Lập quy trình kiểm tra

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp ngành cơ khí đóng tàu Lập quy trình sửa chữa hệ trục tàu dầu 13500 tấn (Trang 41 - 49)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.3. Lập quy trình kiểm tra

a. Kiểm tra cổ trục bị mòn và xước

*. Nguyên nhân: Trục chân vịt trong quá trình làm việc phải đặt trên hai ổ đỡ nên các cổ trục phải chịu sự mài mòn do ma sát với bạc trục. Khi trục quay

với vòng quay khá lớn thì bề mặt làm việc giữa trục và cổ trục bị mòn, xước. Sau một thời gian làm việc các cổ trục sẽ bị mài mòn nhanh. Nếu các cặp ma sát (cổ trục và bạc trục) được thiết kế không đảm bảo và hệ thống làm mát không được tốt thì cổ trục sẽ bị mòn nhanh, nhất là khi tải trọng bên ngoài thay đổi.

*. Tác hại: Làm kích thước, hình dáng cổ trục bị thay đổi, tăng tốc độ mòn làm cho khe hở lắp ghép với bạc trục tăng, dẫn đến độ gẫy khúc và lệch tâm vượt quá giới hạn cho phép, hệ trục giao động mạnh.

*. Cách kiểm tra: Việc kiểm tra cổ trục bị mòn không thể tiến hành khi trục chân vịt còn trong ống bao. Trong trường hợp này phải tháo trục ra khỏi ống bao, dùng panme đo ngoài đo đường kính cổ trục ở ba tiết diện.

+ Dụng cụ đo: Máy tiện, panme đo ngoài.

+ Phương pháp đo: Đo đường kính cổ trục tại ba vị trí trê hai tiết diện vuông góc (giữa cổ trục, hai bên đầu cách mép ngoài 15 mm).

Bảng 3.2: Đo độ mòn cổ trục chân vịt

Mặt phăng 1, d ( mm) Mặt phăng 1, d ( mm) No

Hình 3.9: Đo độ mòn cổ trục chân vịt

b. Kiểm tra vết xước trên trục

Tháo trục chân vịt, làm sạch toàn bộ bề mặt ngoài. Sau khi xem sét bằng mắt thường thì tiến hành kiểm tra bằng chất chỉ thị mầu hoặc từ tính. Khi thấy vết nứt thì độ sâu của vết nứt được kiểm tra bằng siêu âm.

Thông thường kiểm tra vết nứt được tiến hành bằng phương pháp Mcrocheck: Dùng chất tẩy rửa làm sạch bề mặt cần kiểm tra, sau đó phun một lớp bột mầu đỏ lên trên, nếu có vết nứt trì có đường màu đỏ hiện nên.

Bằng siêu âm có thể phát hiện những vết nứt trên côn trục và phần đuôi cổ trục.

c. Kiểm tra độ cong của trục chân vịt

*. Nguyên nhân: Tàu va vào đá ngầm, bị mắc cạn, tàu va vào nhau làm biến dạng gối đỡ dẫn đến trục bị cong. Các gối trục bị phá hỏng vì bảo dưỡng không tốt, chất lượng chế tạo kém.

*. Tác hại

+ Nếu trục bị cong ít làm tốc độ mài mòn các gối trục đỡ nhanh, hệ trục dao động mạnh hơn bình thường.

+ Nếu trục bị cong nhiều dẫn đến phá hỏng các gối đỡ, hệ trục không thể làm việc được. Mặt phẳng 2 Mặt phẳng 1 3 1 2 950

*. Cách kiểm tra:Đặt trục nên máy tiên, kiểm tra độ cong bằng đồng hồ xo.

