4. Ý nghĩa của đề tài
3.2. Lập quy trình tháo hệ trục
Tách trục ra khỏi động cơ
Lên đà Đo độ gãy khúc và
dịch tâm
Tách trục chân vịt ra khỏi trục trung gian
Tháo chân vịt
Tháo ống bao Tháo bạc trục chân
vịt
Tháo trục chân vịt
Tháo trục trung gian Tháo ổ đỡ trục trung gian
3.2.1. Yêu cầu chung của quá trình tháo
*. Yêu cầu về công tác chuẩn bị
+ Phải có đầy đủ bản vẽ, thuyết minh để thực hiện quá trình tháo, trong đó phải có đầy đủ bản vẽ lắp và bản vẽ kết cấu.
+ Nguyên vật liệu (dầu, mỡ, dẻ lau …) được chuẩn bị đầy đủ và phù hợp với các bước công việc.
+ Tàu phải hoàn toàn cân bằng trên đà. *. Đối với công nhân
+ Phải trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ, mũ bảo hộ, đeo giầy và găng tay… + Vận hành máy móc theo dúng quy trình do nhà chế tạo cung cấp.
+ Tuân thủ quy trình tháo do nhà sản xuất đặt ra.
+ Đảm bảo những nguyên tắc an toàn về phòng chống cháy, nổ. *. Đối với máy móc và các trang thiết bị phục vụ trong quá trình tháo: + Được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi đem sử dụng.
+ Các thiết bị nâng, hạ và vận chuyển phải hoạt động an toàn, tin cậy. + Dụng cụ đo chính xác cao.
3.2.2. Tách đường trục ra khỏi động cơ
= > Sau khi tách đường trục có hai yếu tố cần kiểm tra: + Độ gãy khúc ϕ mm/m.
+ Độ dịch tâm δ mm.
a. Yêu cầu kỹ thuật
* Trước khi tháo
+ Phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ.
+ Vệ sinh sạch sẽ bề mặt phái ngoài của bích nối và bulông bích nối. * Trong khi tháo
+ Không làm hư hỏng bề mặt bích và bulông bích nối. + Các bulông phải được tháo theo nguyên tắc đối xứng.
* Sau khi tháo: Các bulông phải được vặn đúng đai ốc của nó, sau đó cho vào hộp bảo quản.
b. Chọn dụng cụ tháo
Clê, bú, đột, đệm đồng, thước dài, thước lá …
c. Trình tự thực hiện
Bước 1: Đánh dấu vị trí các bulông bích nối.
Bước 2: Dùng clê nới lỏng đai ốc của các bulông bích nối ra 1/2 chu vi cho toàn bộ bulông theo nguyên tắc đối xứng.
Bước 3: Gá kích thuỷ lực.
Bước 5: Lắp đúng đai ốc vào bulông và cho vào hộp bảo quản.
Hình 3.2: Tách trục
1. Tay đòn; 2. Piston;3. Cán pisto; 4, 5. Bích trục
6. Gông kích thuỷ lực;7. Bulông liên kết
Bước 6: Kiểm tra độ gãy khúc ϕ và độ dịch tâm δ giữa bích ra của động cơ và bích trục trung gian. (phương pháp đo ϕ, δ bằng thước thước thẳng và thước lá)
*. Trong mặt phẳng thẳng đứng 2 b a+ = δ mm, b D n m− = δ mm/m *. Trong mặt phẳng ngang 2 d c+ = δ mm, b D r v− = δ mm/m Hình 3.3: Đo độ gãy khúc ϕ và dịch tâm δ 1. thước thẳng; 2. Bích nối
3.2.3. Tách trục chân vịt ra khỏi trục trung gian a. Yêu cầu kỹ thuật
*. Trước khi tháo
+ Phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ.
