Tình hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng của TP thái nguyên

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất phường đồng quang tp thái nguyên giai đoạn 2006-2010 (Trang 37 - 92)

Thành phố Thái Nguyên đã lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai thời kỳ 2000 – 2010 và được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt tại Quyết định số: 129/QĐ-UB ngày 15/01/2002. Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện theo Luật Đất đai năm 1993 trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của 06 loại đất trên từng đơn vị phường, xã (không phân chia cụ thể cho từng năm). UBND thành phố chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường tổ chức triển khai và thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết cho 26 phường, xã trên địa bàn thành phố.

Trên cơ sở kết quả việc lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết 26 xã, phường thuộc thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006- 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được xét duyệt. UBND thành phố đã giao cho UBND các phường, xã tổ chức công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn các phường, xã. Giao cho phòng Tài nguyên và Môi trường kiểm tra rà soát và đối chiếu giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, đảm bảo tính thống nhất giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các phường, xã với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố. Cụ thể:

- Công tác giao đất, thuê đất cho các tổ chức của các dự án trên địa bàn thành phố đã thực hiện theo đúng quy định trình tự. Tuy nhiên công tác thanh tra, kiểm tra các đơn vị được giao đất, thuê đất của các dự án chưa được thường xuyên liên tục chính vì vậy chưa nắm được diện tích đất sử dụng đúng mục đích, sai mục đích trong tổng số diện tích đất đã giao, thuê cho các dự án và đồng thời chưa đánh giá chính xác được hiệu quả sử dụng đất sau khi giao đất, thuê đất.

- Các khu tái định cư đã được giao đất cho các đối tượng có đất bị thu hồi phải di chuyển để thực hiện các dự án trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

làm nhà ở đảm bảo ổn định cuộc sống cho người có đất bị thu hồi, hiện nay các khu tái định cư trên địa bàn thành phố về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu, nhưng về cơ sở hạ tầng chưa đầy đủ như, điện, nước ...

Việc phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp nói chung và đất trồng lúa nước nói riêng của cấp huyện đến từng xã, phường trên địa bàn thành phố:

- Việc phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp dựa trên các yếu tố về nhu cầu sử dụng đất trên từng địa bàn các phường, xã cụ thể, đảm bảo tính khoa học và thống nhất giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện. Việc phân bổ chỉ tiêu quy hoạch phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương tạo điều kiện cho việc sử dụng đất hợp lý có hiệu quả.

- Việc thực hiện tiết kiệm đất trong sử dụng đất nông nghiệp và hạn chế sử dụng đất trồng lúa nước trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Chỉ thị số 05/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Đến năm 2010, diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên toàn địa bàn thành phố giảm 1232,03 ha, trong đó đất chuyên trồng lúa nước giảm 536,13 ha. Việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đặc biệt là đất chuyên trồng lúa nước để xây dựng các khu dân cư, cụm công nghiệp và các dự án trên địa bàn thành phố được thực hiện theo quy hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư, các khu dân cư quy hoạch trên địa bàn thành phố, một phần diện tích đất nông nghiệp cũng đã bị ảnh hưởng, giảm năng xuất canh tác hoặc không thể tiếp tục canh tác sản xuất, cụ thể:

Tính đến tháng 5/2008, trên toàn địa bàn thành phố có:

+ Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị bỏ hoang không sử dụng: 2,33 ha. + Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị giảm năng suất, bỏ vụ: 6,68 ha

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Diện tích đất sản xuất nông nghiệp phải chuyển mục đích sử dụng: 2,72 ha.

Diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang hoặc giảm năng suất sản xuất chủ yếu là phần diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi nhưng không thực hiện hết tại các dự án xây dựng các tuyến đường giao thông như đường tránh Quốc lộ 3 - Tuyến tránh thành phố TN; Các dự án được giao đất cho thuê đất trên địa bàn TP ) hoặc bị giảm năng suất do hệ thống kênh mương tưới tiêu không đảm bảo do phải điều chỉnh quy hoạch theo các dự án được phê duyệt...

