Các đề xuất, kiến nghị với các vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu phòng ngừa rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thuốc thú y từ thị trường thái lan của công ty cổ phần thú y xanh việt nam (Trang 32 - 49)

3.2.1 Đề xuất kiến nghị đối với doanh nghiệp

Hiệu quả của của hợp đồng cũng như hiệu quả của quy trình thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ khâu nghiên cứu thị trường, tìm đối tác và soạn thảo hợp đồng. Do đó để nâng cao hiểu quả của việc thực hiện hợp đồng cũng như ngăn ngừa rủi ro tổn thất, công ty cần chú trọng giải quyết các khâu sau:

3.2.1.1 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, tìm hiểu đối tác Để đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường và điều tra đối tác, công ty càn phải xây dựng cho mình một phương pháp nghien cứu hợp lý, hiệu quả. Hiện nay có hai phương pháp phổ biến đó là: nghiên cứu tại hiện trường và

nghiên cứu tại địa bàn. Tại các công ty hiện nay đã đa phần áp dụng cả hai phương pháp này. Phương pháp nghiên cứu tại hiện trường mang lại những thông tin mới, đảm bảo dộ chính xác nhưng tốn khá nhiều chi phí nên không được áp dụng thường xuyên. Phương pháp nghiên cứu tại địa bàn tuy ít tốn kém hơn nhưng những thông tin thu thập được thiếu tính cập nhật và độ tin cậy không cao. Để thu được két quả cao, các công ty cần áp dụng cả hai phương pháp trên: vừa cử người đến điều tra tại hiện trường, nâng cao khả năng phân tích thông tin, chủ động liên kết với chính phủ hoặc các doanh nghiệp khác nghiên cứu thực tế…

Sau khi lựa chọn được phương pháp nghiên cứu, công ty cần chú trọng đến công tác thu thập và xử lý thông tin. Công ty cần lập ra một bộ phận riêng có chuyên môn về nghiên cứu thị trường, điều tra đối tác. Không chỉ có chức năng thu thập thông tin, bộ phận này còn phải tiến hành phân tích, xử lý thông tin, đưa ra những dự báo chính xác, kịp thời về giá cả thị trường, đối tác… Bên cạnh đó, công ty nên tham khảo thông tin từ các công ty tư vấn. công ty nghiên cứu để thu thập thông tin nhằm tăng cường khả năng cho hợp đồng nhập khẩu.

3.2.1.2 Nâng cao kỹ thuật đàm phán, ký kết hợp đồng

Doanh nghiệp cần chú trọng đến các điều ước, bộ luật quốc tế có ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng của mình cũng như của phía đối tác để ký kết hợp đồng cho phù hợp.

Bên cạnh đó kỹ năng soạn thảo hợp đồng cũng rất quan trọng. Doanh nghiệp cần phải:

- Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ làm công tác soạn thảo hợp đồng. Hiện nay hầu hết các hợp đồng xuất khảu đều được soạn thảo bằng Tiếng Anh, trong hợp đồng cũng luôn có quy định các văn bản kèm theo hợp đồng cũng được thể hiện bằng Tiếng Anh. Riêng với các đối tác Thái Lan thì ngoài bản hợp đồng bằng Tiếng Anh luôn phải kèm theo một bản hợp đồng

- Nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên. Đặt yêu

cầu mỗi nhân viên phải có kiến thức về nghiệp vụ thương mại quốc tế, về pháp luật, về tin học…

Khi soạn thảo hợp đồng phải chú ý cả về nội dung lẫn hình thức. Nội dung thì phải đầy đủ, chặt chẽ, sử dụng từ ngữ dễ hiểu, không mập mờ, tránh mọi sơ hở có thể xảy ra. Trong mọi trường hợp vẫn phải giữ đầy đủ mọi điều khoản, tránh trường hợp là đối tác lâu năm mà bỏ qua một số điều khoản. Khi soạn thảo các điều khoản trong hợp đồng cần chú ý đến các điểm sau:

- Điều khoản tên hàng: Phải ghi tên hàng rõ ràng, cụ thể, ghi rõ đặc điểm phẩm chất, đặc điểm tỷ lệ của mặt hàng…

- Điều khoản về chất lượng: Đây là điều khoản rất dễ xảy ra tranh chấp vị hàng thủy sản phải được bảo quản rất cẩn thận, kỹ càng nghiêm ngặt, khi vận chuyển lại rất dễ xảy ra sai sót, làm hàng hóa bị hỏng. Doanh nghiệp cầ hết sức lưu ý đến vấn đề này.

