Các giải pháp thực hiện quy hoạch

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất phường đồng quang tp thái nguyên giai đoạn 2006-2010 (Trang 86 - 92)

a. Giải pháp về công tác quản lý nhà nước

- Đẩy nhanh công tác lập quy hoạch sử dụng đất của phường nhằm phân bổ đất đai hợp lý cho các mục đích sử dụng, đảm bảo hài hoà các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thu hút và kêu gọi đầu tư từ bên ngoài;

- Thực hiện nghiêm túc công tác quản lý nhà nước về đất đai theo quy hoạch và pháp luật , chấp hành các quy định của pháp luật về điều chỉnh hoặc huỷ bỏ quy hoạch ; cần tạo mọi điều kiện tốt cho nhà đầu tư , nhưng không nhượng bộ khi chấp thuận đầu tư;

- Tiến hành rà soát danh mục các công trình, phân loại cụ thể từng mục đích sử dụng đất trong kỳ kế hoạch, xác định cụ thể đối tượng đầu tư nhằm chủ động trong việc mời gọi vốn đầu tư. Trong đó, cần lưu ý đến mục tiêu thực hiện việc đầu tư theo hình thức xã hội hoá đối với những công trình mang tính chất đòn bẩy như: Công trình giao thông, Trung tâm chợ và phố chợ;

- Tăng cường việc kiểm tra tình hình thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, kiểm tra tình hình sử dụng đất công. Có biện pháp xử lý cụ thể đối với các trường hợp cố tình chậm triển khai thực hiện hoặc sử dụng đất sai mục đích khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Nghiên cứu cải tiến quy trình thực hiện thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hoá, hiệu quả cho các thủ tục: Chuyển mục đích sử dụng đất, thuê đất, giao cấp đất, thẩm định các dự án sử dụng đất;

- Tăng cường công tác điều tra cơ bản, đo đạc, lập hồ sơ địa chính, đồng thời đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ, cập nhật thông tin đầy đủ, chính lý biến động kịp thời và thường xuyên;

- Đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội; tăng cường sức hút đầu tư phát triển kinh tế, bằng những chính sách hợp lý cũng như ưu tiên đầu tư vốn cho các công trình, dự án trọng điểm;

- UBND phường tổ chức thực hiện việc công khai, tuyên truyền rộng rãi phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Thành phố, của phường Đồng Quang đã được phê duyệt;

- Phòng Tài nguyên - Môi trường và UBND phường có trách nhiệm hướng dẫn việc triển khai thực hiện quy hoạch: cung cấp thông tin có liên quan cho các chủ sử dụng đất để thực hiện quy hoạch theo đúng quy định pháp luật;

- UBND phường phối hợp UBND thành phố thực hiện nghiêm chỉnh việc quản lý đất đai theo quy hoạch: Bao gồm việc thẩm định dự án, xét duyệt dự án, thu hồi đất và giao đất phải theo đúng quy hoạch;

- Kiến nghị bổ sung và điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của phường theo quy định của pháp luật;

- Cán bộ chuyên môn ngành địa chính cần được đào tạo, tập huấn qua các lớp về chuyên môn nghiệp vụ, để thực hiện tốt các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai;

- Tuyên truyền giáo dục toàn thể nhân dân và các tổ chức sử dụng đất thấy được tầm quan trọng của công tác quản lý Nhà nước về đất đai, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đề xuất khung giá đền bù phù hợp so với thực trạng phát triển nền kinh tế của địa phương nói riêng và đất nước nói chung;

- Phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Đất đai; - Tăng cường quản lý việc thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư trên địa bàn, thường xuyên kiểm tra giám sát hoạt động bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhằm góp phần bảo vệ môi trường sinh thái;

- Ứng dụng công nghệ thông tin địa lý (GIS) để theo dõi cập nhật, quản lý các biến động về đất đai nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý.

b. Giải pháp về vốn đầu tư.