+ Vệ sinh sạch sẽ bề mặt phái ngoài của bích nối và bulông bích nối. *. Trong quá trình tháo
+ Không làm hư hại bề mặt bích và bulông bích nối. + Các bulông phải được tháo theo nguyên tắc đối xứng.
1
* Sau khi tháo: Sau khi tháo các bulông phải được vặn đúng đai ốc của nó, cho vào hộp bảo quản.
b. Chọn dụng cụ tháo
Clê, búa, đột, thước dài, thước lá …
3.2.4. Tháo chân vịt a. Yêu cầu kỹ thuật
*. Trước khi tháo
+ Phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ tháo.
+ Vệ sinh sạch sẽ bề mặt phía ngoài chân vịt. + Xác định chiều ren đai ốc chân vịt.
*. Trong khi tháo
+ Tránh hiện tượng làm rơi, làm quăn cách chân vịt.
+ Các bulông hãm đai ốc chân vịt phải được tháo theo nguyên tắc đối xứng. *. Sau khi tháo:
+ Chân vịt và đai ốc chân vịt phải được vệ sinh sạch sẽ, được bảo quản nơi an toàn.
b. Chọn dụng cụ tháo
Kích dầu, kính ép, clê, giá đỡ…
c. Trình tự thực hiện
Bước 1: Tháo vòng chắn rác phía sau ống bao. Bước 2: Phá vỡ lớp ximăng bằng búa và đục.
Bước 3: Tháo bulông chống xoay chân vịt bằng clê. Bước 4: Tháo đai ốc chân vịt bằng dụng cụ chuyên dùng. Bước 5: Dùng kích ép để đẩy trục chân vịt ra khỏi chân vịt. Bước 6: Tháo kích ép.
Hình 3.4: Bộ gá thuỷ lực để tháo chân vịt
1. Trục chân vịt; 2. Củ chân vịt; 3. Gudông kéo; 4. Thanh ngang
5. Ống lót trục chân vịt; 6. Đai ốc đầu trục; 7. Áp kế; 8. Kích dầu
3.2.4. Tháo trục trung gian a. Yêu cầu kỹ thuật
*. Trước khi tháo
+ Phải chuẩn bị đầy đủ dụng tháo.
+ Vệ sinh sạch sẽ bề mặt ngoài của gối đỡ trục trung gian. *. Trong khi tháo
+ Các bulông trên lắp ổ đỡ phải được tháo đúng theo nguyên tắc đối xứng. + Tránh hiện tượng va đập mạnh vào gối đỡ và vào trục trung gian.
+ Phải kiểm tra khe hở làm việc của bạc trục trong khi tháo.
*. Sau khi tháo: Các bulông phải được đặt đúng vị trí, trục đặt vào nơi an toàn và được bôi dầu mỡ để bảo quản.
b. Dụng cụ tháo
Clê, búa, đột, palăng, dây kéo…
1/20 1 2 3 4 7 8 6 680 5
c. Trình tự thực hiện
Bước 1: Tháo nắp ổ đỡ trục trung gian. Bước 2: Tháo nhiệt kế kiểm tra nhiệt độ. Bước 3: Tháo thiết bị làm kín.
Bước 4: Tháo các bu lông cố định nắp trên ổ đỡ. Bước 5: Tháo nửa trên gối đỡ.
Bước 6: Dùng thước lá kiểm tra khe hở lắp ghép giữa trục trung gian và bạc trục.
Bước 7: Dùng balăng nâng trục ra khỏi ổ đỡ.
Bước 8: Kiểm tra đường kính trong của bạc: lắp nửa trên của gối đỡ lại, dùng combarater đo đường kính trong của bạc ở ba vị trí.
Bước 9: Tháo nửa trên của gối gối đỡ ra. Bước 10: Tháo bạc trục trung gian.
