0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Quy trình thử nghiệm thu

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH CƠ KHÍ ĐÓNG TÀU LẬP QUY TRÌNH SỬA CHỮA HỆ TRỤC TÀU DẦU 13500 TẤN (Trang 80 -86 )

4. Ý nghĩa của đề tài

5.2. Quy trình thử nghiệm thu

5.2.1. Mục đích

+ Kiểm tra khe hở cổ trục, bạc trục chân vịt.

+ Kiểm tra khe hở cổ trục với bạc đỡ trục trung gian.

5.2.2. Thành phần hội đồng thử

+ Đại diện cơ quan Đăng kiểm hàng hải Việt Nam. + Đại diện phòng kỹ thuật KCS của nhà máy. + Đại diện chủ tàu.

+ Đại diện viện thiết kế, bộ giao thông vân. + Đại diện tổ sửa chữa.

5.2.3. Quy tình thử

a. Thử buộc bến a.1. Mục đích

+ Kiểm tra độ cứng vững và mức độ chính xác của toàn bộ hệ trục, mức độ lắp ráp chúng vào thân tàu cũng như độ cứng vững của bệ máy và các bulông chân máy.

+ Nhằm kiểm tra sự phối hợp hoạt động giữa động cơ, chong chóng

a.2. Chú ý trong quá trình thử

+ Khi thử buộc bến thì khu vực thử phải rộng và sâu, phía trước và phía sau không có chướng ngại vật.

+ Tàu phải được buộc chặt và giữ theo cả chiều tiến và lùi. + Tiến hành kiểm tra chất lượng các thiết bị, các mối ghép.

a.3. Tiến hành

Cho máy và chong chóng làm việc với các chế độ tải khác nhau. Trong quá trình thử này tốc độ tàu bằng “o”.

Bảng5.1: Thử buộc bến

Thứ tự thử Chế độ tải theo % mômen định mức của động cơ Thời gian thử, h 1 39 0,5 2 63 1,0 3 83 1,0 4 100 3,0 Chạy lùi 83 0,5 Tổng thời gian thử 6,0

b. Thửđường dài b.1. Mục đích

+ Xác định giá trị khai thác sử dụng, và khả năng hoạt động của con tàu được thể hiện bằng tốc độ, tính ổn định của tàu…

+ Đánh giá chất lượng thi công lắp ráp thiết kế của tàu. Kiểm tra chỉnh lý lại các thôn số kỹ thuật mà trong quá trình thử buộc bến không thể thử được.

b.2. Tiến hành thử

+ Công việc thử chỉ tiến hành sau khi đã hoàn chỉnh công việc thử tại bến, và đã sửa chữa khắc phục hoàn chỉnh các sai sót.

+ Trước khi thử phải kiểm tra lại toàn bộ các thiết bị bảo vệ an toàn cho việc thử đường dài.

+ Trong thời gian chạy thử phải đo các thông số của hệ trục theo vòng quay máy ở từng chế độ và cứ 15 phút ghi lại một lần, riêng ở vòng quay định mức cứ 30 phút ghi lại một lần.

+ Công việc thử cũng nhằm kiểm tra độ tin cậy của hệ động lực đặc biệt là chất lượng của hệ trục, sự liên quan của các thiết bị máy móc, các thông số và điều kiện khai thác của con tàu.

+ Việc thay đổi tải bằng phương pháp thay đổi vòng quay của động cơ (theo % vòng quay định mức) như bảng 5.2.

+ Kiểm tra độ kín của ống bao trục, các ổ đỡ, nhiệt độ của các gối đỡ với điều kiện, T ôđỡ <60÷70oC.