- Điều khoản về số lượng hàng hóa: Khi soạn thảo hợp đồng cần ghi rõ đơn vị đo lường, nguyên tắc quy định số lượng, hệ thống đo lường. Bên cạnh đó còn phải quy định rõ người quyết định dung sai cho hàng hóa. Ngoài ra còn quy định rõ hệ thống đo lường để tránh sự hiểu lầm về ý nghĩa của các đơn vị đo lường do sự khác biệt về tập quán thương mại giữa các quốc gia.

- Điều khoản giao hàng: Quy định rõ thời gian giao hàng cụ thể, địa điểm giao hàng. Nếu trong hợp đồng quy định nhiều cảng thì khi gần đến thời hạn giao hàng cần liên hệ với phía đối tác để biết được cảng giao hàng chính xác.

- Điều khoản thanh toán: Trong hợp đồng cần nêu rõ hình thức thanh toán là gì L/C hay T/T… Nếu thanh toán bằng hình thức L/C thì phải quy định rõ thời gian mở L/C, thanh toán một lần hay nhiều lần, cần yêu cầu phía đối tác nêu rõ người thụ hưởng là ai…

- Điều khoản trọng tài: Đây là điều khoản quan trọng để khi có tranh chấp xảy ra có thể giải quyết được nhanh chóng. Hợp đồng cần quy định rõ nếu có tranh cháp xảy ra thì đem ra hội đồng trọng tài nào để giải quyết và dựa trên luật nào để giải quyết…

Bên cạnh đó để thu được hiệu quả cao trong thực hiện hợp đồng, công ty cần xây dựng một phương án kế hoạch cụ thể. Trong đó phải phân công công việc cụ thể cho từng khâu, thời gian thực hiện các khâu, dự trù sẵn những trường hợp có thể phát sinh tại các khâu và phương án giải quyết. Biện pháp này sẽ giúp công ty sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, tài chính, tiết kiệm thời gian đồng thời sẽ tạo điều kiện để công tác giám sát, điều hành hợp đồng được thực hiện thuận lợi hơn.

Ban lãnh đạo công ty nên theo dõi sát sao quá trình thực hiện hợp đồng. Nhanh chóng phát hiện những sai sót của nhân viên tác nghiệp để có thể đưa ra biện pháp giải quyết kịp thời khi có tình huống phát sinh.

Công ty nên chủ động liên lạc với đối tác để trao đổi thông tin về quá trình thực hiện hợp đồng của cả hai bên. Qua đó giám sát được quá trình thực hiện hợp đồng của người bán, đoán trước được những khả năng có thể xảy ra đối với người bán để công ty sớm có biện pháp giải quyết.

3.2.1.3 Các kiến nghị khác

Trong bối cảnh hiện nay doanh nghiệp nên thận trọng trong việc ký kết hợp đồng với đối tác tại Thái Lan, để hạn chế mức tổn thất thấp nhất mà nó mang lại cho công ty. Tình hình chính trị diễn ra hết sức khó lường, khó kiểm soát, biết lựa chọn đúng thời điểm để ký, giao nhận hàng hóa. Nếu tại một thị trường quốc gia nào đó có loại thuốc tương đồng về chất lượng và giá cả thì công ty cũng nên cân nhắc để tránh những rủi ro gây ra những thiệt hại cho mình.

Doanh nghiệp cần làm tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ cho việc tìm hiểu chất lượng các loại thuốc có chất lượng cao, và nhân sự

phương thức kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Thú Y Xanh nói riêng còn ở trình độ thấp, còn ở một khoảng cách khá xa so với thế giới. Cần đào tạo về nghiệp vụ thương mại quốc tế, ngoại ngữ, am hiểu về luật pháp trong nước và quốc tế.

3.2.2 Các kiến nghị đối với nhà nước

Thứ nhất: tăng cường công tác kiểm tra, rà soát tình hình chất lượng

thuốc nhập khẩu vào thị trường trong nước. Cục thú y và cơ quan chức năng có liên quan cũng như tổng cục đo lường chất lượng cần bổ sung những quy định cụ thể về tiêu chuẩn cụ thể và biện pháp kiểm tra, giám định chất lượng đối với các doanh nghiệp nhập khẩu thuốc thú y, tránh tình trạng thuốc kém chất lượng, giá rẻ tràn ngập thị trường. Đồng thời hoàn thiện năng lực hoạt động của các cơ quan quản lý có thẩm quyền về kiểm tra và chứng nhận chất lượng thuốc thú y.