Hình 3.5: Tháo trục trung gian
1. Balăng; 3. Trục trung gian; 2. Dây treo; 4. Ổđỡ trục trung gian
1
2
3.2.5. Tháo trục chân vịt a. Yêu cầu kỹ thuật
*. Trước khi tháo: Phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ tháo: xích, balăng, clê… *. Trong khi tháo
+ Trục chân vịt phải được kéo ra từ từ và song song với ống bao. Tránh hiện tượng va đập, giá đỡ phải vững chắc.
+ Vòng ép tết phải được nới lỏng trước khi tháo trục.
*. Sau khi tháo: Trục phải được vệ sinh sạch sẽ và phải được bảo quản nơi an toàn.
b. Chọn dụng cụ
Clê các loại, dây cáp, balăng…
c. Trình tự thực hiện
Bước 1: Tháo cụm kín nước
Bước 2: Dùng dây cáp để treo 1 đầu trục chân vịt Bước 2: Dùng palăng để treo trục
Bước 3: Sử dụng tời kéo kéo trục về phía mũi
Bước 4: Điều chỉnh palăng sao cho trục được kéo ra luôn ở vị trí cân bằng Bước 5: Dùng cẩu để đưa trục ra buồng máy vận chuyển về phân xưởng , bôi dầu để bảo quản
3.2.5. Tháo bạc trục chân vịt 3.2.5.1. Tháo bạc sau
a. Yều cầu kỹ thuật
*. Trước khi tháo: Phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ tháo.
*. Trong khi tháo: Tránh làm biến dạng bạc trục chân vịt, làm hỏng các bulông chống xoay gối đỡ.
*. Sau khi tháo: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt bạc, các bulông phải được bảo quản trong dầu để tránh han gỉ.
b. Chọn dụng cụ tháo
Tuốc lơvít, clê, kích thuỷ lực…
c. Trình tự thực hiện
Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bạc.
Bước 2: Tháo tấm chặn và vít chống xoay ổ đỡ sau. Bước 3: Gá đồ gá chuyên dùng.
Bước 3: Lắp kích thuỷ lực liên kết với đồ gá. Bước 4: Chỉnh tâm trục gá trùng với tâm của bạc. Bước 5: Bơm dầu áp lực kích bạc từ từ.
7 6
5
Hình 3.7: Tháo ổđỡ trục chân vịt
1. Bộđồ gá;2. Ống bao; 3. Bạc; 4. bơm
5. Kích thuỷ lực; 6. Trục; 7. Thiết bị nối trục
3.2.5.2. Tháo bạc trước: Tương tự như tháo bạc sau.
3.2.6. Tháo cụm ống bao a. Yêu cầu kỹ thuật
*. Trước khi tháo:Ống bao được vệ sinh sạch sẽ bề mặt ngoài, bề mặt trong ống bao.
*. Trong khi tháo:Phải tuân thủ đúng quy trình đề ra, tránh vật cứng từ bên ngoài rơi vào ống bao làm biến dạng ống bao.
*. Sau khi tháo: Ống bao được tháo ra mà không làm ảnh hưởng đến sự biên dạng của nó trước đó.
b. Chọn dụng cụ tháo
+ Kiểm tra: Panme, thước cặp. + Đồ gá: Thiết bị kẹp chặt.
+ Dụng cụ: Máy hàn, clê, tuốc lơvít.
c. Trình tự tháo
Bước 1: Tháo toàn bộ các vít cấy giữa ông bao và củ ống bao.
Bước 2: Đưa trục cam vào trong ông bao, điều chỉnh lại mặt bích của trục vam lọt vào mặt trong của ống bao.
Bước 3: Lắp ống kim loại vào trục vam ở phái sau của ống bao, rồi lắp lại bích ngoài của trục vam lên ống lốt kim loại.
Bước 4: Dùng mỏ hàn cắt các tấm gia cường với vách vỏ tàu.
Bước 5: Vặn êcu vào, xiết đều tay cho đến khi ông bao được tháo ra.
3.3. Lập quy trình kiểm tra 3.3.1. Kiểm tra trục chân vịt