TỒNG QUAN VỀ THỰC TRẠNG THẺ THANH TOÁN CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu Dịch vụ thẻ của các ngân hàng thương mại VIỆT NAM (Trang 26 - 29)

CÁC NHTM VIỆT NAM.

Có thể dễ dàng nhận thấy thanh toán bằng tiền mặt hiện nay vẫn rất phổ biến trong nền kinh tế nước ta. Tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực doanh nghiệp và chiếm đại đa số trong các giao dịch thanh toán của khu vực dân cư. Theo những con số thống kê chính thức, tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt một số năm: 2009: 20,35%; 2010: 19,01%; 2011: 17,2; 2012: 14,6. Việc thanh toán qua thẻ là rất thuận lợi: nhỏ gọn, thanh toán đơn giản, dễ dàng ở nhiều nơi, linh hoạt trong chi tiêu, tương đối an toàn, phương thức thanh toán chuyên nghiệp, hiện đại với công nghệ thông minh và nhiều tính năng ưu việt khác nữa. Với những tính năng nổi trổi như vậy, tuy nhiên, ở Việt Nam loại hình thanh toán này lại ít phổ biến, các ngân hàng mỗi năm đều tung ra hàng nghìn thẻ nhưng chủ yếu là thẻ ATM, phát hành dưới hình thức liên kết giữa ngân hàng với các công ty để trả lương hay với các trường đào tạo phục vụ việc rút tiền mặt là chính, suy cho cùng vẫn là các giao dịch liên quan đến tiền mặt. Điều đáng buồn là khi các nước tiên tiến trên thế giới, tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt lên tới 90% thì ở Việt Nam con số này chỉ là 1/5, chúng ta thừa giao dịch rút tiền mặt nhưng lại thiếu những giao dịch chuyển khoản hay thanh toán bằng thẻ, rút tiền thì hầu hết ai cũng biết nhưng những tính năng thông minh khác của tấm thẻ lại rơi vào tình

trạng bị thờ ơ. Người dân mang tâm lý sẵn sàng xếp hàng trước cây ATM để rút tiền thay vì dùng dịch vụ POS ( cà thẻ để trả tiền). Tại sao lại như vậy, nguyên nhân có nhiều nhưng chúng ta có thể kể đến một số nguyên nhân chủ chốt sau:

Thứ nhất, cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin trong nước còn yếu kém. Tại Việt Nam rất ít các siêu thị, cửa hàng… chấp nhận thanh toán bằng thẻ, thậm chí ở những thành phố lớn, số lượng nhà hàng, cửa hàng thanh toán bằng thẻ có thể đếm trên đầu ngón tay. Cần phải nói thêm, cơ sở vật chất kỹ thuật của các NHTM ở Việt Nam hiện nay còn thiếu đồng bộ và chưa có hệ thống kỹ thuật từ hội sở chính xuống các chi nhánh. Sự thiếu đồng bộ là khó khăn lớn khi các ngân hàng liên kết với nhau để cùng phát triển dịch vụ mới dẫn đến tình trạng người dân có muốn dùng thẻ nhưng khi đi mua săm thì lại không thể dùng thẻ ở nhiều nơi.

Thứ hai là về vấn đề thu nhập và thói quen, người dân nước ta có thu nhập trung bình là không cao và có thể không ổn định. Ở các nước phát triển trên thế giới, dân cư có thu nhập cao và ổn định do đó số dư trên tài khoản thanh toán là ổn định và khá lớn, số tiền này có thể coi như là một nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng, ngân hàng có thể sử dụng số vốn đó để kinh doanh, nên khi người sử dụng thanh toán chỉ phải trả một khoản phí rất nhỏ. Ở Việt Nam, thu nhập của đại bộ phận người dân không thể tạo niềm tin cho ngân hàng nếu như ngân hàng cung cấp thẻ tin dụng, ngân hàng sẽ không muốn cho vay vì có khả năng khách hàng không trả được nợ. Bên cạnh đó thói quen thanh toán bằng tiền mặt trong dân chúng còn rất lớn làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các phương thức thanh toán trên.

