phẩm tại xí nghiệp :
♦ Về bộ máy kế toán
Xí nghiệp nên có chính sách bổ sung nhân sự cho bộ phận kế toán, tuyển thêm nhân viên thống kê thực hiện việc lập các bảng kê, bảng tổng hợp kế toán. Tuyển thêm lao động có trình độ Đại học, tạo điều kiện cho nhân viên tham gia vào các khóa bồi dƣỡng và nâng cao khả năng chuyên môn nghiệp vụ.
♦ Về công tác kế toán
Xí nghiệp cần quy định chặt chẽ hơn về công tác luân chuyển chứng từ, các chứng từ phát sinh tại các đội cần đƣợc chuyển đến phòng kế toán kịp thời để tránh tình trạng dồn chứng từ vào cuối tháng.
Để việc quản lý có hiệu quả hơn, xí nghiệp nên mở chi tiết các tài khoản cấp 2 của TK 623, TK627. Cụ thể nhƣ sau :
TK cấp 2 của TK 623 :
- TK 6231: Chi phí nhân công.. - TK 6232: Chi phí vật liệu.
- TK 6233: Chi phí dụng cụ sản xuất. - TK 6234: Chi phí khấu hao máy thi công. - TK 6237: Chi phí phục vụ mua ngoài. - TK 6238: Chi phí bằng tiền khác.
TK cấp 2 của TK 627 :
- TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng. - TK 6272: Chi phí vật liệu.
- TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất.
- TK 6274: Chi phí khấu hao tài sản cố định. - TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài. - TK 6278: Chi phí bằng tiền khác.
♦ Về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Xí nghiệp cần xem xét lại các khoản mục chi phí sản xuất phát sinh để phân loại cho phù hơp, khoản mục chi phí bảo hiểm cho máy thi công nên loại khỏi CPSXC và hạch toán vào CPSDMTC.
Để phản ánh một cách khoa học hơn và phục vụ công tác quản lý hiệu quả hơn, xí nghiệp nên lập Báo cáo chi phí theo công trình theo mẫu sau :
Đơn vị: Xí nghiệp XL & TCCG Địa chỉ: 150/72 Nguyễn Trãi
MẪU BÁO CÁO CHI PHÍ THEO CÔNG TRÌNH
Công trình:
Từ ngày ….đến ngày ….
Loại tiền : VNĐ
Chỉ tiêu Khoản mục chi phí Tổng
CPNVLTT CPNCTT CPSDMTC CPSXC
1.CPDDĐK 2.CPPSTK 3.Giá vốn 4.CPDDCK
Ngƣời lập Kế toán trƣởng Giám đốc
( Ký, ghi rõ họ tên ) ( Ký, ghi rõ họ tên ) ( Ký, ghi rõ họ tên )
♦ Về quản lý chi phí
Giải pháp về quản lý NVL :
Xí nghiệp nên thành lập bộ phận cung ứng NVL mà chủ yếu là vật liệu chính nhƣ: Sắt, xi măng, cát, gạch… bộ phận này dƣới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc. Nhƣ vậy việc cung ứng NVL đảm bảo chất lƣợng, nắm bắt đƣợc số lƣợng cần lấy, chủ động giá cả.
Việc quản lý NVL phải đáp ứng nhu cầu cần thiết phục vụ kịp thời cho các công trình, hạng mục công trình. Nhƣng phải đảm bảo chất lƣợng của công trình, hạng mục công trình đó. Vì vậy NVL đƣa vào công trình, hạng mục công trình cần giám sát, kiểm tra số lƣợng, chất lƣợng, chủng loại, quy cách. Điều này đƣợc thể hiện tại khâu thu mua, NVL thƣờng xuyên đƣợc thu mua dƣới sự giám sát của bộ phận cung ứng. Bộ phận này phải đảm nhận trách nhiệm kiểm tra tất cả các vấn đề liên quan tới vật tƣ không chỉ là thu mua mà việc bảo quản cũng phải chú trọng, việc xuất dùng phải đƣợc ghi chép kịp thời và chính xác.
Giải pháp về quản lý nhân công:
Xí nghiệp cần tuyển lao động đƣợc đào tạo từ các trƣờng dạy nghề, làm việc có kinh nghiệm, tuyển thêm thợ mộc, thợ nề, thợ cốt thép, thợ điện… Hàng năm tổ chức học tập, nâng cao tay nghề, ổn định, gắn bó làm việc thi công tại xí nghiệp. Nhƣ vây công nhân sẽ có ý thức làm việc và trách nhiệm với xí nghiệp, đảm bảo đƣợc các công trình, hạng mục công trình xây dựng có chất lƣợng và kịp tiến độ thi công. Do công nhân xây dựng tại các công trƣờng chủ yếu lao động theo thời vụ nhƣ vậy số lƣợng công nhân chƣa đảm bảo, xí nghiệp cần có đội ngũ công nhân lành nghề và chuyên môn hóa để đáp ứng cho tất cẳ các công trình làm việc nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm cao.
