Quy trình tháo, lắp

Một phần của tài liệu Khai thác kết cấu, tính năng kỹ thuật và quy trình kiểm tra, chẩn đoán hệ thống đánh lửa trên xe hyundai i30 (Trang 84 - 91)

c. Cảm biến Ôxy (HO2S)

4.3. Quy trình tháo, lắp

Quy trình tháo hệ thống đánh lửa trên xe Hyundai i30 2010 như sau:

Stt Hình vẽ minh họa Nội dung công việc

1 Tháo dây cáp điện từ cực

dương ắc qui ra.

2

Ngắt kết nối ắc quy

Tháo nắp cuộn dây đánh lửa ra, tháo bỏ 4 bulông rồi nhấc nắp đậy cuộn dây đánh lửa ra.

3 Rút bỏ 4giắc điện cắm vào 4

4 Tháo 4 bulông đai ốc ở 4 bôbin.

Quy trình lắp hệ thống đánh lửa trên xe Hyundai i30 2010 được thực hiện ngược lại quy trính tháo.

4.4. Kiểm tra chẩn đoán hệ thống đánh lửa.

4.4.1. Kiểm tra thời điểm đánh lửa ban đầu.

- Cho động cơ chạy để hâm nóng lên và nối tắt các cực TC và CG trên DLC3. - Nối kẹp của đèn soi thời điểm đánh lửa vào mạch nguồn của cuộn đánh lửa. - Kiểm tra thời điểm đánh lửa với bướm ga đóng hoàn toàn.

- Thời điểm đánh lửa ban đầu được cài đặt bằng cách nối tắt cực TC và CG trên DLC3.

- Có hai kiểu kẹp của đèn soi thời điểm đánh lửa: kiểu dò theo Đóng/Ngắt dòng sơ cấp và kiểu theo điện áp thứ cấp.

- Vì thời điểm đánh lửa sẽ được đặt sớm khi bướm ga mở, nên bướm ga cần được kiểm tra xem đã đòng hoàn toàn chưa.

Thời điểm đánh lửa ban đầu không chuẩn xác có thể làm giảm công suất động cơ, tăng tiêu hao nhiên liệu hoặc kích nổ.

Hình 4.52: Kiểm tra thời điểm đánh lửa.

4.4.2.Kiểm tra cuộn dây đánh lửa (Bôbin).

Quy trình kiểm tra cuộn dây đánh lửa được tiến hành theo các bước sau :

Stt Quy trình kiểm tra Hình vẽ minh họa

1

Tháo bốn cuộn đánh lửa ra.

Hình 4.53: Sơ đồ tháo bốn cuộn đánh lửa.

2

Tháo các bugi và kiểm tra bugi. -Bugi hỏng thì thay bugi mới. -Bugi tốt thì tiến hành bước ba.

3

Tháo giắc cắm kết nối ECM/PCM với vòi phun ra .

Hình 4.54: Tháo giắc cắm kết nối ECM/PCM với vòi phun.

4 Lắp bugi vào cuộn đánh lửa.

5 Kết nối giắc cắm giữa ECM/PCM với cuộn đánh lửa và lắp bugi vào lắp máy.

Hình 4.55: Kết nối giắc cắm giữa ECM/PCM với cuộn đánh lửa.

Chú ý khi lắp bugi vào nắp máy :

Xiết bugi

Thông thường, nếu chọn đúng loại, mặt ren đầu của bugi khi xiết xong phải trùng với mặt nắp máy. Nếu chiều dài phần ren quá ngắn hoặc quá dài muội than sẽ bám vào góc tạo giữa bugi và nắp máy (xem hình, mũi tên chỉ chỗ muội than bám). Nếu chiều dài phần ren quá lớn, đỉnh piston có thể chạm vào điện cực bugi .

Trị số lực xiết

Trước khi xiết bugi bằng dụng cụ nên vặn tay cho đến khi thấy cứng. Một số xe có bugi đặt sâu, ta phải dùng đầu nối để đặt bugi vào. Nếu thả rơi sẽ làm chập đầu điện cực. Trị số lực xiết

cũng là điểm đáng lưu ý. Nếu xiết quá lỏng, bugi sẽ bị nóng

(dẫn đến cháy sớm) do nhiệt thoát ít. Xiết quá chặt sẽ làm hỏng ren cả của bugi lẫn nắp máy. Vì vậy, cần tuân theo bảng trị số lực xiết dưới đây:

Bảng trị số lực xiết của bugi

Loại bugi Đường kính ren Nắp máy gang Nắp máy nhôm

Loại thường (có vòng đệm) 18mm 35 ÷45 N.m 35 ÷40 N.m 14mm 25 ÷45 N.m 25 ÷30 N.m 12mm 15 ÷25 N.m 15 ÷20 N.m 10mm 10 ÷15 N.m 10 ÷12 N.m 8mm 8 ÷10 N.m 8 ÷10 N.m Loại côn (không vòng đệm) 18mm 20 ÷30 N.m 20 ÷30 N.m 14mm 15 ÷25 N.m 10 ÷20 N.m

Sau khi xiết đúng trị số theo bảng trên, đối với bugi loại thường, nên quay cần siết thêm một góc 1800 nếu bugi mới sử dụng lần đầu, và 450 nếu bugi đã qua sử dụng. Trong trường hợp bugi côn, góc quay thêm là 22,50.