Ngoài ra, hàng năm UBND thành phố Thái Nguyên xây dựng kế hoạch, điều chỉnh bổ sung kế hoạch sử dụng đất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng các loại đất hàng năm cho hoạt động phát triển kinh kế xã hội của thành phố.Ngày 19 tháng 6 năm 2007, UBND thành phố đó có Chỉ thị số 07/CT-UBND về tăng cường quản lý, sử dụng đất của các quy hoạch và dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, chỉ đạo các phòng ban chuyên môn với chức năng của từng đơn vị kiểm tra, rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy định hướng dẫn cụ thể về quản lý đất đai, phù hợp với từng địa phương, từng đơn vị trong địa bàn thành phố. Kết quả kiểm tra cho thấy về cơ bản các dự án được giao đất, thuê đất đúng quy hoạch được duyệt, đúng diện tích, đúng đối tượng và đúng các quy định của nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những cơ quan, đơn vị, tổ chức chưa thực hiện quy hoạch, chậm triển khai (quy hoạch “treo”), một số dự án đã triển khai thu hồi, bồi thường GPMB nhưng chậm tiến độ so với phương án được duyệt (giải toả "treo"), một số các dự án đầu tư chậm thực hiện so với tiến độ được duyệt (dự án "treo"), như: Dự án (300ha) của Đại học Thái Nguyên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2000 đến năm 2007 mới thực hiện được một phần quy hoạch, còn lại chưa thực hiện, nên ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, xã hội của các hộ dân nằm trong vùng quy hoạch của Đại học Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, thực hiện quy hoạch vẫn còn có những vướng mắc, bất cập:

- Công tác lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 2003 giai đoạn 2006 – 2010 thành phố Thái Nguyên chưa thực hiện được, do vậy việc so sánh, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa sát với các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xét duyệt.

- Một số dự án đã được phê duyệt nhưng chậm triển khai thực hiện; Khi thực hiện thì vướng mắc về công tác GPMB.

Nguyên nhân:

- Công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đòi hỏi phải có sự đồng bộ giữa các ngành các cấp và UBND các phường, xã trong quá trình tổ chức thực hiện. UBND thành phố đã chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường, các phòng, ban, ngành của thành phố phối kết hợp tổ chức thực hiện tốt các nội dung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm, như: công bố chủ trương quy hoạch khi thực hiện các dự án trên địa bàn các phường, xã...

- Nguồn vốn đầu tư cho các dự án còn hạn hẹp hoặc chưa đáp ứng được nguồn vốn đầu tư, ví dụ: KDC phường Thịnh Đán, Hồ điều hoà Xương Rồng, quy hoạch Đại học Thái Nguyên,..Đối với một số dự án việc xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết còn chưa sát với thực tế về nhu cầu sử dụng đất của tổ chức, đơn vị, hộ gia đình cá nhân nên thường xuyên phải bổ sung kế hoạch sử dụng đất.

Hướng khắc phục: Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết 26 đơn vị phường, xã đúng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết được duyệt. Khi phê duyệt dự án đầu tư cần xác định rõ khả năng về vốn và năng lực đầu tư của dự án. Đối với các dự án lớn, chủ dự án cần có kế hoạch tổ chức thực hiện trong từng giai đoạn cụ thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

PHẦN 3

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phường Đồng Quang – TP Thái Nguyên giai đoạn 2006 – 2010.

- Phạm vi địa giới hành chính phường Đồng Quang – TP Thái Nguyên.

3.2. Nội dung nghiên cứu

- Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của phường Đồng Quang – TP Thái Nguyên; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Điều tra, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai, tình hình sử dụng đất của người dân trên địa bàn phường;

- Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của phường Đồng Quang – TP Thái Nguyên giai đoạn 2006-2010; tìm ra những tồn tại, hạn chế;

- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả cho công tác tập, quản lý, thực hiện QHSDĐ, KHSDĐ trong giai đoạn 2011-2015 của phường Đồng Quang – TP Thái Nguyên.

3.2.1. Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

- Vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước. - Hiện trạng dân số, mức sống của người dân trên địa bàn. - Tình hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006 – 2010.

- Đánh giá các chỉ tiêu kinh tế - xã hội tác động đến sử dụng đất phường Đồng Quang – TP Thái Nguyên giai đoạn 2006 – 2010.

+ Các chỉ tiêu giáo dục;

+ Các chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội (Các công trình công cộng, công trình phúc lợi) trên địa bàn phường;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Các chỉ tiêu phát triển nông nghiệp; + Các chỉ tiêu phát triển công nghiệp;

+ Tình hình phát triển ngành dịch vụ (cơ cấu, hiện trạng).

3.2.2. Đánh giá tình hình quản lý và biến động

- Đánh giá tình hình quản lý đất đai phường Đồng Quang – TP Thái Nguyên giai đoạn 2006 – 2010;

- Đánh giá tình hình sử dụng đất đai của người dân trên địa bàn phường Đồng Quang – TP Thái Nguyên giai đoạn 2006 – 2010;

- Đánh giá biến động sử dụng đất phường Đồng Quang – TP Thái Nguyên giai đoạn 2006 – 2010.

