Rủi ro thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu phòng ngừa rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thuốc thú y từ thị trường thái lan của công ty cổ phần thú y xanh việt nam (Trang 27 - 30)

Không chỉ có công ty cổ phần Thú Y Xanh mà hầu như đa phần các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu đều không ít lần gặp phải khó khăn, rủi ro trong khâu thanh toán. Lý do có thể do phía đối tác, do phía ngân hàng mở L/C, hay do nghiệp vụ xuất nhập khẩu khâu làm chứng từ của nhân viên công ty còn yếu kém, thiếu trách nhiệm với công việc. Điển hình như:

Tháng 2/2009, công ty có ký hợp đồng mua Vacxin từ Thái Lan. Theo đúng thủ tục của hợp đồng công ty mở L/C. Tuy nhien kho tiếp nhận hồ sơ mở L/C, ngân hàng không chấp nhận vì bộ chứng từ thanh toán của công ty yêu cầu chỉ có vận đơn đường biển trong khi ngân hàng yêu cầu phải có vận đơn gốc, mà trong thực tế hóa đơn vận tải đường biển chỉ có liên 1, liên 2, liên 3 mà không có bản gốc. Việc tranh luận kéo dài làm cho thời gian mở L/C bị chậm, công ty phải chịu phạt đối với người bán

Khi hàng hóa về tới cảng, hãng tàu đã gửi vận đơn đến cho ngân hàng và người mua, công ty đề nghị phát hành bảo lãnh để công ty nhận hàng nhưng

oder” là tên ngân hàng, hơn nữa trong vận đơn ghi bằng tiếng Thái, trong khi với quy định vận đơn bằng tiếng Anh. Do đó công ty không thể nhận được hàng. Khi người mua không nhận được hàng, người bán đưa ra yêu cầu người mua phải thanh toán trước khi nhận được bộ chứng từ còn lại, nhưng ngân hàng không chấp nhận lời đề nghị này. sau cùng công ty phải gửi công văn đến ngân hàng và người mua sẽ cam kết sẽ thanh toán tiền hàng trong mọi trường hợp xảy ra. Khi đó người bán mới giao bộ chứng từ và ngân hàng ký hậu vận đơn, chấp nhận thanh toán.

Do tranh chấp kéo dài, công ty không làm thủ tục nhận hàng nên phải chịu chi phí lưu kho, chi phí bảo quản trong thời gian thương lượng. Thêm vào đó công ty trễ ngày giao hàng cho khách hàng trong nước.

Mấy năm trước sai sót ở khâu này lên tới 40% tổng số rủi ro, nhưng theo thống kê thì 2 năm trở lại đây, rủi ro trong thanh toán đã giảm đi còn một nửa.

2.3.2.5 Rủi ro trong vận chuyển : 40% ( tổng số phiếu)

Hàng hóa của công ty nhập không phải là hàng hóa có giá trị cao, lại đóng trong container nên ít bị ảnh hưởng bởi điều kiện vận chuyển. Tuy nhiên, trên đường vận chuyển không phải là công có rủi ro. Công ty vẫn gặp một số rủi ro trong vận chuyển như hàng về chậm do gặp một số cản chở bốc dỡ hàng bên phía Thái Lan, hay tàu đã về nhưng công ty không nhận được thông báo..

Tháng 5/2009, công ty ký hợp đồng mua thuốc thú y từ Bf Farm Thái Lan điều kiện CIF, công ty đã thuê hãng tàu VOSA có đại lý ở Việt Nam để chuyên chở. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, công ty nhận đầy đủ các chứng từ của người bán và nhận vận đơn, trong đó thông báo thời gian đến là 20/5/2009. Tuy nhiên tàu về như trong thông báo của vận đơn mà không thấy thông báo tàu về của hãng tàu. Công ty goi điện lại hỏi hãng tàu tại Hải Phòng thì hãng tàu trả lời chưa có thông tin, trong khi đó công ty nhận được yêu cầu nhanh chóng dỡ hàng của người bán. Công ty đã nhiều lần thông báo yêu cầu hãng tàu điều tra, tìm hiểu cung cấp thông tin về chuyến hàng. Sau đó 1 tuần

công ty mới nhận được thông báo chính thức của hãng tàu tại Hải phòng. Nguyên nhân là hãng tàu gửi thông báo về đúng thời gian nhưng lại gửi về hãng tàu tại Thành phố Hồ Chí Minh, do trục trặc trong nội bộ hãng tàu tại thành phố Hồ Chí Minh nên đại lý hãng tàu tại thành phố Hồ Chí Minh đã không gủi thông báo kịp đến đại lý tại Hải Phòng.

Mặc dù đây là lỗi của hãng tàu nhưng công ty vẫn phải trả cho người bán một khoản bồi thường do dỡ hàng không đúng tiến độ, ngoài ra còn chi phí cho việc thông báo, yêu câu đến người bán và hãng tàu.

2.3.2.6 Rủi ro chất lượng thuốc trong quá trình kiểm tra thuốc ở cảng khi giao nhận.

Những năm gần đây công ty đã chú trọng nhiều trong khâu đào tạo cán bộ, các bộ phận phục vụ cho quá trình kiểm tra hàng, phát hiện hàng hóa hư hỏng, kém chất lượng có phần hiệu quả hơn trước, nhưng nhìn chung chỉ giảm đi đôi chút chứ thực sự chưa hoàn thiên. Nguyên nhân là do trình độ cán bộ còn yếu kém, chưa có ý thức trao dồi thực tế, trách nhiệm với công việc.

Số hợp đồng thực hiện sai sót trong quá trình kiểm tra chất lượng thuốc nhập khẩu từ thị trường Thái Lan thể hiện qua các năm:

Năm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số hợp đồng sai sót

Chương 3: Các kết luận và đề xuất với vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu phòng ngừa rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thuốc thú y từ thị trường thái lan của công ty cổ phần thú y xanh việt nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w