Các chế độ ƣu đãi cho công nhân phải nâng cao, khi công trình hoàn thành sớm đảm bảo yêu cầu kinh tế, kỹ thuật nên thƣởng cho công nhân dƣới các hình thức nhƣ sau: Thƣởng bằng tiền, thƣởng bằng hiện vật có giá trị… Cuối năm tổng kết giá trị của xí nghiệp vƣợt mức kế hoạch đề ra cao có thể trích một phần cho công nhân đi tham quan, nghỉ mát. Với những công nhân làm việc và cống hiến cho xí nghiệp lâu dài phải có sự ƣu đãi về vật chất cũng nhƣ tinh thần. Những công nhân khi làm việc không may bị tai nạn nghề nghiệp phải đƣợc quan tâm, chăm lo chu đáo. Làm đƣợc việc đó có nghĩa là uy tín của xí nghiệp nâng cao, thu hút lao động đặc biệt là lao động có tay nghề, năng lực.
Giải pháp về CPSDMTC :
Để giảm chi phí đối với công trình, hạng mục công trình xây lắp, xí nghiệp cần có kế hoạch, biện pháp đầu tƣ tài sản cố định nhƣ máy móc, thiết bị phục vụ cho công tác xây lắp. Hệ thống cốp pha, đà giáo bằng thép để phục vụ cho các công trình, hạng mục công trình. Mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ cho việc thi công là cần thiết, chủ động và tiết kiệm chi phí bởi máy móc sẽ phục vụ cho nhiều công trình và hạng mục công trình. Khi đó việc quản lý sử dụng tiết kiệm chi phí khấu hao cho máy móc, thiết bị… sao cho xí nghiệp tận dụng tối đa năng lực của đội máy thi công đảm bảo trong kỳ thực hiện khối lƣợng công việc lớn nhất, kết hợp với việc bảo dƣỡng máy móc, thiết bị thƣờng xuyên để tránh hỏng hóc xảy ra. Vì vậy phòng kế toán phải có kế hoạch sử dụng máy cho từng công trình một cách hợp lý, hạn chế tình trạng thuê máy móc nhƣ hiện nay.
Giải pháp về quản lý chi phí bằng tiền:
Đối với các xí nghiệp xây dựng thì việc quản lý các chi phí bằng tiền phát sinh là một vấn đề khó khăn, bởi các chi phí này phát sinh nhiều nhƣng số lƣợng không quá lớn nên dễ xảy ra tiêu cực. Các khoản chi phí này bao gồm: Tiền điện, tiền nƣớc, chi phí tiếp khách, chi phí vận
chuyển…Các khoản này khó kiểm soát nên xí nghiệp phải chấp hành nghiêm chỉnh hóa đơn, chứng từ liên quan. Đồng thời kiểm tra nội dung các chi phí thực tế phát sinh tại các công trƣờng. Xí nghiệp cử đội kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoặc khoán tiền điện, tiền nƣớc cho từng bộ phận tránh đƣợc lãng phí và dễ kiểm soát.
♦ Về trích lập các khoản dự phòng
Hoạt động xây lắp đƣợc thực hiện bao gồm nhiều yếu tố, trong đó nguồn vốn chiếm phần lớn. Tổng số vốn cung cấp để thực hiện hoạt động xây lắp rất lớn, tuy nhiên rủi ro cao khi các hợp đồng xây dựng không thể thu hồi đƣợc. Vì vậy yêu cầu cần thiết phải trích lập các khoản thiệt hại trong xí nghiệp.
Đối với thiệt hại do ngừng sản xuất :
Trong thời gian ngừng xây lắp, các khoản thiệt hại khi tính vào giá thành xây lắp sẽ đƣợc hạch toán theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.1: Hạch toán thiệt hại do ngừng sản xuất.
TK 334 TK 622 TK 154
CP tiền lƣơng trong Kết chuyển CPNCTT thời gian ngừng thi công hết TG ngừng thi công
Đối với thiệt hại phá đi làm lại :
Để tập hợp các khoản thiệt hại kế toán sử dụng TK 1381- Tài sản thiếu chờ xử lý. Quá trình hạch toán đƣợc trình bày theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.2: Tập hợp và xử lý các khoản thiệt hại phá đi làm lại.