- Trước hết đề nghị Thành phố đầu tư ngân sách cho phát triển đô thị, nhất là ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội hướng đến một đô thị văn minh, hiện đại. Đặc biệt thu hút nguồn vốn ngoài ngân sách vào đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

- Ngoài nguồn vốn từ ngân sách, tuyên truyền vận động nhân dân hiến đất để xây dựng các công trình dự án phục vụ cho mục đích công công, dân sinh: Giáo dục, y tế, giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng…trên cơ sở phát huy truyền thống, tích cực của quần chúng nhân dân. Đồng thời, phải có biện pháp ưu đãi thiết thực đối với nhân dân khi hiến đất ; có kế hoạch bố trí vốn từ ngân sách Nhà nước để chỉnh lý biến động đất đai, đăng ký và cấp giấy chứng nhận... Huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển thông qua chính sách khuyến khích đầu tư. Mở rộng hình thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô nhà, phục vụ dân sinh trong phát triển đô thị, nhất là các tuyến ngõ, ngách trong các khu dân cư.

- Phường cần huy động nguồn vốn tư nhân và nguồn vốn trong nước và nước ngoài đầu tư trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Nguồn vốn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngân sách tuy nhá nhưng có vị trí quan trọng trong phát triển cơ sở hạ tầng, làm tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội. Một số giải pháp tập trung sau:

- Thực hiện tốt công tác thu, chi tài chính về đất đai: Các nguồn thu bao gồm từ việc giao đất có thu tiền sử dụng đất (đấu giá quyền sử dụng đất), cho thuê đất, chuyển đổi, chuyển nhượng, chuyển Mục đích sử dụng đất,... Các khoản chi về đền bù thu hồi đất,.... theo quy định của pháp Luật hiện hành.

c. Giải pháp khắc phục, những kinh nghiệm về sử dụng đất

- Để sử dụng đất có hiệu quả hơn, trong những năm tới, địa phương cần thực hiện một số biện pháp nhằm giải quyết những tồn tại trong sử dụng đất như sau:

- Tổ chức tuyên truyền thường xuyên việc triển khai thực hiện Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Thăm dò ý kiến của người dân để công tác quy hoạch, kế hoạch phù hợp với nhu cầu của người dân, giúp đẩy nhanh tiến độ thực hiện đồng thời quy hoạch, kế hoạch có hiệu quả cao hơn.

- Tuyên truyền, giáo dục ý thức người dân trong mỗi kì quy hoạch; tăng các biện pháp khống chế, phạt tiền theo quy định với các trường hợp cố tình vi phạm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nâng cao năng lực, trình độ và thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức. Phát huy tính dân chủ và sức mạnh toàn dân. Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư. Tăng cường giám sát của cộng đồng đối với thực hiện Quy hoạch. Nhanh chóng đào tạo cán bộ quản lý trong các cơ quan nhà nước, đào tạo đội ngũ các chuyên gia tư vấn chính sách và chuyên gia kinh tế, kỹ sư, công nhân kỹ thuật và các nhà doanh nghiệp giỏi, xây dựng các chế độ, chính sách và các ưu đãi khác để thu hút nhân tài. Đồng thời nâng cao trình độ học vấn, trình độ dân trí và mở rộng đào tạo nghề cho người lao động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Tình hình quản lý, thực hiện quy hoạch phường Đồng Quang – TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2006-2010 đó có nhiều điểm tiến bộ so với giai đoạn quy hoạch trước.

Về công tác quy hoạch sử dụng đất được thực hiện đầy đủ các bước từ điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đến dự báo nhu cầu sử dụng đất, có xem xét định hướng chung của tỉnh và thành phố nên không bị chồng chéo trong việc xác định đất đai cho các mục đích sử dụng. Quy hoạch cũng đã đảm bảo được các nguyên tắc, chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội.

Về kế hoạch sử dụng đất hàng năm, phường đã thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nội dung từ công tác lập đến triển khai thực hiện. Cơ cấu diện tích đất chuyển đổi theo hướng tăng diện tích đất phi nông nghiệp, cụ thể là đất kinh doanh sản xuất phi nông nghiệp, đất cơ sở dịch vụ về xã hội đã được bổ sung và được thực hiện phù hợp với nhu cầu nguyện vọng của người dân.