Hình 3.10: Kiểm tra độ cong của chân vịt

3.3.2. Kiểm tra trục trung gian a. Kiểm tra cổ trục bị mòn xước

*. Nguyên nhân: Trục trung gian trong quá trình làm việc được đặt trên một ổ đỡ trược bằng hợp kim pabít nên cổ trục chịu sự mài mòn do ma sát với bạc trục. Sau thời gian làm việc các cổ trục sẽ bị mòn. Nếu chất lượng dầu bôi trơn không tốt, điều kiện làm việc không đảm bảo cổ trục sẽ mòn nhanh.

*. Tác hai: Làm kích thước, hình giáng cổ trục bị tháy đổi, tăng tốt độ mòn, độ gãy khúc và độ lệch tâm tăng.

*. Cách kiểm tra: Dùng panme đo ngoài đo cổ trục tại ba tiết diện trên hai mặt phẳng vuông góc với nhau để xác định độ mài mòn.

Bảng 3.3: Đo độ mòn cổ trục trung gian

Mặt phăng 1, d ( mm) Mặt phăng 1, d ( mm) No

vị trí 1 vị trí 2 vị trí 3 vị trí 1 vị trí 2 vị trí 3

b. Kiểm tra các vết nứt và độ cong của trục

* Kiểm tra nứt:

+ Sau khi tháo trục trung gian, làm sạch toàn bộ bề mặt trục. Sử dụng chất chỉ thị mầu phun lên những chỗ có nghi nghờ bị nứt để kiểm tra.

+ Tiến hành: Dùng Mirocheck cho những vị trí dễ có vết nứt như góc lượn…

* Kiểm tra trục bị cong: Đạt trục nên máy tiện, dùng đồng hồ xo để kiểm tra độ cong của trục (tương tự như trục chân vịt).

3.3.3. kiểm tra chân vịt

a. kiểm tra cách chân vịt bị cong

*. Nguyên nhân: Do chân vịt bị va vào đá ngầm, vật cứng lơ lửng trong nước, do hiện tượng gỉ.

*. Tác hại:Giảm hiệu suất đẩy, gây rung đông ở vòm đuôi. *. Cách kiểm tra

+ Cách chân vịt dẫn đến bước chân vịt H bị thay đổi. Trước khi đo bước xoắn phải tháo chân vịt ra, đặt lên bàn map.

+ Các phương pháp để đo bước cách - Đo bước xoắn bằng dây dọi. - Đo bước xoắn bằng dây thẳng.

- Đo bước xoắn bằng thiết bị chuyên dùng. = > Đo bước xoắn chân vịt:

+ Dụng cụ đo: Thiết bị đo bước xoắn chân vịt chuyên dùng. + Phương pháp đo

- Đặt chân vịt trên bàn máp.

- Lắp thiết bị đo bước xoắn chuyên dùng.

- Đo góc xoay từ vị trí mép đạp đến mép theo tại bán kính 0,6R của chân vịt.

- Chia góc xoay ra thành 6 góc.

- Đo bước xoắn Hi tại các vị trí dao điểm cảu các tia 0, 2, 3, 4, 5 với các bán kính 0,5R; 0,6R;0,8R.

C h i? u qu ay Hình 3.11: Đo bước xoắn chân vịt 1.Củ chân vịt; 2. Trục cốđịnh;

3. Mân quay; 4. Tay quay;

5. Khớp trượt; 6. Kim dọi;

7. Cánh chân vịt; 8. Đồ gá;

= > Công thức xác định bước xoắn Hi = h

α

360

tại bán kính Ri.

b. Kiểm tra chân vịt bị mẻ, quăn

*. Nguyên nhân:Do chân vịt va vào đá ngầm, vật cứng lơ lửng trong nước. *. Tác hai:Làm giảm hiệu suất đẩy, gây rung động mạnh ở vòng đuôi. *. Cách kiểm tra

+ Dụng cụ: Dẻ lau, chất tẩy cáu bẩn, chất chỉ thị mầu.

+ Phương pháp tiến hành: Dùng phương pháp Microcheck cho những vị trí dễ bị nứt như: góc lượn trên cách.

c. Bề mặt lắp ghép giữa côn trục và may ơ chân vịt bị gỉ

*. Tác hại: Gây khó khăn cho quá trình tháo, chất lượng của mối ghép không đảm bảo.

