0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Quy trình lắp ráp

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH CƠ KHÍ ĐÓNG TÀU LẬP QUY TRÌNH SỬA CHỮA HỆ TRỤC TÀU DẦU 13500 TẤN (Trang 68 -80 )

4. Ý nghĩa của đề tài

5.1. Quy trình lắp ráp

5.1.1. Giới thiệu chung

Việc lắp ráp căn chỉnh máy chính - hệ trục là một trong các khâu quan trọng ,nó quyết định tính năng của một con tàu .

Kết quả thành công của việc căn chỉnh lắp ráp hệ trục – máy chính sẽ làm tăng tuổi thọ cho máy chính, hiệu quả từ việc khai thác tàu, tăng tính kính tế cũng như tuổi thọ con tàu được kéo dài.

5.1.2. Yêu cầu chung trong quá trình lắp ráp a. Yêu cầu công tác chuẩn bị

+ Phải có đầy dủ bản vẽ, thuyết minh để thực hiện quy trình lắp ráp, trong đó phải có đầy đủ bản vẽ lắp và bản vẽ kết cấu.

+ Các chi tiết đã được sửa chữa đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.

+ Nguyên liệu (dầu, mỡ, dẻ lau…) phải được chuẩn bị đầy dủ và phù hợp với các công việc.

+ Đã hoàn thành cơ bản sửa chữa vỏ tàu. Tuyệt đôi không gây chấn động trong quá trình thi công.

+ Tàu hoàn toàn cân bằng trên đà: cân bằng ngang, sai lệch không vượt quá ± 2mm; sai lệch dọc không vượt quá ± 3mm.

b. Yêu cầu đối với công nhân

+ Phải trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ, mũ bảo hộ, đeo giầy và gang tay… + Vận hành máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình lắp ráp theo đúng quy trình của nhà chế tạo cung cấp.

+ Tuân thủ quy trình lắp ráp đặt.

c. Đối với máy móc và các thiết bị phục vụ cho quá trình lắp ráp

+ Các thiết bị nâng hạ, vận chuyển… phải được kiểm tra kỹ lưỡng và đảm bảo tuyệt đối an toàn.

+ Các trang thiết bị phục vụ cho quá trình định tâm hệ trục phải đầy đủ, đảm bảo chính xác an toàn. 5.1.3. Quy trình lắp ráp hệ trục Lắp bạc trục chân vịt Doa bạc trục chân vịt Gá ống bao Chỉnh tâm bạc theo máy chính Cố định ống bao bằng nhựa Lắp ráp trục chân vịt Lắp ráp cụm kín nước ống bao Lắp ráp chân vịt Hạ thuỷ Lắp ráp trục trung gian

5.1.4. Lắp ráp bạc trục chân vịt a. Yêu cầu kỹ thuật

+ Độ không vuông góc mặt đầu ≤0,03mm. + Chế độ lắp ghép H7/js6.

b. Dụng cụ

Bộ gá, kích thuỷ lực, dầu bôi trơn…

c. Trình tự tiến hành

Bước 1: Kiểm tra độ đồng tâm của các giá đỡ, vệ sinh sạch sẽ ống bao và bạc trục chân vịt.

Bước 2: Tiến hành cố định ống bao trên các giá đỡ.

Bước 3: Đưa bạc vào vị trí lắp ráp, đồng thời bôi nên mặ ngoài của trục một lớp dầu, gá bộ gá, kích thỷ lực và điều chỉnh cho mặt phẳng đầu bạc vuông góc với tâm ống bao, các lỗ dầu đặt đúng hướng với ống bao.

Bước 4: Ép từ từ bạc vào ống bao đúng vị trí xác định trên bản vẽ lắp.

d. Kiểm tra lại sau khi lắp ráp bạc: Độ không vuông góc giữa mặt đầu bạc với tâm ống bao ≤0,02÷0,03 mm.

Hình 5.2: Lắp ráp bạc sau trục chân vịt 1. Bộđồ gá; 2.Ống bao; 3.Bạc; 4. Kích thuỷ lực 5. Thiết bị nối trục; 6. Trục; 7. bơm 1 3 2 5 6 7 4

5.1.5. Doa bạc trục chân vịt a. Yêu cầu kỹ thuật

*. Trước khi doa

+ Phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cho quá trình doa. + Ổ đỡ phải được định vị cố định trong ống bao. + Phải định tâm hệ trục trước khi doa.