Thứ 2: Nhà nước cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà nước với các

tổ chức liên kết như hiệp hội, câu lạc bộ giữa các doanh nghiệp, hiệp hội nông dân chăn nuôi để cùng các hiệp hội doanh nghiệp phối hợp với nhau chặt chẽ nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

Thứ 3: nhà nước phải đầu tư trang thiết bị hạ tầng để sản xuất một

lượng thuốc thú y vừa đủ cung cấp cho thị trường trong nước, có giá thành hợp với tình tình kinh tế của người chăn nuôi, tránh tình trạng thiếu Vacxin khi xảy ra dịch bệnh.

Thứ 4 : nhà nước cần đẩy mạnh việc cho vay vốn ưu đãi đối với các

doanh nghiệp nhập khẩu thuốc thú y cũng như các hộ chăn nuôi, các chủ trang trị lớn để họ có nguồn vốn để mở rộng chăn nuôi và phòng ngừa dịch bệnh. Nhà nước cần khuyến khích các hiệp hội nông dân, các chủ trạng trại để hội này mở rộng về quy mô, thường xuyên gặp gỡ nhau, để học hỏi kinh nghiệm của nhau, biết cách chủ động phòng tránh dịch bệnh...

KẾT LUẬN

Phòng ngừa rủi ro và hạn chế tổn thất giữ vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Hoạt động này của doanh nghiệp có tốt hay không sẽ quyết định lớn đến thành công của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Các công ty nhập khẩu thuốc thú y Việt Nam sẽ cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác phòng ngừa rủi ro và hạn chế tổn thất để cho hoạt động nhập khẩu đạt hiệu quả cao.

Đề tài của em đã đề cập tới các rủi ro thường gặp tại công ty nhập khẩu thuốc thú y từ thị trường Thái Lan của công ty cổ phần Thú Y Xanh Việt Nam, chỉ ra được những tổn thất do những rủi ro đó gây ra. Đề tài còn đưa ra được những vấn đề còn tồn tại khi triển khai các hoạt động phòng ngừa rủi ro và hạn chế rổn thất tại của công ty cổ phần Thú Y Xanh Việt Nam. Đồng thời đề tài cũng đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của công tác phòng ngừa rủi ro và hạn chế tổn thất ở công ty. Tuy nhiên, do sự khác nhau về hình thức hoạt động, khả năng tài chính cũng như thái độ của đội ngũ lãnh đạo với việc phòng ngừa rủi ro và hạn chế tổn thất của các công ty nhập khẩu thuốc thú y mà công tác này ở mỗi công ty là khác nhau. Để thực hiện tốt công tác này đòi hỏi rất nhiều nỗ lực của ban lãnh đạo cũng như cán bộ công nhân viên các phòng ban trong công ty. Có rất nhiều những vấn đề cần được nghiên cứu sâu hơn: xác định rõ ràng hơn nữa nguyên nhân tại sao lại có những rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu và những giải pháp phải cụ thể hơn, mang tính sáng tạo hơn nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình kỹ thuật thương mại – Trường đại học thương mại Chủ biên: TS Đào Thị Bích Hòa- Nhà Xuất Bản Thống Kê 2006 2. Giáo trình Quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu – ĐH KTQD Chủ biên: PGS.TS Trần Chí Thành – NXB Thống kê năm 2000

3. Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương – Trường Đại học Ngoại thương

4. Giáo trình chiến lược phát triển doanh nghiệp – Trường ĐH KTQD 5. Niên giám thống kê năm 2007, 2008, 2009 – NXB Thống kê

6. Tạp chí Thương mại các số năm 2007 - 2009

7. Thời báo kinh tế Việt Nam các số năm 2007 – 2009 8. Giáo trình quản trị rủi ro tác nghiệp thương mại quốc tế - 9. Trang web : http://www.phuthaigroup.com

:http://www.cucthuy.gov.vn/index :

PHỤ LỤC

- Phiếu điều tra, phỏng vấn ( trắc nghiệm) - Phiếu phỏng vấn trực tiếp ( bút ký)

CÂU HỎI PHỎNG VẤN

Câu 1: theo ông (bà) tầm quan trọng của việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu

đối với công ty như thế nào trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty?

Câu 2: Hiện nay mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ thị trường Thái Lan của

công ty là gì?

