Volt kế điện từ

Một phần của tài liệu giáo trình kỹ thuật đo - dương hữu phước (Trang 48 - 49)

V ) Nếu I = I tải thì phép đo chính xác nhất

1. Volt kế điện từ

Cơ cấu đo điện từ mặc dù độ chính xác không cao nhưng giá thành hạ nên được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp . Do yêu cầu điện trở nội của cơ cấu đo phải lớn nên số lượng vòng dây quấn trên cuộn tĩnh rất lớn từ 1000 đến 6000 vòng với cỡ dây nhỏ ( do dòng điện qua cuộn dây này nhỏ )

Để mở rộng thang đo cho cơ cấu đo , ta sử dụng điện trở shunt ( giống như đo điện áp một chiều )

Khi đo điện áp xoay chiều ở tần số cao sẽ xuất hiện sai số do tần số . Để khắc phục hiện tựong này , ta gắn các tụ điện song song với điện từ các điện trở shunt như hình vẽ

Riêng đối với điện áp lớn hơn 600 V ta có thể sử dụng biến áp đo lường TU ( VT ) kết hợp với cơ cấu đo . Ta dùng biến áp đo lường để chuyển đổi điện áp cao thành điện áp thấp . Việc sử dụng biến áp đo lường TU có ưu điểm là đảm bảo an toàn trong quá trình đo và tạo ra điện áp phù hợp với điện áp cơ cấu đo

Nguyên lý hoạt động của biến áp đo lường TU ( VT ) giống như biến dòng TI ( CT )

KU = U U1 2 = W1 W2 ≈≈≈≈ I2 I1 Hay U1 = KU . U2

Khi biết giá trị U2 , ta sẽ xác định được giá trị thực của điện áp cần đo ( KU được ghi trên biến áp đo lường )

Ví dụ R1 R2 R3 U V R1 R2 R3 U V R1 R2 R3 U V C1 C2 C3

Xác định điện áp của nguồn điện cấp cho phụ tải , biết rằng điện áp hiển thị trên cơ cấu đo là 50V và tỷ số biến áp đo lường là KU = 100

Giải

Ta có U1 = KU . U2 = 100 . 50 = 5000 V

Như vậy điện áp nguồn cung cấp cho phụ tải có giá trị là 5000V

Một phần của tài liệu giáo trình kỹ thuật đo - dương hữu phước (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)