3.2.3. Đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 – 2010 phường Đồng Quang – TP Thái Nguyên đoạn 2006 – 2010 phường Đồng Quang – TP Thái Nguyên

- Đánh giá công tác lập QHSDĐ, KHSDĐ phường Đồng Quang –TP Thái Nguyên.

- Đánh giá tình hình quản lý (tiến độ, chất lượng) phương án quy hoạch sử dụng đất phường Đồng Quang – TP Thái Nguyên giai đoạn 2006 – 2010.

- Đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất trong phương án kế hoạch sử dụng đất của phường Đồng Quang – TP Thái Nguyên giai đoạn 2006 – 2010.

- Đánh giá nhu cầu sử dụng đất của người dân cho giai đoạn 2011-2015

3.2.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao tính khả thi thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất

- Nhóm giải pháp về chính sách.

- Nhóm giải pháp về kinh tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.3.1.Phương pháp thu thập số liệu

* Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:

Điều tra, thu thập các số liệu, tài liệu, bản đồ có liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất và các tài liệu, số liệu khác có liên quan đến đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất phường Đồng Quang –TP. Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên từ các cơ quan như: Phòng Tài Nguyên – Môi trường TP. Thái Nguyên, Trung tâm kỹ thuật Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên…

* Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:

- Điều tra, phỏng vấn các nhóm người dân: + Nhóm 1: Nhóm người thất nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Nhóm 2: Nhóm người dân sản xuất phi nông nghiệp + Nhóm 3: Nhóm người dân sản xuất nông nghiệp

- Phỏng vấn những người có trách nhiệm về quản lý quy hoạch, giám sát quy hoạch, triển khai thực hiện quy hoạch ở địa phương. Qua đó tìm hiểu những mặt được và chưa được cũng như những nguyên nhân, giải pháp khắc phục cho những tồn tại công tác triển khai thực hiện quy hoạch.

* Phương pháp chuyên gia

Tranh thủ tham vấn ý kiến của những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực lập quy hoạch, quản lý quy hoạch và giám sát quy hoạch để trao đổi về cách nhìn nhận, đánh giá cũng như những gợi ý đề xuất về giải pháp.

3.3.2. Phương pháp tổng hợp, xử lí, đánh giá và phân tích số liệu

* Phương pháp thống kê và phân tích số liệu:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thống kê diện tích, công trình, dự án đã thực hiện theo quy hoạch, hoặc chưa thực hiện theo quy hoạch; tổng hợp phân tích các yếu tố tác động đến kết quả triển khai thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất.

* Phương pháp minh họa bằng biểu, bản đồ:

Thực trạng sử dụng đất và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất sẽ được trình bày dưới dạng những biểu đồ và bản đồ minh họa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

PHẦN 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của phƣờng Đồng Quang – TP Thái Nguyên

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Phường Đồng Quang ở trung tâm của thành phố Thái Nguyên. Ranh giới hành chính của phường được xác định như sau:

- Phía Đông giáp phường Phan Đình Phùng và phường Gia Sàng - Phía Bắc giáp phường Quang Trung và phường Hoàng Văn Thụ - Phía Tây giáp phường Quang Trung và phường Tân Thịnh - Phía Nam giáp phường Tân Lập và phường Tân Thịnh

Địa bàn được chia thành 18 tổ dân phố, trên địa bàn phường có các tuyến đường giao thông quan trọng của thành phố như: Đường Hoàng Văn Thụ, Lương Ngọc Quyến, đường Thống Nhất, Quang Trung... và tuyến đường sắt Quốc gia. Đây là những lợi thế về vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng giao thông để đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của phường trong thời gian tới.

4.1.1.2. Địa hình địa mạo

Địa hình: Phường Đồng Quang nằm trong vùng địa hình tương đối bằng phẳng của thành phố Thái Nguyên và thấp dần theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Điều kiện thoát nước tương đối thuận lợi.

Địa chất công trình: Đất đai của phường được hình thành trên nền địa chất ổn định, kết cấu đất tốt. Tuy chưa có tài liệu nghiên cứu địa chất công trình, nhưng qua những công trình đã được xây dựng, có thể đánh giá địa chất công trình của phường thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà cao tầng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất phường đồng quang tp thái nguyên giai đoạn 2006-2010 (Trang 37 - 92)