Câu 3 : Trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khâu thuốc thú y công ty

gặp những thuận lợi gì?

Câu 4: Những rủi ro mà công ty gặp phải trong khi thực hiện hợp đồng nhập

khẩu thuốc thú y từ thị trường Thái Lan là gì?

Câu 5 Nguyên nhân của những ruỉ ro trên ?

Câu 6 : Rủi ro nào gây tổn thất lớn nhất cho công ty?

Câu 7: Quan điểm của công ty về việc ngăn ngừa và hạn chế tổn thất là như

thế nào?

Câu 8: Những giải pháp mà công ty đang thực hiện để ngăn ngừa rủi ro và

hạn chế tổn thất là gì?

Câu 9: Theo Ông (Bà) những giải pháp đó đã thực sự đem lại hiệu quả chưa?

MẪU CÂU HỎI ĐIỀU TRA TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tầm quan trọng của việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu đối với quá

trình sản xuất kinh doanh của công ty?

A. quan trọng B. trung bình

C. không quan trọng

Câu 2: Rủi ro thường gặp trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu là ở

khâu nào?

A. mở L/C

B. thuê phương tiện vận tải C. làm thủ tục thông quan D. thanh toán

Câu 3: Mức độ rủi ro mà công ty gặp phải khi thực hiện hợp đồng nhập khâu

từ thị

trường Thái Lan?

a. thường xuyên b. trung bình c. ít

Câu 4: Yếu tố nào thường gây rủi ro thực hiện hợp đồng nhập khẩu thuốc thú

y từ Thái Lan?

a. môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật

b. do sự lên xuống của giá cả thị trường, cung cầu thị trường c. do phía đối tác

d. thanh toán e. vận chuyển

Câu 5: Rủi ro do sự biến động của giá cả thị trường, cung cầu thị trường là

gì?

a. giá cả hàng hóa trong nước giảm đi so với giá tại thời điểm ký hợp đồng

b. bên bán không gom đủ hàng để giao

Câu 6: Mức độ tổn thất do giá cả thị trường, giá cả cung cầu thị trường là gi?

a. lỗ vốn

b. không đủ hàng để giao cho đối tác trong nước

Câu 7: Rủi ro do môi trường chính trị, kinh tế, pháp luật là gì?

a. sự bạo động, đình công, nội chiến trong nước Thái Lan

b. sự thay đổi chính sách ngoại giao, ngoại thương của chính phủ Thái Lan

c. chính phủ Việt Nam có hạn ngạch nhập khẩu

Câu 8: Mức độ tổn thất do yếu tố chính trị, kinh tế, pháp luật?

a. thanh toán tiền hàng nhưng chưa nhận được hàng b. thời gian giao hàng bị hoãn lại

c. nhu cầu trong nước đang tăng mạnh, không đủ nguồn hàng để cung cấp, mất cơ hội kinh doanh.

Câu 9: Rủi ro do đối tác tại thị trường Thái Lan là gì?

a. giả danh

b. lừa đảo tiền hàng

c. không giao hàng đúng theo hợp đồng.

Câu 10: Rủi ro do đối tác gây ra là gì?

a. mất toàn bộ tiền hàng

b. đối tác giao hàng không đúng trong hợp đồng, không đủ hàng để cung cấp trong nước

Câu 11: Nguyên nhân của rủi ro do phía đối tác là gì?

a. không tìm hiểu kỹ thông tin về đối tác, tình hình tài chính b. đối tác làm ăn thua lỗ sau khi ký hợp đồng

Câu 12: Rủi ro trong quá trình thanh toán là gì?

a. chứng từ giả mạo của đối tác

b. ngân hàng mở L/C không thực hiện đúng cam kết c. sai sót trong nội dung L/C

Câu 13: Mức độ tổn thất trong quá trình thanh toán là gì?

a. mất toàn bộ số tiền khi chưa nhận được hàng hoặc giao hàng không đúng trong hợp đồng.

b. Thêm chi phí sửa đổi L/C

c. Thời gian bị kéo dài, không nhận được hàng hóa ngay

Câu 14: Nguyên nhân của rủi ro trong thanh toán là?

a. nôi dung L/C chưa chặt chx, chính xác b. chon ngân hàng mở L/C không tin cậy c. lừa đảo trong thương mại quốc tế

Một phần của tài liệu phòng ngừa rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thuốc thú y từ thị trường thái lan của công ty cổ phần thú y xanh việt nam (Trang 32 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w