Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc (Trang 36)

Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có diện tích 2.681.01km2 chiếm 0,83% diện tích cả nước, dân số theo số liệu thống kê năm 2009 là 1.482.636 người, mật độ dân số 550 người/km2. Tỉnh có 1 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 1 thị xã Thủ Dầu Một là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh và 6 huyện: Bến Cát, Dầu Tiếng, Tân Uyên, Phú Giáo, Thuận An, Dĩ An.

Bình Dương có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, gần Thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm nhiều mặt của cả nước, đất đai bằng phẳng, nền đất thuận lợi trong xây dựng cơ bản với suất đầu tư thấp, có trục lộ giao thông

huyết mạch của quốc gia chạy qua như: quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường xuyên á, cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và Cảng biển từ 10-15km, con người Bình Dương cần cù năng động tất cả đã tạo điều kiện cho Bình Dương cơ bản có các yếu tố "Thiên thời - Địa lợi - Nhân hoà" để vượt khó đi lên trở thành một tỉnh có tốc độ phát triển nhanh và toàn diện nhất, là phát triển công nghiệp.

Với chính sách thu hút đầu tư ngày càng thông thoáng của Nhà nước và những nỗ lực không ngừng cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh Bình Dương, nên dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh trong thời gian qua ngày càng tăng trưởng khá. Cũng theo tài liệu Thời báo kinh tế Việt Nam: Kinh tế 2009 - 2010, Việt Nam và thế giới, từ năm 1988 đến 19 -12-2008 Bình Dương đã thu hút FDI với tổng vốn đăng ký là 12.486,3 triệu USD [34, tr.72]. Các dự án đầu tư nước ngoài tại Bình Dương hoạt động hầu hết trong các ngành kinh tế quốc dân và có sự chuyển dịch phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá nền kinh tế của tỉnh, lĩnh vực công nghiệp thu hút số dự án và số vốn đầu tư lớn nhất, chiếm tỷ trọng gần 97% số dự án và chiếm 94% trong tổng vốn đầu tư.

Nhờ dòng vốn FDI nên kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua đã có sự phát triển đáng kể, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh, đặc biệt làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp. Năm 2000 khu vực FDI chiếm tỷ trọng 53% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh, đến năm 2007 chiếm tỷ trọng là 71%. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực FDI khá cao, khoảng 46%/năm, góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh bình quân là 30,4%/năm và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tình theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp năm 2000, tỷ trọng công nghiệp chiếm 58,1% trong GDP đến năm 2007 chiếm 64,4%.

Ngoài việc thúc đẩy phát triển công nghiệp khu vực FDI còn tác động đến sự phát triển của các ngành dịch vụ, góp phần nâng tỷ trọng các ngành

dịch vụ lên trong cơ cấu GDP của tỉnh, tỷ trọng dịch vụ trong GDP của tỉnh chiếm 25,2% vào năm 2000 đến năm 2007 chiến 29,2% [35, tr.108].

Thu hút FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng xuất khẩu mở rộng thị trường, nâng cao kết quả hội nhập kinh tế quốc tế.

Với chính sách ưu đãi, khuyến khích xuất khẩu của Chính phủ và của chính quyền địa phương, các doanh nghiệp FDI đã chú trọng đầu tư và sản xuất hàng xuất khẩu, dẫn đến sự gia tăng tỷ trọng trong kim ngạch xuất khẩu đạt gần 3 tỷ 700 triệu USD chiếm 78% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, tốc độ tăng xuất khẩu của tỉnh bình quân hàng năm là 31%. Năm 2009 trong điều kiện khó khăn do khủng hoảng kinh tế thế giới, áp lực cạnh tranh gay gắt từ các nước Châu Á bị ràng buộc bởi những quy định mới khắt khe đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, xuất khẩu của tỉnh vẫn ổn định và phát triển, kim ngạch xuất khẩu các doanh nghiệp FDI đạt 5 tỷ 194 triệu USD chiếm 743% tăng 4,7% so với năm 2008, các doanh nghiệp FDI không những đóng góp tăng kim ngạch xuất khẩu, mà còn góp phần làm đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu của tỉnh Bình Dương trên thị trường quốc tế [47].

Vốn FDI tăng mạnh có tác động vào sự phát triển của các thành phần kinh tế trong nước tạo công ăn việc làm cho 310 ngàn lao động, góp phần làm cho thị trường lao động ở Bình Dương trở lên sôi động, bên cạnh đó đầu tư nước ngoài cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, tạo ra đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ cao, công nhân lành nghề có khả năng tiếp thu và sử dụng công nghệ tiên tiến trên địa bàn tỉnh.

Thêm vào đó, đầu tư nước ngoài còn tác động rất lớn trong việc nâng cao mức sống của người dân ở tỉnh thông qua thu nhập. Hiện nay, thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tại Bình Dương cao hơn với các doanh nghiệp khác trong tỉnh.

Từ những nghiên cứu trong quá trình thu hút vốn FDI vào Bình Dương có thể rút ra bài học kinh nghiệm sau:

- Tiếp tục hoàn thiện công tác quy hoạch địa bàn đầu tư quy hoạch bổ sung quỹ đất để hình thành các khu công nghiệp, bảo đảm cho đầu tư và thu

hút đầu tư nước ngoài, chú trọng đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển công nghiệp gắn với phát triển các khu dân cư, khu đô thị hiện đại.

- Gắn quy hoạch phát triển các khu công nghiệp với phát triển các lĩnh vực hỗ trợ đầu tư như: đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, cung cấp nhà ở, thoả mãn các nhu cầu về văn hoá, chăm sóc y tế giáo dục, vui chơi giải trí khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào khu cụm công nghiệp tập trung.

- Xây dựng các danh mục ngành nghề khuyến khích đầu tư, các dự án sử dụng nhiều lao động ở các trung tâm đô thị, tạo điều kiện và thu hút đầu tư vào các lĩnh vực ngành nghề mũi nhọn có tính cạnh tranh, có trình độ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, có hàm lượng chất xám và giá trị tăng cao, hạn chế những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm tốt việc cung cấp cho các nhà đầu tư về điện, nước, xử lý chất thải và dịch vụ thông tin liên lạc theo hướng ngày càng an toàn, hiện đại và tiện ích.

- Cung cấp thông tin về chủ trương, chính sách của Nhà nước về đầu tư nước ngoài, giúp các nhà đầu tư hiểu về quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia đầu tư vào tỉnh, kiến nghị với Nhà nước về những chính sách chưa phù hợp, còn gây cản trở vướng mắc cho các nhà đầu tư trong hoạt động sản xuất kinh doanh và các chính sách ưu đãi khác phù hợp với những quy định của pháp luật.

- Tiếp tục đổi mới về nội dung và phương thức xúc tiến, tiếp thị đầu tư, đặc biệt là các đối tác có năng lực tài chính lớn về công nghệ hiện đại, các tập đoàn xuyên quốc gia. Điều chỉnh bổ sung danh mục ưu tiên kêu gọi đầu tư nước ngoài của tỉnh. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào các thị trường có tiềm năng, các tập đoàn kinh tế lớn, hình thành nhiều loại hình xúc tiến đầu tư đa dạng và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc (Trang 36)