CÁC SAO BIẾN QUANG 1 Sao biến quang do

Một phần của tài liệu Giáo trình thiên văn học (Trang 109 - 110)

1. Sao biến quang do che khuất.

Chúng thường là các hệ

sao kép (Double - stars) hay sao

đơi (Binary - stars). Độ sáng của từng sao khơng thay đổi, nhưng trong quá trình chuyển động quanh khối tâm chung chúng cĩ lúc che khuất nhau, dẫn đến quang thơng tổng cộng đến trái

đất (và do đĩ là cấp sao) biến thiên tuần hồn. Tiêu biểu là sao Angon trong chịm Thiên vương (Cepheus).

Hình 99. Sao biến quang do che khuất

2. Sao biến quang co nở. (Variable - Stars)

Sao này cĩ độ sáng (cấp sao) thực sự biến đổi một cách tuần hồn do sự vận động vật chất của sao tạo nên: Các lớp vỏ của sao co nở như một con lắc cầu khổng lồ, làm cho cấp sao biến thiên tuần hồn. Các sao này thường nằm giữa giải chính và dải sao kềnh trên biểu

đồ H - R. Càng gần dải sao kềnh chúng cĩ chu kỳ co nở càng lớn. Tức là khối lượng riêng càng nhỏ, chu kỳ co nở càng lớn. Người ta đã xây dựng được lý thuyết mơ tả sự co nở này, nhưng chưa hiểu rõ được nguyên nhân của nĩ.

3. Sao biến quang đột biến - Sao mới và sao siêu mới (Novae - Supernovae).

Cĩ những sao bình thường chỉ cĩ thể nhìn thấy qua kính thiên văn cực mạnh bỗng bùng sáng lên một cách đột ngột. Độ sáng cĩ thể tăng lên hàng chục vạn lần (sao mới) hoặc cỡ

triệu lần rồi lại tắt đi. Đĩ là các sao mới và sao siêu mới.

a) Sao mới (Novae).

Sao mới thực ra khơng phải là sao mới sinh ra, mà là các sao đã già (ta sẽ hiểu rõ hơn khi học đến quá trình tiến hĩa của sao). Khi một sao trong hệ sao đơi trở thành sao lùn trắng cịn sao kia vẫn ở giai đoạn bình thường thì sao lùn trắng cĩ thể hút vật chất của sao thường (vì mật độ vật chất của lùn trắng rất lớn, nên lực hút rất mạnh). Vật chất của sao thường phần lớn là Hydrơ chưa bịđốt. Khi bề mặt sao lùn trắng tích lũy được lượng Hydro ở mức một phần vạn khối lượng mặt trời, mật độ và nhiệt độ ởđây đủđể xảy ra phản ứng tổng hợp Hydrơ thành Heli. Vụ bộc phát được châm ngịi như vậy làm cho sao lùn trắng sáng

bùng lên một cách đột ngột gọi là bộc phát sao mới. Trong Ngân hà 1 năm cĩ thể cĩ 50 vụ

bộc phát sao mới.

b) Sao siêu mới (Supernovae).

Sự bộc phát sao siêu mới diễn ra mãnh liệt hơn sao mới rất nhiều. Nĩ để lại tàn dư

trong vũ trụ cùng với nhiều bức xạ Synchrotron mà ta cịn cĩ thể quan sát được hàng ngàn năm sau. Nổi tiếng là vụ sao Khách, tức sao lạ theo thiên văn Trung Quốc cổ - là vụ nổ sao siêu mới ở chịm sao Kim ngưu (Taurus) tạo nên tinh Vân cua (Crab) năm 1054. Hay gần

đây, 1987, vụ nổ trong thiên hà đại tinh vân Magellan.

Sao siêu mới cĩ 2 loại I, II với các đặc tính khác nhau. Ta sẽ hiểu rõ vai trị sao siêu mới trong sự tiến hĩa của các sao, đặc biệt hiểu được cơ chế tạo thành các nguyên tố nặng và cả sự tạo thành một loại sao đặc biệt: Sao Nơtron.

Hình 100 Bảng 8. Các loại sao siêu mới Loại I Loại II Nguồn Quang phổ Độ sáng Địa điểm Tốc độ nổ Bức xạ vơ tuyến

Lùn trắng trong sao đơi khơng cĩ vạch Hydro sáng hơn loại II 1,5 cấp Trong tất cả các loại thiên hà 10000 km/s khơng cĩ Sao nặng, trẻ Cĩ vạch Hydro Chỉ cĩ trong thiên hà xoắn ốc. 5000km/s cĩ

Một phần của tài liệu Giáo trình thiên văn học (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)