6

Bật công tắc đánh lửa ở vị trí “ON” và kiểm tra đánh lửa.

-Đánh lửa tốt tức cuộn dây vẫn hoạt động ổn định.

 Đánh lửa không tốt ta chuyển sang bước 7.

7

Thay một cuộn đánh lửa mới vào và kiểm tra tia lửa điện.

Tia lửa tốt chứng tỏ cuộn đánh lửa cũ bị hỏng, ta thay bằng cuộn đánh lửa mới.

Tia lửa điện yếu ta chuyển sang bước 8.

8 Tháo giắc cắm ba chân cuộn đánh lửa ra.

9 Bật công tắc đánh lửa ở vị trí “ON”.

10

Đo điện áp giữa chân số 3 của giắc cắm ba chân cuộn đánh lửa với mát xem có bằng điện áp ắcquy không?

Dụng cụ là vôn kế hay đồng hồ vạn năng đặt ở thang đo điện áp .

Một đầu que đo cắm vào chân số 3 của giắc cắm ba chân cuộn đánh lửa ( chân có ký hiệu IG hoặc BLK/WHT )

Một đầu que đo cho tiếp mát.

Hình 4.57: Kiểm tra điện áp cuộn đánh lửa.

•Nếu vônkế chỉ giá trị bằng điện áp ắcquy ta chuyển sang bước 11. •Nếu không bằng thì kiểm tra , thay dây nối giữa cuộn đánh lửa và tụ điện trong hộp cầu chì nhỏ (chân 15 A) .

11 Tắt khoá điện ở vị trí “OFF” .

12

Đo thông mạch giữa chân số 2 của giắc cắm ba chân cuộn đánh lửa với mát.

Dụng cụ là một đồng hồ đo điện trở hay đồng hồ vạn năng đặt ở thang đo điện trở .

Một đầu que đo cắm vào chân số 2 của giắc cắm ba chân cuộn đánh lửa ( chân có ký hiệu GND hoặc BLK) .

Một đầu que đo cho tiếp mát.

Hình 4.58: Kiểm tra thông mạch cuộn đánh lửa.

•Nếu thông mạch chuyển tới bước 13.

•Nếu không thông mạch thì kiểm tra dây nối giữa cuộn đánh lửa với điểm tiếp mát G101.

13 Tháo dây cáp điện từ cực dương ắc quy ra.

14 Tháo giắc cắm A(31 chân) của ECM/PCM ra.

15

kiểm tra chạm mát thân xe với các chân sau của giắc cắm 31 chân của ECM/PCM

•A27 : Chân nối với cuộn đánh lửa 4. • A28 : Chân nối với cuộn đánh lửa 3. • A29 : Chân nối với cuộn đánh lửa 2. •A30 : Chân nối với cuộn đánh lửa 1.

Dụng cụ là một đồng hồ đo điện trở hay đồng hồ vạn năng đặt ở thang đo điện trở .

Một đầu que đo cho tiếp mát .

Đầu còn lại lần lượt cắm vào các chân 27, 28, 29, 30 của giắc cắm A (31 chân) của ECM/PCM lần lượt tương ứng với các ký hiệu IGPLS4 (BRN), IGPLS3 (WHT/BLU), IGPLS2 (BLU/RED), IGPLS1 (YEL/GRN).

Hình 4.59: Kiểm tra chạm mát các chân kết nối với cuộn đánh lửa của

ECM/ PCM.

• Nếu thông mạch thì cuộn đánh lửa bị chạm mát ta tiến hành thay cuộn đánh lửa mới.

• Nếu không thông mạch ta chuyển sang bước 16.

16

Nối chân số 1 trên giắc cắm ba chân của cuộn đánh lửa với thân động cơ bằng một dây điện.

Hình 4.60: Sơ đồ nối dây giữa giắc cắm ba chân cuộn đánh lửa với mát.

17 Kiểm tra thông mạch giữa thân xe với các chân sau của ECM/PCM: A27; A28; A29; A30

 Cách tiến hành giống như bước 15 .

Hình 4.61: Kiểm tra thông mạch các chân kết nối với cuộn đánh lửa của

 Nếu không thông mạch thì kiểm tra dây nối giữa ECM/PCM với cuộn đánh lửa xem có bị lỏng hay đứt không để nối lại hoặc thay dây mới .

 Đo điện trở

1.Đo điện trở cuộn sơ cấp giữa chân 1 và 2.

Tiêu chuẩn giá trị: 0,58 ± 10% (Ω) 2. Đo điện trở thứ cấp giữa các thiết bị đầu cuối cao áp cho các xi lanh số 1 và số 4, và giữa các thiết bị đầu cuối cao điện áp cho các xi lanh số 2 và số 3. Tiêu chuẩn giá trị: 8,8 ± 15% (KΩ)

Chú ý: Khi đo điện trở của các cuộn dây thứ cấp, phải ngắt kết nối kết nối cuộn dây đánh lửa.

Hình 4.62: Đo điện trở của cuộn dây đánh lửa.

Một phần của tài liệu Khai thác kết cấu, tính năng kỹ thuật và quy trình kiểm tra, chẩn đoán hệ thống đánh lửa trên xe hyundai i30 (Trang 84 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w