0
Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Rủi ro môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật

Một phần của tài liệu PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU THUỐC THÚ Y TỪ THỊ TRƯỜNG THÁI LAN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÚ Y XANH VIỆT NAM (Trang 25 -49 )

phiếu).

Theo đánh giá của các cán bộ, công nhân viên thì rủi ro lớn nhất, thường xuyên nhất gây tổn thất cho công ty tại thị trường Thái Lan này là do môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật chiếm 100% tổng số phiếu điều tra, nguyên nhân là do:

Thái Lan là một trong số nước bất ổn chính trị nghiêm trọng nhất trong thời gian vừa qua,Thái Lan lâm vào tình trạng bất ổn chính trị từ năm 2005, nhưng đỉnh điểm chính trị bùng lên năm 2008. Các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Bangkok của Pd đã bắt đầu vào tháng 5 năm 2008 và lên đến mức căng thẳng vào cuối tháng 8 khi tòa nhà chính phủ và nhiều bộ khác bị những người biểu tình bao vây phong tỏa. Tình trạng khẩn cấp đã được ban bố ở Bangkok vào ngày 2 tháng 9. Các cuộc biểu tình, đình công xảy ra liên tục. Nhưng vào thời điểm trước đó 2 tháng công ty đã ký một hợp đồng với

ổn về chính trị, bãi công đình công của công nhân, công ty Thái Lan đã không gặp thuận lợi trong các khâu gom hàng, vận chuyển... Vì vậy phía công ty bên Thái đã có điện thông báo về tình hình, có yêu cầu xin hoãn lại thời gian giao hàng thêm 1 tháng nữa. Vì đối tác lâu năm, bạn hàng tin cậy nên công ty đành chấp nhận, sự việc này làm công ty mất đi một khoản thu lớn vì thị trường trong nước có nhu cầu thuốc rất lớn và giá cả tăng lên nhiều so với giá công ty đặt hàng, mất uy tín với các đối tác trong nước.

Nhưng vì năm 2008 là năm có bệnh dịch xảy ra liên tục với số lượng và quy mô lan rộng ra khắp các tỉnh thành trong cả nước, vì thế mặc dù Thái Lan tình hình vô cùng bất ổn nhưng công ty vẫn có những hợp đồng nhập thuốc tại thị trường này. Những hợp đồng này vẫn mang về cho công ty những lợi nhuận không nhỏ, và cả những rủi ro rất lớn đi kèm, mang lại những tổn thất như: thanh toán tiền hàng nhưng không nhận được hàng hoặc nhận hàng không đúng theo hợp đồng, thời gian giao hàng bị hoãn lại do khó khăn trong việc vận chuyển bên phía Thái Lan dẫn đến giao hàng chậm cho đối tác trong nước. Vì vậy lợi nhuận thu được không được như mong muốn, dự tính ban đầu của ban lãnh đạo công ty.

2.3.2.3 Rủi ro do người bán : 40% ( tổng số phiếu)

Mặc dù trong quá trình đàm phán, ký hợp đồng, ban lãnh đạo đã có nhiều biện pháp kiểm tra, thu thập thông tin về người bán, công ty chỉ ký hợp đồng khi nào nắm chắc về đối tác. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện hợp đồng, vẫn có trường hợp người bán không hoàn thành nghĩa vụ.

Tháng 5/2007, công ty ký hợp đồng với một công ty Biovet Intertech tại Băng Kốc Thái Lan, theo điều khoản tên hàng NOVA-NORCINE, NOVA- GENTASONE 10%, NOVA-TETRA LA(nhóm thuốc trị lở mồm long móng ở gia súc) : Toltraril 2,5%( thuốc phòng và trị cầu trùng trên gà, vịt..) với tỷ lệ 80: 20, tức là nhóm thuốc trị bệnh lở mồm long móng ít nhất chiếm 80%, thuốc phòng và trị cầu trùng cho vịt, gà 20%. Theo quy định của hợp đồng, người bán giao hàng tại cảng Hải Phòng theo quy định và số lượng trong hợp

đồng. Nhưng khi công ty tiến hành kiểm tra thì phát hiện tỷ lệ hàng hóa không đúng quy định như quy định trong hợp đồng. Tỷ lệ thuốc trị lở mồm long móng chiếm có 60%, còn lại là thuốc phòng chống cầu trùng cho gà, vịt... Đây là lô hàng lớn hơn nữa vào thời điểm này dịch lở mồm long móng trong nước diễn ra hết sức nguy cấp, các bạn hàng trong nước đã đặt hàng từ lâu, nếu bây giờ không đủ hàng để cung cấp cho khách hàng thì mất uy tin, mất cơ hội kinh doanh lâu dài với bạn hàng. Công ty đã gửi chứng thư giám định chất lượng đến bên người bán , yêu cầu bồi thường và chịu chi phí nhưng người bán không chịu. Sau nhiều lần trao đổi qua lại, bên bán chỉ chấp nhận bồi thường bằng cách trừ tiền thanh toán hợp đồng chứ không chịu giao hàng mới ( vì nguồn hàng khan hiếm không đủ cung cấp cho các thị trường). Vụ việc này đã gây nhiều tổn thất cho công ty, tổn thất với đối tác trong nước, tổn thất về chi phí yêu cầu đòi bồi thường khiếu nại, chi phí lưu kho...

