giai đoạn 1997 đến tháng 12/2010 cũng là xu hướng vận động chung của hình thức FDI vào Việt Nam trong những năm gần đây. Sau khoảng thời gian đầu tư vào Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài đã có những hiểu biết rõ hơn về các điều kiện kinh tế - xã hội, về con người cũng như môi trường đầu tư ở Việt Nam. Mặt khác, hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài ngày càng hoàn thiện hơn các thủ tục cấp phép và thành lập doanh nghiệp cũng đơn giản hơn. Trong khi đó hai hình thức liên doanh và hợp tác kinh doanh còn có mặt hạn chế không thể khắc phục, nhất là hay xảy ra những bất đồng về mặt lợi ích, về phong cách quản lý. Vì vậy các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng thích chọn hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư, với vệc lựa chọn hình thức này, các nhà đầu tư không phải chia sẻ quyền lực cho đối tác trong nước nên thường ra quyết định triển khai dự án nhanh hơn, ít xảy ra tranh chấp và dẫn đến đổ bể dự án hơn và qua đó sớm có những đóng góp cho địa phương hơn.
2.2.2.3. Về đối tác đầu tư
Kể từ khi tỉnh Vĩnh Phúc chủ trương thu hút FDI đến nay đối tác đầu tư vào phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công nghiệp Vĩnh Phúc nói riêng khá đa dạng.
Bảng 2.9: Số dự án công nghiệp FDI đƣợc cấp giấy phép trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc phân theo đối tác đầu tƣ, giai đoạn từ 1997 - 31/12/2010
TT Số dự án (97) Tổng vốn đăng ký (1000USD) Tổng vốn thực hiện (1000USD) Tỷ trọng vốn thực hiện/vốn đăng ký (%) Tổng số 97 1.878,9 758,78 100 1 Đài Loan 45 1.230.5 441.281 38,86 2 Nhật Bản 13 310,4 171.998 55,41 3 Hàn Quốc 11 189.1 81.088 42,88 4 Trung Quốc 8 47.03 17.143 36,45 5 Nga 3 20.6 13.509 65,58 6 Singapore 3 10.05 6.131 61 7 Malaysia 4 15.6 8.505 54,51 8 Mỹ 3 8.21 2.566 3,125 9 Anh 1 7.6 3.547 46,67 10 Ấn Độ 2 7.64 3.991 52,23 11 Đức 2 6.24 1.561 25,01 12 Thuỵ Điển 1 5.7 1.286 22,56 13 Italya 1 20.1 6.354 31,61 Nguồn: [7].
Tính đến hết ngày 31/12/2010 môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc đã hấp dẫn được 13 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó các nhà đầu tư chủ yếu vẫn là các nước đến từ vùng Đông Bắc Á, đứng đầu là Đài Loan với 45 án vốn đầu tư là 1230.5 triệu USD chiếm 47,87% tổng số dự án và chiếm 68,62% tổng vốn đầu tư. Hàn Quốc với 11 dự án vốn đầu tư là 189.1 triệu USD chiếm 11,34% tổng số dự án và chiếm 10,54% tổng vốn đầu tư. Nhật Bản có 13 dự án với tổng vốn đầu tư là 310,4 triệu USD chiếm 13,4% tổng số dự án và chiếm 16,52% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo đó là Trung Quốc có 8 dự án vốn đầu tư là 47,03 triệu USD chiếm 8,51% tổng số dự án và chiếm 2,62% tổng vốn đầu tư. Nga có 3 dự án với vốn đầu tư là 20,6 triệu USD chiếm 3,19%
đầu tư là 15,6 triệu USD chiếm 4,25% tổng số dự án và chiếm 0,87% tổng vốn đầu tư.
2.2.2.4. Về địa bàn đầu tư
Cùng với việc chủ trương, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài Vĩnh Phúc đã chủ động quỹ đất quy hoạch và xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhằm tạo mặt bằng cho việc thu hút phát triển công nghiệp, đặc biệt là thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Cho tới nay hầu hết tất cả các thị xã, huyện của tỉnh đều có các dự án đầu tư nước ngoài và ngành công nghiệp đang hoạt động với tổng dự án 97, tổng vốn đăng ký là 1.878,9 triệu USD. Trong đó khu công nghiệp Khai Quang thuộc Thành phố Vĩnh Yên là địa phương đứng đầu tỉnh về số dự án với một khu công nghiệp Khai Quang (14,80 ha đã thu hút được 44 dự án với số vốn FDI là 312.266.321 USD). Một cụm công nghiệp Hợp Thịnh với 3 dự án với số vốn đăng ký là 9.500.000 USD. Huyện Bình Xuyên là địa bàn đứng thứ hai với 4 khu công nghiệp là khu công nghiệp Bình Xuyên 2, khu công nghiệp Bá Thiện, khu công nghiệp Bá Thiện 2. Khu công nghiệp Bình Xuyên với 37 dự án với 197,12 ha với số vốn đầu tư là 1.239.144.166 USD và một cụm công nghiệp Hương Canh với 4 dự án với 77,24 ha với số vốn 33.280.351 USD. Huyện Phúc Yên là địa bàn đứng thứ ba với khu công nghiệp 1 Kim Hoa với một dự án với diện tích 70,00 ha với sốn là 374.305.999 USD và ngoài khu công nghiệp với 3 dự án với diện tích 23,87 ha với số vốn 98.575.460 USD.
Bảng 2.10: Phân bố các dự án đầu tƣ theo vùng địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
TT Khu công nghiệp vốn FDI
Diện tích
(ha) Địa điểm
Số doanh nghiệp đầu
tư vào
Vốn đầu tư (USD)
1 KCN Kim Hoa 70.00 Phúc Yên 01 374.305.900 2 KCN Khai Quang 114.80 Vĩnh Yên 44 312.206.340 3 KCN Bình Xuyên 46.43 Bình Xuyên 21 179236166 4 KCN Bình Xuyên II 24.00 Bình Xuyên 3 318.000.000 5 KCN Bá Thiện 126.69 Bình Xuyên 12 677.385.000 6 KCN Bá Thiện II 308 Bình Xuyên 1 64.523.000 7 KCN Hương Canh 77.24 Bình Xuyên 4 33.280.531
8 KCN Lai Sơn 2.93 Vĩnh Yên 1 6.131.100
9 KCN Hợp Thịnh 3.67 Vĩnh Yên 3 9.500.000
Nguồn: [38].