Tuy nhiên, qua phân tích số liệu cho thấy trong quá trình thực hiện công tác quản lý vẫn còn có những bất cập, khó khăn, đòi hỏi phải có giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả cho giai đoạn tới.

5.2. Đề nghị

Để thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trong thời gian tới UBND phường Đồng Quang cũng như UBND TP. Thái Nguyên cần có những giải pháp cụ thể.

Đề nghị UBND thành phố Thái Nguyên, UBND phường Đồng Quang xem xét những nguyên nhân thực trạng tồn tại và những giải pháp đã đề xuất để công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung, công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch nói riêng được thực hiện đồng bộ, đem lại hiệu quả hơn trong giai đoạn quy hoạch tới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ tài nguyên và môi trường (2004), Thông tư số 30/2004/TT- BTNMT về hướng dẫn lập, điều chỉnh và lập quy hoạch sử dụng đất, NXB Hà Nội 2. Bộ tài nguyên và môi trường (2005), Quyết định số 04/2005/QĐ-

BTNMT về ban hành xây dựng quy hoạch, kế hoạch sữ dụng đất 2005, NXB Hà Nội.

3. Bộ tài nguyên và môi trường (2005), Báo cáo công tác quy hoạch , kế hoạch sữ dụng đất , NXB Hà Nội.

4. Chính phủ (1993), Luật đất đai năm (1993) Luật sửa đổi môt số điều của luật đất đai, các văn bản dưới luật có liên quan đến đất đai.

5. Chính phủ (2003), Luật đất đai (2003) (Được quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP về thi hành luật đất đai 2003, NXB Hà Nội.

6. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(1992), NXB chính trị quốc gia Hà Nội.

7. HĐND TP.Thái Nguyên (2007), Nghị quyết số 36/HĐND-VP V/v: Thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết 18 phường thuộc thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020.

8. Nguyễn Đình Bồng (2007), Quy hoạch sử dụng đất ở nước ta trong giai đoạn hiện nay – thực trạng và giải pháp. Báo cáo tại hội thảo về quy hoạch sử dụng đất do hội khoa học đất và viện nghiên cứu địa chính – Bộ Tài Nguyên và Môi Trường chủ trì, tổ chức ngày 24/8/2007 tại viện nghiên cứu địa chính Hà Nội.

9. Nguyễn Quang Học (2002), những vấn đề và phương pháp luận trong quản lý sử dụng đất bền vững theo quy định sử dụng đất ở miền núi phái bắc (số 9/2000).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

10. Nguyễn Minh Tâm (2010), Quy hoạch phát triển và xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư nông thôn, NXB Xây dựng.

11. Nguyễn Đức Minh (2005), Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai với thị trường bất động sản.

12. Nghị quyết số 01/1997/QH9 Quốc hội khóa 9, kỳ họp thứ 11 thông qua kế hoạch sử dụng đất đai cả nước trong thời hạn 5 năm từ 1996 đến 2000 13. Thông tư 19/2009/TT-BTNMT Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và

thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

14. Thông tư số 30/2004/T T-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

15. Tô Cẩm Tú, (1997), Một số phương pháp tối ưu hoá trong kinh tế, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

16. Tổng cục địa chính (2011), Báo cáo định hướng các chính sách khai thác sử dụng quỹ đất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

17. Tổng cục địa chính (2011), Báo cáo định hướng các chính sách khai thác sử dụng quỹ đất tổng cục địa chính.

18. UBND Phường Đồng Quang (2010), Báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất 2010 và định hướng 2020 của phường Đồng Quang – TP Thái Nguyên.

19. UBND Phường Đồng Quang (2010), Báo cáo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm giai đoạn 2006-2010 của phường Đồng Quang.

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất phường đồng quang tp thái nguyên giai đoạn 2006-2010 (Trang 86 - 92)