2.3.2.4 Rủi ro thanh toán quốc tế : 20% ( tổng số phiếu)

Không chỉ có công ty cổ phần Thú Y Xanh mà hầu như đa phần các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu đều không ít lần gặp phải khó khăn, rủi ro trong khâu thanh toán. Lý do có thể do phía đối tác, do phía ngân hàng mở L/C, hay do nghiệp vụ xuất nhập khẩu khâu làm chứng từ của nhân viên công ty còn yếu kém, thiếu trách nhiệm với công việc. Điển hình như:

Tháng 2/2009, công ty có ký hợp đồng mua Vacxin từ Thái Lan. Theo đúng thủ tục của hợp đồng công ty mở L/C. Tuy nhien kho tiếp nhận hồ sơ mở L/C, ngân hàng không chấp nhận vì bộ chứng từ thanh toán của công ty yêu cầu chỉ có vận đơn đường biển trong khi ngân hàng yêu cầu phải có vận đơn gốc, mà trong thực tế hóa đơn vận tải đường biển chỉ có liên 1, liên 2, liên 3 mà không có bản gốc. Việc tranh luận kéo dài làm cho thời gian mở L/C bị chậm, công ty phải chịu phạt đối với người bán

Khi hàng hóa về tới cảng, hãng tàu đã gửi vận đơn đến cho ngân hàng và người mua, công ty đề nghị phát hành bảo lãnh để công ty nhận hàng nhưng

oder” là tên ngân hàng, hơn nữa trong vận đơn ghi bằng tiếng Thái, trong khi với quy định vận đơn bằng tiếng Anh. Do đó công ty không thể nhận được hàng. Khi người mua không nhận được hàng, người bán đưa ra yêu cầu người mua phải thanh toán trước khi nhận được bộ chứng từ còn lại, nhưng ngân hàng không chấp nhận lời đề nghị này. sau cùng công ty phải gửi công văn đến ngân hàng và người mua sẽ cam kết sẽ thanh toán tiền hàng trong mọi trường hợp xảy ra. Khi đó người bán mới giao bộ chứng từ và ngân hàng ký hậu vận đơn, chấp nhận thanh toán.

Do tranh chấp kéo dài, công ty không làm thủ tục nhận hàng nên phải chịu chi phí lưu kho, chi phí bảo quản trong thời gian thương lượng. Thêm vào đó công ty trễ ngày giao hàng cho khách hàng trong nước.

Mấy năm trước sai sót ở khâu này lên tới 40% tổng số rủi ro, nhưng theo thống kê thì 2 năm trở lại đây, rủi ro trong thanh toán đã giảm đi còn một nửa.

2.3.2.5 Rủi ro trong vận chuyển : 40% ( tổng số phiếu)

Hàng hóa của công ty nhập không phải là hàng hóa có giá trị cao, lại đóng trong container nên ít bị ảnh hưởng bởi điều kiện vận chuyển. Tuy nhiên, trên đường vận chuyển không phải là công có rủi ro. Công ty vẫn gặp một số rủi ro trong vận chuyển như hàng về chậm do gặp một số cản chở bốc dỡ hàng bên phía Thái Lan, hay tàu đã về nhưng công ty không nhận được thông báo..

Tháng 5/2009, công ty ký hợp đồng mua thuốc thú y từ Bf Farm Thái Lan điều kiện CIF, công ty đã thuê hãng tàu VOSA có đại lý ở Việt Nam để chuyên chở. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, công ty nhận đầy đủ các chứng từ của người bán và nhận vận đơn, trong đó thông báo thời gian đến là 20/5/2009. Tuy nhiên tàu về như trong thông báo của vận đơn mà không thấy thông báo tàu về của hãng tàu. Công ty goi điện lại hỏi hãng tàu tại Hải Phòng thì hãng tàu trả lời chưa có thông tin, trong khi đó công ty nhận được yêu cầu nhanh chóng dỡ hàng của người bán. Công ty đã nhiều lần thông báo yêu cầu hãng tàu điều tra, tìm hiểu cung cấp thông tin về chuyến hàng. Sau đó 1 tuần

công ty mới nhận được thông báo chính thức của hãng tàu tại Hải phòng. Nguyên nhân là hãng tàu gửi thông báo về đúng thời gian nhưng lại gửi về hãng tàu tại Thành phố Hồ Chí Minh, do trục trặc trong nội bộ hãng tàu tại thành phố Hồ Chí Minh nên đại lý hãng tàu tại thành phố Hồ Chí Minh đã không gủi thông báo kịp đến đại lý tại Hải Phòng.