*. Trong khi doa:Doa đồng thời cả hai ổ đỡ. *. Sau khi doa

+ Đường kính trong của ổ đỡ phải đảm bảo đường kính Φ378 mm. + Khe hở làm việc từ 0,8 đến 1,2 mm.

+ Đảm bảo đồng tâm giữa hai ổ đỡ.

+ Đảm bảo độ côn và độ ô van không lớn hơn 0,03 ÷ 0,05 mm.

b. Chon dụng cụ: Máy doa, dao doa, giá dỡ chữ V…

c. Trình tự tiến hành

Bước 1: Điều chỉnh tâm ổ đỡ sao cho các tâm ổ đỡ trùng nhau. Bước 2: Cố định ống bao trên các giá chữ V.

Bước 3: Điều chỉnh các ổ đỡ của máy doa theo các đích ngắm trong quá trình định tâm và kẹp chặt.

Bước 4: Lắp trục dao doa trên các ổ đỡ. Bước 5: Lắp máy doa.

Bước 6: Doa gối đỡ trước. Bước 7: Doa gối đỡ sau.

Hình 5.3: Doa bạc trục chân vịt

1. Gối đỡ trục dao doa;2. Bạc trục chân vịt; 3. Ống bao

4. Giá đỡ chữ V; 5. Trục dao doa; 6. Dao doa; 7. Động cơđiện

5.1.6. Gá ống bao a. Yêu cầu kỹ thuật

*. Trước khi gá:Phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần cho quá trình gá. *. Trong khi gá:Phải đảm bảo.

*. Sau khi gá: Ổ đỡ đảm bảo đúng vị trí.

b. Chọn dụng cụ

+ Clê, axêtôn, khí nén….

c. Trình tự thực hiện

+ Chuẩn bị ống bao trước khi lắp ra tàu như kích thước phối hợp với lỗ, với chiều dài tại tàu, kiểm tra vị trí của ống bao với vị trí làm việc thực tại tàu, lắp ống bao từ trong tàu ra điều được.

+ Xịt Axêtôn + khí nén làm vệ sinh sạch lỗ và mặt ngoài của ống bao. + Kiểm tra bề mặt sạch sẽ trước khi đổ Epôxy.

5.1.7. Chỉnh tâm bạc theo máy chính a. Yêu cầu kỹ thuật

*. Trước khi chỉnh tâm

+ Phải chuẩn bị đầy đủ cho quá trình định tâm: ống ngắm, đích ngắm… + Máy chính đã được căn chỉnh và kẹp chặt trên trên bêj máy. Độ co bóp má khuỷu đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.

*. Trong khi định tâm

+ Tâm ống ngắm trùng với tâm trục khuỷu.

+ Tâm của đích ngắm xa, đích ngắm gần và tâm của bạc chân vịt nằm trên một đường thẳng.

*. Sau khi định tâm

+ Đường tâm bạc trùng đường tâm của động cơ chính. + Sai số cho phép không được lớn hơn 0,01mm.

b. Chọn dụng cụ

Giá đỡ ống ngắm, ống ngắm và các đích ngắm…

c. Trình tự thực hiện

Bước 1: Định tâm và kẹp chặt ống ngắm.

+ Lắp giá điều chỉnh ống ngắm trên mặt bích của động cơ, ống ngắm trên giá và màn ảnh.

+ Đưa nguồn sáng về phía thị kính của ống ngắm, đánh dấu vị trí điểm hội tụ thứ nhất (A) trên màn ảnh.

+ Xoay trục khuỷu đi 1800

, đánh dấu điểm hội tụ (B) trên màn ảnh. Tìm trung điểm của AB.

Hình 5.4: Chỉnh tâm và kẹp chặt ống ngắm

1. Ống ngắm; 2. Nguồn sáng; 3. Giá điều chỉnh

4. Vít điều chỉnh;5. Bulông kẹp chặt;6. Trục cơ chính

Bước 2: Hàn giá đỡ đích ngắm xa vào sống đuôi, điều chỉnh tâm sao cho tâm đích ngắm trùng với điểm hội tụ của ống ngắm.

Bước 3: Hàn giá đỡ đích ngắm gần vào vách sau buồng máy, điều chỉnh sao cho tâm đích ngắm nằm trên đường thẳng nối tâm đích ngắm xa và tâm ống ngắm.

Bước 4: Hãm chết các vít chỉnh tâm ống bao. 1 5 6 4 1 3 2

Hình 5.5: Định tâm ống bao theo máy chính

5.1.8. Cốđịnh ống bao bằng nhựa

+ Lắp hãm, các gờ chắn chockfast được chít kín bằng Silicon.