*. Cách kiểm tra: Bằng phương pháp tiếp xúc, bôi nên bề mặt may ơ chân vịt một lớp bột thử, ép chân vịt vào đúng vị trí sau đo đưa chân vịt ra. Nếu đảm bảo 70% diện tích là đảm bảo.

3.3.4. Kiểm ttra ống bao trục a. Kiểm tra kín ông bao

*. Nguyên nhân: Tại phần ống bao tiếp xúp với nước biển, bề mặt ngoài dễ bị tác dụng ôxi hoá. Tại phần ống bao phái trong nếu phần sơn chống gỉ không tốt sẽ bị ô xi hoá do tiếp xúc với không khí.

*. Tác hại:Gây khó khăn cho quá trình tháo, nếu để nâu sẽ hỏng ống bao. *. Cách kiểm tra:Thử áp lực ống bao.

b. Kiểm tra ống bao bị biến dạng

*. Nguyên nhân: Do tàu va chạm mạnh, ống bao được cố định với vỏ bao tàu nên bị biến dạng theo.

*. Tác hai:Đường tâm lý thuyết của hệ trục bị thay đổi. *. Cách kiểm tra:Dùng dưỡng kiểm tra.

c. Kiểm tra ống bao bị nứt, vỡ

*. Nguyên nhân:Do tàu va chạm mạnh, vỏ tàu bị biến dạng. Nếu biến dạng lớn sẽ làm cho ống bao bị nứt.

*. Tác hại: Nước từ ngoài vào trong buồng máy, đường tâm lý thuyết của hệ trục bị thay đổi, điều kiện lắp ghép với ổ đỡ không đảm bảo.

*. Cách kiểm tra: Quan sát bằng mắt thường nếu ống bao bị vỡ. Sử dụng chất chỉ thị mầu kiểm tra vết nứt.

3.3.5. Kiểm tra ổđỡ chân vit

a. Kiểm tra ổđỡ trục chân vịt bị mòn

*. Nguyên nhân: Ổ đỡ trục chân vịt ttrong quá trình làm việc phải chịu mài mòn do ma sát với cổ trục. Sau một thời gian làm việc các ổ đỡ sẽ bị mòn. Nếu cặp ma sát (cổ trục và bạc trục) thiết kế không đảm bảo và hệ thống làm mát không tốt thì cổ trục sẽ bị mòn nhanh nhất là khi tải trong bên ngoài thay đổi.

*. Tác hại: Làm kích thước và hình dáng ổ trục thay đổi, tăng tốc độ mòn dẫn đến khe hở lắp ghép tăng, làm cho độ gãy khúc, lệch tâm vướt quá giới hạn cho phép, hệ trục dao động mạng.

*. Cách kiểm tra: Dùng thước lá đo khe hở làm việc khi bạc còn trong ống bao. Sử dụng comparater, panme, giá đỡ.

*. Cách tiến hành

+ Làm sạch bề mặt cần đo.

+ Đo đường kính trong củ gối đỡ bằng comparater tại ba vị trí trong hai mặt phẳng vuông góc.

+ Đo đường kính ngoài của ống lót tại ba vị trí trong hai mặt phẳng vuông góc. Bảng 3.4: Đo độ mòn gối đỡ trục chân vịt Mặt phăng 1, d ( mm) Mặt phăng 1, d ( mm) No vị trí 1 vị trí 2 vị trí 3 vị trí 1 vị trí 2 vị trí 3 Trong Cổ phía mũi Ngoài Trong Cổ phía lái Ngoài

CHƯƠNG 4

QUY TRÌNH SỬA CHỮA MỘT SỐ HƯ HỎNG

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp ngành cơ khí đóng tàu Lập quy trình sửa chữa hệ trục tàu dầu 13500 tấn (Trang 41 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)