TK 111, 112 TK 138.1 TK 111, 112
Chi phí thiệt hại Giá trị thu hồi về tiền đƣợc bằng tiền
TK 152, 153 TK 334
Chi phí thiệt hại Thiệt hại trừ vào về NVL, CCDC lƣơng của công nhân
TK 334, 335 TK 811
Chi phí thiệt hại về Thiệt hại tính lƣơng công nhân viên vào chi phí khác
Kế toán các khoản chi phí của hợp đồng xây dựng không thể thu hồi được:
Các chi phí của hợp đồng xây dựng không thể thu hồi đƣợc là những hợp đồng không đủ tính thực thi về mặt pháp lý nhƣ có sự nghi ngờ về hiệu lực của nó, những hợp đồng mà khách hàng không thể thực thi nghĩa vụ của mình… Do vậy kế toán của xí nghiệp nên hạch toán nhƣ sau:
Sơ đồ 3.3: Hạch toán chi phí của hợp đồng không thể thu hồi đươc.
TK 154 TK 632
Các chi phí của hợp đồng xây dựng không thể thu hồi đƣợc
Sơ đồ 3.4: Hạch toán trích lập các khoản dự phòng phải thu khó đòi
TK 139 TK 642
Ghi hoàn nhập giảm chi phí số Cuối niên độ kế toán trích lập chênh lệch. Nếu số dự phòng dự phòng khoản phải thu khó đòi phải thu khó đòi lập ở cuối niên
độ kế toán năm nay<số đã lập năm trƣớc chƣa sử dụng hết
Cuối niên độ kế toán năm sau trích bổ sung chênh lệch. Nếu số dự phòng phải thu khó đòi phải lập ở cuối niên độ kế toán năm nay > số đã lập năm trƣớc chƣa sử dụng hết.
♦ Tăng cường kế toán quản trị
Xí nghiệp nên lập hệ thống báo cáo quản trị để hỗ trợ cho công tác hoạch định và kiểm soát hoạt động kinh doanh. Đặc biệt là trong việc xây dựng dự toán chi phí và dự toán kết quả kinh doanh cho một công trình, hạng mục công trình cụ thể thì hệ thống báo cáo quản trị sẽ giúp ban giám đốc đƣa ra đƣợc các biện pháp quản lý chi phí một cách có hiệu quả, giảm thiểu đƣợc những khoản chi phí không cần thiết góp phần hạ giá thành sản phẩm.
Bằng việc thực hiện tốt các giải pháp nhƣ trên xí nghiệp đã góp phần nâng cao chất lƣợng của công trình, đảm bảo tiến độ thi công và thực hiện đƣợc nguyên tắc cơ bản trong việc tính giá thành sản phẩm sao cho tối thiểu chi phí và tối đa hóa lợi nhuận.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện thị trƣờng cạnh tranh nhƣ hiện nay, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng quan tâm đến việc làm thế nào sản phẩm đƣợc tạo ra có chất lƣợng cao nhất và kinh doanh có hiệu quả nhất trong khi đồng vốn có hạn. Vấn đề tiết kiệm chi phí - hạ thấp giá thành, nâng cao chất lƣợng sản phẩm nhằm mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, thu hút khách hàng, để đạt đƣợc mục tiêu tối ƣu hoá mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra và kết quả đạt đƣợc…luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp xây lắp nói chung và Xí nghiệp xây lắp và thi công cơ giới nói riêng.. Để có các quyết định đúng đắn cho đầu tƣ thì các doanh nghiệp đều phải quan tâm tới công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, từ đó có biện pháp hạ giá thành thích hợp.
Những trình bày trên đây cho thấy Xí nghiệp xây lắp và thi công cơ giới đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý nói chung, hạch toán giá thành nói riêng. Nhờ đó giúp xí nghiệp đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành một cách khoa học và có hiệu quả. Bên cạnh đó, hoạt động kế toán của xí nghiệp cũng còn một số hạn chế. Dƣới góc độ nhìn nhận của một sinh viên kế toán thực tập tại xí nghiệp, em xin đƣợc mạnh dạn trình bày một số ý kiến về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại xí nghiệp. Mặc dù đã cố gắng song chuyên đề của em không thể tránh đƣợc những sai sót, em rất mong sự đánh giá, nhận xét, chỉ bảo của các thầy cô giáo giúp em hoàn thành tốt chuyên đề này.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự hƣớng dẫn nhiệt tình của Thạc sỹ Mai Vân Anh, cùng toàn thể các cô, chú trong phòng kế toán tại Xí nghiệp xây lắp và thi công cơ giới đã chỉ bảo cho em hoàn thiện chuyên đề này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp – Đại học Kinh tế Quốc dân.
2. Hƣớng dẫn kế toán doanh ngiệp xây lắp – Nhà xuất bản Tài chính. 3. Hệ thống kế toán ban hành cho các doanh nghiệp xây lắp theo chuẩn mực kế toán và luật kế toán.
4. Tạp chí kế toán.
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Hà Nội, ngày……tháng……năm…… Ngƣời nhận xét
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
Chấm điểm Hà Nội, ngày……tháng……năm……
Bằng số: Giảng viên hƣớng dẫn
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
Chấm điểm Hà Nội, ngày……tháng……năm……
Bằng số: Hội đồng phản biện