+ Tiến hành dùng bơm ép Chockfast vào không gian giữa củ đỡ và ống bao cho đến khi Chockfast điền đầy cả chu vi bao lấy đầu sau và trước của ống bao và trở về lỗ thoát khí ở phía trên là được.

= > Chú ý: Nên bơm Chockfast liên tục cho đến xong, sau khi bơm đầy giữ cho Chockfast cứng hoá là 48h ở 13 ở 170C, 36h ở 180C ở 200

C , 24h > 200C. :Thành phần của Chockfast theo chỉ dẫn của Nhà chế tạo.

5.1.9. Lắp ráp trục chân vịt

Sau thời gian đông cứng của Chockfast ống bao trục đã được định vị cố định vào tàu ta tiến hành lắp hệ trục chân vịt.

Trục chân vịt được lắp từ trong ra, trục đặt thẳng tâm lỗ bạc đẩy vào từ từ, lắp trục đến đâu dùng vải mịn trắng sạch trực tiếp vệ sinh đến đấy cho đến khi đầu côn trục lắp chân vịt nhô ra khỏi lỗ bạc 1 đoạn thẳng khoảng 400 mm thì dừng lại.

2

8

50

Hình 5.6: Lắp ráp trục chân vịt

5.1.10. Lắp ráp cụm kín nước ống bao a. Yêu cầu kỹ thuật

*. Trước khi lắp

+ Trục chân vịt đã được đưa vào trong ống bao. + Tết kín nước được thay mới.

*. Trong khi lắp

+ Các bulông cố định ống lót và vòng ép tết được xiết theo nguyên tắc đối xứng.

+ Ống lót hộp kín nước phải được lắp chặt trước với ống bao theo miền dung sai H8/h7.

+ Vòng ép tết lắp với ống lót theo miền dung sai H11/C11.

* Sau khi lắp: Thử kín nước, áp suất thử 2kG/cm2

.

b. Chọn dụng cụ: Clê…

c. Trình tự thực hiện

Bước 1: Lắp ống lót hộp kín nước, xiết chặt các bulông.

Bước 2: Luồn tết kín nước qua đầu trục chân vịt, đẩy vào phía trong khe hở giữa cổ trục và ống lót.

Bước 3: Luồn bích nén tết kín nước vào đầu trục chân vịt, xiết các bulông bích nén ép chặt tết kín nước.

Bước 4: thử kín nước.

+ Nhét dẻ vào các khe hở giữa trục chân vịt và gối đỡ phía sau sống đuôi. + Bơm dầu thử theo đường dầu bôi trơn trục.

+ Kiểm tra sự dò nước qua tết kín nước và sự sụt áp trong vòng 15 phút.

5.1.11. Lắp chân vịt a. Yêu cầu

Lắp côn chân vịt và bề mặt tiếp xúc của côn trục phải kiểm tra làm sạch cẩn thận trước khi lắp nếu có khuyết tật, vết sước phải đánh bóng sau đó làm sạch bề mặt côn.

b. Chọn dụng cụ: Kích thuỷ lực, clê…

c. Trình tự thực hiện

Bước 1: Lau sạch bề mặt côn trục bằng xăng, Sau đó bôi một lớp dầu nhờn. Bươc 2: Gá cho côn chân vịt thẳng tâm với côn trục cho 2 bề mặt còn áp vào nhau.

Bước 3: Kiểm tra piston thuỷ lực và đai ốc siết chân vịt.

Bước4: Nối bơm dầu thuỷ lực vào kích ép và côn chân vịt bằng ống chịu áp lực.

Bước 5: Lắp đồng hồ đo dịch vị dọc tâm vào mặt sau ống bao trục Xem

(Hình 5.7)

Bước 6: Ngắt đường dầu cao áp b, tiến hành ép chân vịt tớt vị trí, đo dịch chỉnh thông qua đồng hồ.

Bước 7: Cấp dầu vào cả hai đường a và b và tiến hành ép chân vịt, đến giá trị trên đông hồ dịch chỉnh, tiến hành ngắt cả hai đường a, b. Nếi chân vịt không chôi ra có nghĩa là đảm bảo.

Hình 5.7: Lắp ráp chân vịt

1. Ống lót trục chân vịt; 2. Trục chân vịt; 3. Đồng hồđo dịch chỉnh;

4. Củ chân vịt; 5. Đường dầu cao áp;6. Kích ép; 7. Áp kế; 8. Kích dầu;

5.1.12. Hạ thuỷ: (yêu cầu kỹ thuật). *. Trước khi hạ thuỷ

+ Trục chân vịt, chân vịt, cụm kín ống bao đã hoàn chỉnh các công đoạn lắp ráp.