+ Không có hiện tượng đảo trục, chấn động, các bulông chân ổ tự nới lỏng, không có hiện tượng sụt ổ đỡ, không rò nước qua bộ làm kín.

bảng 5.2: thửđường dài

Thứ tự thử Chế độ tải theo tỷ lệ % số vòng quay định mức của động cơ chính Thời gian thử, h 1 25 0,5 2 50 1,0 3 75 1,0 4 100 12,0 5 103 1,0 6 Chạy lùi 1,0 Tổng thời gian thử 17,0 c. Các thông số cần kiểm tra

*. Trong quá trình thử hệ trục cần kiểm tra các thông số sau + Áp lực nước vào bôi trơn

+ Kiểm tra nhiệt độ ống bao, cụm nước làm kín

+ Không có tiếng gõ trong ống bao, các khớp nối và trên toàn hệ trục

+ Kiểm tra hiện tượng đảo chấn, đảo trục, chuyển vị của các gối đỡ, và hiện tượng tháo lỏng của các bulông chân đế.

5.3.3. Bàn giao tàu

+ Biên bản kiểm tra nghiệm thu của Đăng Kiểm kèm theo số đăng ký sử dụng phương tiện.

KẾT LUẬN

Do sự đa dạng về chủng loại cũng như tính năng của từng con tàu mà có những dạng kết cấu khác nhau của hệ động lực. Điều này khó khăn cho công việc thành lập một quy trình sửa chữa chung cho các hệ động lực.

Việc thành lập quy trình sửa chữa hệ động lực phục thuộc vào kết cấu và trang trí động lực cụ thể, trình độ công nghệ cũng như điều kiện cơ sở vật chất của nhà máy sửa chữa mà có những phương án sửa chữa khác nhau. Song tất cả phải đảm bảo chất lượng sửa chữa là tốt nhất, chi phí và thời gian sửa chữa là thấp nhất.

Với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Trần Quốc Chiến và các thầy cô trong khoa, sau 3 tháng làm việc em đã cố gắng hoàn thành đề tài “Lập quy trình sửa chữa hệ trục tàu dầu 6500 tấn lắp máy Hanshin LH46L” để nó mang tính thực tiễn cao nhất.

Bằng hiểu biết về lĩnh vực chuyên ngành đã được đào tạo trong thời gian học tập tại nhà trường và một số kinh nghiệm thực tế trong những lần đi thực tập tại nhà máy, em đã lập một quy trình sửa chữa hệ trục mang tính tổng quát nhất và phù hợp với thực tế các nhà máy đóng tàu hiện nay. Quy trình này có thể áp dụng cho một số hệ trục có kết cấu tương đồng.

Mặc dù đã cố gắng song do thời gian hạn chế, kiến thức kinh nghiệm thực tế còn ít, thiết kế tốt nghiệp của em sẽ không tránh khỏi những thiết sót. Em rất mong được sự chỉ dẫn đóng góp ý kiến của các thầy cô, các cán bộ kỹ thuật, các bạn đồng nghiệp để đề tài của em được hoàn thiện hơn, có thể áp dụng vào thực tế sản xuất.

bản Khoa học và kỹ thuật-Năm 2000.

2. GS.TS.Nguyễn Đắc lộc - Sổ tay công nghệ chế tạo máy - Nhà xuất

bảnKhoa học và kỹ thuật – Năm 2003.

3. Đỗ Thái Bình - Công nghệ sửa chữa tàu thuỷ . Nhà xuất bản Khoa học và

kỹ thuật – Năm 1984.

4. PGS.TS.Nguyễn Đắc Lộc - Công nghệ chế tạo máy - Nhà xuất bản Khoa

học và kỹ thuật – Năm 1998.

5. Phạm Quốc Thường - Hệ trục chân vịt tàu thuỷ - Nhà xuất bản Đại học

quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh.

6. Nguyễn Đăng Cường, Hà Tôn - Lắp ráp và sửa chữa thiết bị tàu thuỷ -

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH CƠ KHÍ ĐÓNG TÀU LẬP QUY TRÌNH SỬA CHỮA HỆ TRỤC TÀU DẦU 13500 TẤN (Trang 80 -86 )

×