Mặc dù đây là lỗi của hãng tàu nhưng công ty vẫn phải trả cho người bán một khoản bồi thường do dỡ hàng không đúng tiến độ, ngoài ra còn chi phí cho việc thông báo, yêu câu đến người bán và hãng tàu.

2.3.2.6 Rủi ro chất lượng thuốc trong quá trình kiểm tra thuốc ở cảng khi giao nhận.

Những năm gần đây công ty đã chú trọng nhiều trong khâu đào tạo cán bộ, các bộ phận phục vụ cho quá trình kiểm tra hàng, phát hiện hàng hóa hư hỏng, kém chất lượng có phần hiệu quả hơn trước, nhưng nhìn chung chỉ giảm đi đôi chút chứ thực sự chưa hoàn thiên. Nguyên nhân là do trình độ cán bộ còn yếu kém, chưa có ý thức trao dồi thực tế, trách nhiệm với công việc.

Số hợp đồng thực hiện sai sót trong quá trình kiểm tra chất lượng thuốc nhập khẩu từ thị trường Thái Lan thể hiện qua các năm:

Năm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số hợp đồng sai sót

Chương 3: Các kết luận và đề xuất với vấn đề nghiên cứu

3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

3.1.1 Thành tựu trong công tác phòng ngừa và hạn chế tổn thất

 Thứ nhất: công ty nhập khẩu thuốc thú y đã quan tâm nhiều đến công tác phòng ngừa và hạn chế tổn thất, chú trọng vào công tác đào tạo cán bộ chú trọng để họ có ý thức trong việc phòng ngừa rủi ro.

 Thứ 2: công ty đã thành lập được các bộ phận kiểm tra chất lượng thuốc thú y, cũng có những kết quả bước đầu.

Mấy năm trước hoạt động kiểm tra chất lượng thuốc thú y chưa được thực hiện một cách nghiêm túc, lượng thuốc kháng sinh, hóa chất có hại cho người chăn nuôi, số lô hàng nhập khẩu về phát hiện chất lượng thuốc kém đã hạn chế dần qua các năm. Lãnh đạo công ty kiên quyết không bán thuốc thú y kém chất lượng ra ngoài thị trường, mục tiêu của công ty là “Kiên định với hướng phát triển “công nghệ Xanh” an toàn sinh học – phát triển bền vững vì sức khoẻ cộng đồng”

 Thứ 3: công ty không ngừng đầu tư phân xưởng, thiết bi, dụng cụ hiện đại, hệ thống kho bãi để bảo quản thuốc, không để thuốc bị biến chất, giảm chất lượng thuốc...

 Thứ 4: công ty đã bắt đầu chú trọng hơn đến rủi ro trong thanh toán, đặc biệt là rủi ro giá cả thị trường, biến động về tỷ giá hối đoái.

Rủi ro hối đoái là một trong những áp lực cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Rủi ro này có thể gây những thiệt hại không nhỏ cho doanh nghiệp. Để giúp doanh nghiệp có thể phòng ngừa tỷ giá hối

đoái, doanh nghiệp đã mua một số sản phẩm phái sinh được rất nhiều người quan tâm như: hợp đồng mua bán kỳ hạn, hợp đồng mua quyến chọn bán, quyền chọn mua....

Công ty đã yêu cầu nhân viên chú ý đến nội dung của hợp đồng, sai sót của L/C phải được xem xét kỹ lưỡng, chặt chẽ, chính xác tránh để tình trạng chỉnh sửa L/C tốn kém chi phí, thời gian và làm gián đoạn việc giao nhận hàng hóa và bước đầu cũng đã có chuyển biến rõ rệt.

 Thứ 5: công ty đã chú trọng nhiều đến yếu tố chính trị, pháp luật từ khi tình hình chính trị Thái Lan có những biến động khôn lường, công ty đã chú ý đến các tin tức, nghiên cứu và dự đoán thời điểm để đặt hàng, tránh những thời điểm nhạy cảm để tránh những rủi ro. Nhưng dù cố gắng đến mức nào thì công ty cũng không thể kiểm soát tất cả được, nhưng cũng giảm bớt được phần nào.