Thứ ba, còn thiếu hệ thống văn bản pháp lí, sự liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ điện nước… với ngân hàng. Nhiều cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ như các siêu thị lớn, khách sạn, nhà hàng….nhưng chưa sẵn sàng hợp tác với ngân hàng về thanh toán thẻ.

Thứ tư, ngành ngân hàng ở nước ta là một ngành khá mới mẻ và chưa thực sự hoàn thiện và sự thật là chúng ta không thể hoàn thiện nó trong một sớm một chiều. Do đó việc có những bất cập hay hạn chế trong các dịch vụ của ngân hàng nói chung và dịch vụ thanh toán nói riêng là khó tránh khỏi.

Thứ năm, Các khoản phí khi sử dụng thẻ của các NHTM ngày càng nhiều, Với một chiếc thẻ ATM, người tiêu dùng tối thiểu sẽ phải chịu những khoản chi phí gồm: Phí mở thẻ, phí thường niên, phí rút tiền ngoại mạng, truy vấn số dư… và chuẩn bị là phí rút tiền nội mạng. Cứ mỗi lúc lại bất ngờ thêm phí và người tiêu dùng đương nhiên phản ứng. Lời chào mời khách hàng sử dụng thẻ của các ngân hàng thường không kèm theo những biểu phí cụ thể. Thực tế chẳng mấy người tiêu dùng có thể nhớ được có bao nhiêu loại phí thẻ ngân hàng và càng khó nhớ được từng mức phí họ phải trả cho việc giao dịch.Phí mở thẻ: 50.000-100.000 đồng, phí thường niên 50.000 đồng, phí truy vấn số dư 12 lần/năm: 20.000 đồng, phí rút tiền 12 lần/năm: 12.000-36.000 đồng, phí chuyển khoản 12 lần/năm: 36.000 đồng. Cộng lại, số phí tối thiểu là 192.000 đồng để sử dụng một chiếc thẻ mỗi năm tại Việt Nam. Còn tại Mỹ, người dùng thẻ nếu duy trì số dư 200 USD/năm thì được miễn mọi loại phí. Tại châu Âu, ngân hàng BNP Paribas chỉ thu phí khoảng 10 euro/năm (tương đương khoảng 260.000 đồng). Nếu tính theo thu nhập đầu người giữa Việt Nam và châu Âu, ở góc độ này có thể thấy các ngân hàng Việt Nam thu phí thẻ cao gấp nhiều lần. Bỉ: phí thẻ = 0,05% thu nhập bình quân đầu người. Việt Nam: phí thẻ = 0,57% thu nhập bình quân đầu người. Cứ như vậy, người sử dụng thẻ cũng sẽ dễ có những quyết định theo kiểu ra thẳng chi nhánh ngân hàng rút hoặc rút tiền ngay khi có lương về. Vì thế, mục tiêu nâng cao tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt sẽ càng trở nên khó khăn. Các ngân hàng khi phát triển dịch vụ thẻ, đương nhiên họ tính đến bài toán lợi nhuận. Nhưng lợi nhuận hay thu phí thế nào là hợp lý thì chẳng thể trả lời được nếu các biểu phí cứ được ấn định theo kiểu "không cần một lời giải thích rõ ràng".Người sử dụng

thẻ đương nhiên sẽ đóng phí, nhưng điều mà họ cần là những căn cứ rõ ràng, minh bạch của từng loại phí. Nếu không, câu chuyện thu phí thẻ vẫn cứ là cuộc tranh cãi không hồi kết.

Ngân hàng càng thu phí, người dân càng phản ứng không thuận chiều. Một số các nguyên nhân khác như tâm lý người dân ngại tiếp cận với công nghệ mới, ngại công khai hóa thu nhập, sử dụng tiền mặt với mục đích không minh bạch…

Chương 3

Một phần của tài liệu Dịch vụ thẻ của các ngân hàng thương mại VIỆT NAM (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w