3 Vốn lưu động trong kỳ 3 777 712 13 717 864 9 940 151 263,1 4 = 1/3 Số vòng quay vốn lưu
động
1,038 2,27 1,24 120,4
5 = 60/4 Thời gian 1 vòng quay VLĐ
349,5 158,6 -190,9 -54,6
6 = 3/1 Hệ số đảm nhiệm VLĐ 0,97 0,44 -0,53 -54,6 7 = 2/3 Mức doanh lợi VLĐ -0,052 -0,0007 0,051 -98,65
Nhận xét:
Qua bảng trên ta thấy năm 2003 so với năm 2002 thì tốc độ quay của vốn lưu động đã tăng 1,24 vòng. Do đó công ty tận dụng một lượng vốn lưu động khá lớn.
Để giải quyết những vấn đề tồn tại trên Công ty cần đi sâu phân tích các yếu tố làm cho tốc độ luân chuyển của vốn lưu động giảm sút như việc cung cấp nguyên vật liệu, qúa trình thanh toán, rút ngắn thời gian vốn lưu động nằm tại từng giai đoạn của quá trình luân chuyển.
Để có cái nhìn sâu sắc hơn về nguyên nhân ảnh hưởng tốc độ luân chuyển của vốn lưu động ta cần xem xét đến một số chỉ tiêu khác như:
+ Vòng quay các khoản phải thu. + Vòng quay hàng tồn kho.
Vòng quay các khoản phải thu năm 2003 là 3 vòng và năm 2002 là 1 vòng. Vòng quay 2003 nhanh hơn năm 2002 nó là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Do đó Công ty cần đẩy nhanh khâu thanh toán tránh chiếm dụng vốn làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
DT - Vòng quay hàng tồn kho = --- Hàng tồn kho trong kỳ + Năm 2002 = 3.883.955.700/1.082.234.200 = 3,59 vòng + Năm 2003 = 31.203.225.249/5.938.519.660 = 5,25 vòng 360
- Thời gian một vòng quay HTK = --- Hệ số vòng quay HTK
+ Năm 2001 = 360/3,59= 100,27 ngày + Năm 2002 = 360/5,25 = 68,57 ngày
Như vậy ta thấy hệ số vòng quay hàng tồn kho tương đối lớn và có xu hướng giảm. Đây là điều không tốt vì nó ảnh hưởng đến sự luân chuyển của hàng tồn kho và cũng là luân chuyển của vốn lưu động. Tuy nhiên hàng tồn kho ở Công ty là không lớn vì thời gian luân chuyển hàng tồn kho nhỏ nên ta khẳng định hàng tồn kho ở Công ty vận dụng rất linh hoạt.
Kết luận: Thông qua tất cả các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty ta thấy năm 2003 và năm 2002 lượng vốn lưu động ở công ty không những được bảo toàn mà còn được phát triển lượng vốn lưu động năm 2003 tăng so với năm 2002 hơn 10 tỷ đồng tương ứng mức tăng 263,1% lượng tăng này là đáng kể. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty lại có xu hướng giảm do đó công tác quản lý và sử dụng vốn cần được quan tâm hơn để không sử dụng lãng phí vốn lưu động.