+ Hàn chặt để chống trôi trục. *. Trong khi hạ thuỷ

+ Nếu tàu trên triền đà, đưa tàu xuống từ từ băng các con lăn trên đường ray.

+ Nếu tàu nằm đưới ụ, bbơm nước vào trong ụ một cách từ từ.SS

*. Sau khi hạ thuỷ:Độ nghiêng và độ chúi nằm trong giới hạn cho phép.

5.1.13. Lắp ráp trục trung gian a. Căn chỉnh trục trung gian

+ Sau khi hạ thuỷ tàu, đưa vào vị trí có mớn nước sâu ổn định, tháo bu lông chống xoay trục chân vịt, xả định vị, trục trung gian khi phục vụ hạ thuỷ.

8 2 7 1 5 4 3 6

+ Đẩy trục chân vịt lùi về phái lái khoảng 20mm. Dùng tải ép đầu trục chân vịt, tải ép 1200Kg

= > Chú ý :Khi đẩy trục chân vịt vừa đẩy vừa xoay để giữ cho các vòng kín dầu không bị gấp mép.

- Chỉnh định vị trục trung gian, trục được đặt lùi về phía sau một khoảng xấp

xi 20 mm .

- Căn chỉnh tâm trục được tiến hành hướng dẫn trình bày trong bảng tính thẳng tâm trục (Xem hình phụ lục 1).

- Tiến hành chỉnh tâm bằng phương pháp dùng luynét để tăng chỉnh, ta điều chỉnh sao cho sai lệch giữa các bích khớp nối đạt giá trị như bảng tính.

- Khi điều chỉnh phải thường xuyên kiểm tra khe hở của ổ đỡ với cổ trục bằng thước lá. Khe hở giữa ổ trục và bạc đỡ phải dưới bằng 0, trên bằng dmax 2 bên bằng dmax/2.

- Đánh dấu các điểm trong khi căn chỉnh tâm trục trung gian.

- Khi căn chỉnh tâm chú ý để điều chỉnh dày căn 2 bên bằng nhau, tăng chỉnh đều để tránh bị vặn, bị lệch chân. ổ đỡ và máy chính ở trạng thái thăng bằng.

- Khi tăng chỉnh các bu lông tăng ở phía chân máy đối xứng phải được tăng chỉnh nhẹ nhàng để tránh máy bị dịch vị.

- Khi nhìn đồng hồ lấy trị số phải nhớ. - Xem đồng hồ khi trục không quay. - Bắt đầu và ngừng via máy, via trục - Các trục ở một vị trí nhất định .

- Điều chỉnh căn sống và siết chặt các bu lông ở trục trung gian. - Siết chặt các bu lông đều cả 2 phía.

- Kiểm tra lần cuối độ lệch tâm, độ gẫy tâm, độ tiếp xúc cổ trục và khe hở trên dưới, trái phải của cổ trục và bạc đỡ sau khi đã siết chặt các bu lông bệ xong.

b. Nối trục khuỷu với trục trung gian

- Làm sạch các bu lông bằng khí trơ có âm độ thấp

- Lần lượt lắp các bu lông nối trục trung gian với trục khuỷu.

- Siết chặt các mũ ốc bu lông nối, đóng các chốt chẻ chống lỏng cho các mũ ốc.

= > Chú ý : Khi thực hiện việc lắp lạnh các bulông nối trục ( trục cơ với trục trung gian, trục chân vịt với trục trung gian) ta phải để cửa công nghệ thông từ buồng máy sang hầm hàng kích thước 2m x 2m.

Phải bố trí 01 quạt hút, 01 quạt thổi trực tiếp vào chỗ lắp ráp các bulông, thùng giữ lạnh phải để ở nơi thông thoáng có áp suất trong thùng P = 1 ata .

Việc lắp lạnh các bulông được thực hiện khi bộ phận bảo hộ lao động của nhà máy kiểm tra lập biên bản đủ an toàn .

- Kiểm tra độ co bóp trục cơ lần cuối.

Đến đây coi như công việc lắp ráp hệ trục và đặt máy chính kết thúc.

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH CƠ KHÍ ĐÓNG TÀU LẬP QUY TRÌNH SỬA CHỮA HỆ TRỤC TÀU DẦU 13500 TẤN (Trang 68 -80 )

×