Nếu không có sự cảm nhận của khách hàng và công chúng thì liệu thươnghiệu có giá trị.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi môn Quản trị Marketing (Trang 40 - 41)

Câu 48: Nêu các yếu tố của thương hiệu (brand element)?

Tên hiệu: tên hiệu là phần đọc được của hiệu hàng. Yêu cầu của một tên hiệu là phải gợi được công thức

sản phẩm, gợi lên được chất lượng sản phẩm, dễ đọc, dễ nhớ, độc đáo và tránh các nghĩa xấu ở các ngôn ngữ khác nhau.

Nó thường là yếu tố được khách hàng và công chúng nhớ đến đầu tiên ví dụ như Honda, Samsung, Toyota, Trung nguyên, Mai linh... Philip Kotler nhấn mạnh ý nghĩa của việc đặt tên cho thương hiệu. Tên hiệu và tên gọi mà khách hàng và công chúng thường gọi không phải lúc nào cũng trùng nhau. Trong lĩnh vực thức ăn gia súc tại thị trường Việt Nam là một ví dụ. Người nông dân thường gọi thức ăn gia súc Cargill là “cám Mỹ”…

Logo: Logo là một mẫu thiết kế đặc biệt theo dạng đồ hoạ và cách điệu hoặc theo dạng chữ viết để thể hiện

hình ảnh của công ty. Các yêu cầu khi thiết kế logo là Phù hợp về mặt văn hoá, Biểu trưng cho tổ chức, Thông tin bằng trực giác, Có thể bảo hộ được, Cân bằng về màu sắc, Nhịp điệu và tỉ lệ, Ấn tượng, Đơn giản và Tương sinh về mặt phong thuỷ, cân bằng âm dương.

Biểu tượng: ngoài logo, công ty có thể chọn lựa một biểu tưởng cho mình. Gồm có Biểu tượng hữu hình

(màu sắc hoặc kiểu chữ, logo…), Biểu tượng ẩn dụ (Redbull), Kế thừa (nước mắm Phú quốc). Trong nhiều trường hợp các công ty có thể đồng nhất giữa biểu tượng và logo.

Slogan: Các yêu cầu đối với một slogan là dễ nhớ, Gợi lợi ích, Khác biệt, độc đáo, Khó bắt chước và

Truyền tải giá trị hoặc triết lý kinh doanh. Ví dụ như: Mobifone “mọi lúc mọi nơi”; Vinafone “cuộc sống đích thực”; Bitis “nâng nui bàn chân việt”; Number one “hãy là number one”; “suzuki là sành điệu”. Khẩu hiệu là thành phần rất quan trọng của thương hiệu và có thể được thay đổi cho phù hợp với chiến lược hoặc định vị hoặc triết lý của công ty theo thời gian thí dụ như cocacola đã thay đổi khẩu hiện hàng trăm lần qua các thời kỳ (1886 Drink Coca-Cola; 1936: Every day is election day for Coca-Cola; 2001: Life is Good).

Nhạc hiệu: là tập hợp các nốt nhạc, có thể kèm theo lời để thành bài hát mà một công ty/tổ chức sử dụng

làm tín hiệu âm thanh trong các hoạt động truyền thông thương hiệu của công ty hoặc sản phẩm. Thí dụ như sữa izzi. Bằng con đườmng âm nhạc, khách hàng và công chúng rất dễ nhớ tới thương hiệu.

Tên miền internet: trong thời đại công nghệ thông tin và tinternet phát triển thì vai trò của e-marketing

ngày càng quan trọng. Tiếp thị điện tử (e-marketing) là cách thức tiếp thị vận dụng các tính năng của Internet nhằm mục đích cuối cùng là phân phối được sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ đến thị trường tiêu thụ. Hiệu quả cao, tốc độ nhanh là những đặc trưng chính của e-marketing. Tuy nhiên, tiếp thị điện tử gặp khó khăn ở vấn đề cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của thị trường mục tiêu (số lượng người sử dụng internet, mức độ sử dụng, tốc độ truy cập mạng,...). Nếu cơ sở hạ tầng còn yếu kém thì người tiêu thụ không có nhiều cơ hội tiếp cận với mạng Internet, tìm thông tin trên Net, mua hàng trực tuyến, tham gia đấu giá trên mạng, ....

Danh tiếng (từ hình ảnh cty): danh tiếng là thứ yếu tố thương hiệu vô hình cực kỳ quan trọng của doanh

nghiệp nhưng nó cũng khó kiểm soát nhất. Danh tiếng không tự nhiên mà có, doanh nghiệp phải tạo dựng và gìn giữ mỗi ngày.

Các yếu tố ảnh hưởng tới hình ảnh công ty:

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi môn Quản trị Marketing (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w