3.1.2 Tồn tại và nguyên nhân trong công tác phòng ngừa

Bên cạnh những thành tựu, công tác phòng ngừa và hạn chế tổn thất trong quá trình nhập khẩu thuốc thú y từ thị trường Thái Lan của công ty Thú Y Xanh thì vẫn còn một số tồn tại. Đó là làm sao để đảm bảo nguồn hàng dự trữ trong kho luôn đáp ứng nhu cầu trong nước, nhận hàng đúng phẩm chất và đúng thời gian trong hợp đồng, giải quyết các rào cản phi thuế quan, giải quyết tranh chấp...

 Thứ 1: vẫn còn tình trạng thiếu nguồn hàng cung ứng, phân phối cho người chăn nuôi trong nước trong những thời điểm dịch bệnh bùng phát, do bên bán không giao hàng đúng thời gian quy định. Nguồn thuốc phụ thuộc đáng kể bởi thời tiết, khí hậu, các mùa trong năm, có những thời điểm đối tác không gom đủ hàng để giao hàng cho công ty, lượng cầu tăng đột biến.

Bên cạnh đó thì thiếu vốn kinh doanh cũng gây ra tình trạng không có vốn nhập hàng. Nguyên nhân là lượng vốn năm ở người chăn nuôi, khi công ty cho người chăn nuôi mua chịu, trả tiền thuốc sau khi thu hoạch sản phẩm.

 Thứ 2: mặc dù công ty đã có quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ nhân viên nhưng khi thực hiện vẫn còn xảy ra những sai sót như việc nhân viên không tuân theo đúng hợp đồng, làm sai so với hợp đồng gây tổn thất cho công ty. Điều này là do công ty không xem xét các điều khoản trong hợp đồng do phía đối tác nêu ra. Nếu về phía công ty soạn thảo hợp đồng thì đội ngũ nhân viên cũng chưa thực sự am hiểu các điều khoản, khiến cho các điều khoản đưa ra còn thiếu chặt chẽ, có nhiều khe hở để cho đối tác dựa vào đó mà bắt phạt công ty phải bồi thường hợp đồng.

 Thứ 3: trong quá trình tìm kiếm đối tác, công ty thường bị các điều khoản có lợi của đối tác đưa ra mà chủ quan không tìm hiểu kỹ hoạt động hiện nay của đối tác trên thị trường thế giới cũng như tình hình tài chính của họ. Vì thế công ty phải cảnh giác với những hợp đồng mà phía đối tác đưa ra có lợi qua cho mình.

 Thứ 4: vì một trong những thị trường chính nhập khẩu lại là Thái Lan, một nước có rủi ro về chính trị khó dự đoán, vì đây là thị trường công ty có nhiều đối tác lâu năm và lượng thuốc ở thị trường khá là đáp ứng đầy đủ chủng loại thuốc. Vì là rủi ro khó kiểm soát, ngoài mong muốn nên dù đã có những biện pháp phòng ngừa nhưng hiệu quả mang lại không đáng kể.

3.2 Các đề xuất, kiến nghị với các vấn đề nghiên cứu3.2.1 Đề xuất kiến nghị đối với doanh nghiệp 3.2.1 Đề xuất kiến nghị đối với doanh nghiệp

Hiệu quả của của hợp đồng cũng như hiệu quả của quy trình thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ khâu nghiên cứu thị trường, tìm đối tác và soạn thảo hợp đồng. Do đó để nâng cao hiểu quả của việc thực hiện hợp đồng cũng như ngăn ngừa rủi ro tổn thất, công ty cần chú trọng giải quyết các khâu sau:

3.2.1.1 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, tìm hiểu đối tác Để đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường và điều tra đối tác, công ty càn phải xây dựng cho mình một phương pháp nghien cứu hợp lý, hiệu quả. Hiện nay có hai phương pháp phổ biến đó là: nghiên cứu tại hiện trường và

nghiên cứu tại địa bàn. Tại các công ty hiện nay đã đa phần áp dụng cả hai phương pháp này. Phương pháp nghiên cứu tại hiện trường mang lại những thông tin mới, đảm bảo dộ chính xác nhưng tốn khá nhiều chi phí nên không được áp dụng thường xuyên. Phương pháp nghiên cứu tại địa bàn tuy ít tốn kém hơn nhưng những thông tin thu thập được thiếu tính cập nhật và độ tin cậy không cao. Để thu được két quả cao, các công ty cần áp dụng cả hai

Một phần của tài liệu PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU THUỐC THÚ Y TỪ THỊ TRƯỜNG THÁI LAN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÚ Y XANH VIỆT NAM (Trang 25 -49 )

×